Bạn đang xem bài viết Nhận biết 4 loại nấm độc thường gặp ở Việt Nam tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nấm độc tán trắng (Amanita Verna)
Thường gặp: Mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc trên mặt đất trong rừng hoặc 1 số nơi khác.
Nhận dạng
– Mũ nấm: Màu trắng, bề mặt nhẵn bóng, lúc non đầu tròn hình trứng, dính chặt vào cuống nấm. Khi trưởng thành, mũ nấm phẳng với đường kính khoảng 5 – 10 cm. Khi già, mép mũ có thể cụp xuống.
– Phiến nấm (mặt dưới mũ nấm): Màu trắng.
– Cuống nấm: Màu trắng, có vòng dạng màng ở đoạn trên gần sát với mũ, chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa.
– Thịt nấm: Mềm, màu trắng, mùi thơm dịu.
Độc tố chính: Các Amanitin (Amatoxin) có độc tính cao.
Chất độc tác động lên nguyên sinh chất tế bào, gây phá hủy tế bào, từ đó làm hư hại 1 số cơ quan, tổ chức trong cơ thể. Triệu chứng nhiễm độc thường xuất hiện muộn, nguy cơ tử vong cao.
Nấm mũ khía nâu xám (Inocybe fastigiata hoặc Inocybe rimosa)
Thường gặp: Mọc trên mặt đất trong rừng, hoặc nơi có nhiều lá cây mục nát và 1 số nơi khác.
Nhận dạng
– Mũ nấm: Hình nón đến hình chuông, đỉnh nhọn, có các sợi tơ màu từ vàng đến nâu tỏa ra từ đỉnh xuống mép mũ. Khi già, mép mũ nấm bị xẻ thành các tia riêng rẽ. Đường kính mũ nấm 2 – 8 cm.
– Phiến nấm: Lúc non màu hơi trắng, gắn chặt vào cuống và khi già có màu xám hoặc nâu, tách rời khỏi cuống.
– Cuống nấm: Màu từ hơi trắng đến vàng nâu, dài 3 – 9 cm, không có vòng cuống.
– Thịt nấm: Màu trắng.
Độc tố chính: Muscarin.
Chất độc tác động lên hệ thống thần kinh, gây các triệu chứng như ra mồ hôi quá độ, hôn mê, co giật, ảo giác, kích động, suy nhược, liệt cơ kết tràng… Triệu chứng giảm bớt sau 2 giờ, hiếm khi tử vong (chỉ xảy ra khi ngộ độc quá nặng gây rối loạn, hư hỏng tim mạch và hô hấp).
Nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa)
Thường gặp: Mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc trên mặt đất trong rừng và 1 số nơi khác.
Nhận dạng: Loại nấm này trông gần giống nấm độc tán trắng.
– Mũ nấm: Màu trắng, bề mặt nhẵn bóng, lúc non đầu tròn hình trứng, mép khum đính chặt vào cuống. Khi trưởng thành, mũ nấm thường khum hình nón với đường kính 4 – 10 cm.
– Phiến nấm: Màu trắng.
– Cuống nấm: Màu trắng, có vòng dạng màng ở đoạn trên gần sát với mũ, chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa.
– Thịt nấm: Mềm, màu trắng, mùi khó chịu.
Độc tố chính: Các Amanitin (amatoxin), có độc tính cao.
Nấm ô tán trắng phiến xanh (Chlorophyllum molybdites)
Thường gặp: Mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc ở ven chuồng trâu bò, trên bãi cỏ, ruộng ngô và 1 số nơi khác.
Nhận dạng
– Mũ nấm: Lúc còn non hình bán cầu dài, màu vàng nhạt, có các vảy nhỏ màu nâu nhạt hoặc xám nhạt. Khi trưởng thành mũ nấm hình ô hoặc trải phẳng, màu trắng, đường kính 5 – 15 cm, trên bề mặt mũ có các vảy mỏng màu nâu bẩn dày dần về đỉnh mũ.
– Phiến nấm: Lúc non có màu trắng, lúc già có ánh màu xanh nhạt hoặc xanh xám, nấm càng già màu xanh càng rõ.
– Cuống nấm: Màu từ trắng đến nâu hoặc xám, có vòng ở đoạn trên gần sát với mũ, chân cuống không phình dạng củ và không có bao gốc, cuống dài 10 – 30 cm.
– Thịt nấm: Màu trắng.
Độc tố chính: Thuộc nhóm chất độc kích thích đường tiêu hóa dạ dày – ruột.
Chất độc tác động nhanh chóng gây buồn nôn, ói mửa, đau bụng, chuột rút và tiêu chảy.
Biết và ghi nhớ các đặc điểm nhận dạng những loại nấm độc trên để bảo vệ an toàn cho cá nhân và người thân quanh mình nhé!
Bạn sẽ quan tâm:
- Tránh mua nấm hương Trung Quốc khi làm ruốc nấm hương
- Cách phân biệt nấm lành và nấm độc
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nhận biết 4 loại nấm độc thường gặp ở Việt Nam tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.