Bạn đang xem bài viết Nhận biết các dấu hiệu nhiễm trùng ở trẻ sinh sớm tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhiễm khuẩn trẻ sơ sinh có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời vì. Vì vậy, việc có hiểu biết về vấn đề này là điều cần thiết để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh nhiễm khuẩn ở trẻ sinh sớm qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn trẻ sơ sinh sớm?
Theo BS. Lê Trương Tuyết Minh, có 2 nhóm nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn ở trẻ sinh sớm bao gồm:
- Nguyên nhân từ mẹ: Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn qua đường âm đạo.
- Nguyên nhân do các loại vi khuẩn gây ra như: Staphylococcus non coagulase (tụ cầu không đông huyết tương), streptococcus nhóm B (GBS), haemophilus influenzae, listeria monocytogenes.
Yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh sớm
Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh sớm bao gồm:
- Trẻ bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B từ trong bụng mẹ.
- Trẻ sinh non chuyển dạ tự nhiên.
- Trẻ sinh đôi cùng bị nghi ngờ hoặc xác định nhiễm trùng.
- Mẹ bị sốt lúc sinh trên 38 độ C, được theo dõi hoặc xác định chẩn đoán viêm màng ối.
- Mẹ bị nhiễm trùng nặng phải tiêm kháng sinh trong 24 giờ trước và sau khi sinh.
- Mẹ bầu bị vỡ ối sớm (vỡ ối trên 18 giờ ở trẻ sinh non) nước ối bẩn gây nhiễm khuẩn.
Dấu hiệu nhiễm trùng ở trẻ sinh sớm
Các dấu hiệu dưới đây sẽ cho thấy trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng:
- Trẻ bú kém hoặc bỏ bú.
- Trẻ bị chướng bụng, nôn, dịch dạ dày bẩn,…
- Trẻ có dấu hiệu rối loạn nhịp tim.
- Bú kém hoặc bỏ bú
- Trẻ có dấu hiệu suy hô hấp, thở gấp hoặc ngưng thở.
- Nhiệt độ cơ thể trẻ dưới 36 độ hoặc trên 38 độ mà không phải do yếu tố môi trường.
- Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức, cử động ít hơn bình thường.
- Trẻ bị vàng da sớm trong 24 giờ sau khi sinh.
- Trẻ lên cơn co giật, thóp phồng, thiểu niệu sau 24 giờ tuổi.
Nếu trẻ có một trong những dấu hiệu trên đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Phòng tránh nhiễm khuẩn sơ sinh
Để phòng tránh và phát hiện sớm nhiễm khuẩn sơ sinh, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm như sau:
- Xét nghiệm công thức máu, các chỉ số nhận biết bao gồm: Bạch cầu trung tính < 2 hoặc >15 G/L, tiểu cầu < 100 G/L. Tỷ lệ bạch cầu non trưởng thành > 0,2.
- Kiểm tra khí máu nếu trẻ có dấu hiệu suy hô hấp: BE ≥ -10
- Đo CRP, dấu hiệu nhận biết: CRP > 10mg/l.
- Kiểm tra chỉ số INR phát hiện nguy cơ đông máu.
- Kiểm tra chỉ số đường huyết.
- Thực hiện cấy máu, có thể xem xét soi và cấy nước tiểu tùy trường hợp.
- Cấy mủ nếu trẻ bị nhiễm khuẩn ở da, mắt và rốn. Nếu trẻ nhiễm trùng nặng hoặc có dấu hiệu viêm màng não tủy thì tiến hành chọc dịch não tủy.
- Chụp X – quang vùng ngực và bụng.
Trên đây là các dấu hiệu nhận biết hiện tượng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh mà các bậc cha mẹ cần lưu ý. Hy vọng những thông tin trên đây hữu ích với bạn. Đừng quên ghé thăm trang web của Pgdphurieng.edu.vn để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích nhé.
Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống
Mua sữa bột các loại cho bé tại Pgdphurieng.edu.vn:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nhận biết các dấu hiệu nhiễm trùng ở trẻ sinh sớm tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.