Bạn đang xem bài viết Nhận biết 4 cấp độ bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đối với trẻ em, bệnh tay chân miệng là một căn bệnh thường gặp nhưng không gây quá nhiều nguy hiểm cho trẻ. Mặc dù vậy, vẫn xuất hiện một số ca mà trẻ gặp các biểu hiện khác thường mà nếu không để ý kịp thì có thể gây ra một số hậu quả xấu. Vậy trong trường hợp nào thì các bậc phụ huynh mới cần đưa bé đi nhập viện.
Bệnh tay chân miệng không quá nguy hiểm
Thông thường, bạn sẽ thấy bệnh tay chân miệng sẽ bùng phát ở các khu vực nhà trẻ, mẫu giáo, và đối tượng nhiễm bệnh phổ biến nằm dưới 5 tuổi. Bệnh chủ yếu lây lan thông qua đường tiêu hoá của trẻ, từ các nốt phỏng nước, nước bọt và phân của những trẻ bị bệnh tay chân miệng.
Mặc dù dễ lây lan nhưng thường thì các bé sẽ cũng chỉ gặp các dấu hiệu bệnh tay chân miệng như sốt nhẹ hay là phát ban ở vùng bàn tay, chân, mông hay ở miệng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp xấu thì bé có thể sốt cao, nôn ói nhiều hay là bé ngủ gà. Nếu không được điều trị hợp lý thì có thể gây ra các hậu quả khôn lường.
Phân loại 4 cấp độ bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thời gian ủ bệnh khoảng 3 – 7 ngày, khởi phát sau 1 – 2 ngày ủ bệnh. Và giai đoạn toàn phát có thể kéo dài 3 – 10 ngày kể từ khi khởi phát.
Cấp độ 1
Ở cấp độ này thì trẻ chỉ bị tổn thương da hoặc/và bị loét vùng miệng. Đây là tình trạng nhẹ nhất của bệnh.
Cấp độ 2
Ở cấp độ 2 thì bé có thể bắt đầu gặp các biến chứng nhẹ về tim mạch hay thần kinh. Đối với cấp độ 2 thì lại được chia thành hai cấp độ nhỏ hơn:
– Cấp độ 2a: Một trong những triệu chứng mà bé có thể gặp ở cấp độ này là sốt cao trên 39 độ C kèm theo nôn và có thể sốt trên 2 ngày, giật mình dưới 2 lần/ 30 phút nhưng lúc khám thì không thấy, khó ngủ, lừ đừ, khóc một cách vô cớ.
– Cấp độ 2b: Đối với cấp độ 2b thì trẻ lại được chia thành 2 nhóm đối tượng như bảng sau đây
Cấp độ 3
Ở mức độ này thì một số biến chứng liên quan đến tim mạch, thần kinh mà trẻ gặp phải sẽ nặng hơn. Cụ thể như sau:
– Bé sẽ có nhịp mạch nhanh cả khi bé không sốt và đang nằm yên một chỗ (lớn hơn 170 lần/phút). Trong trường hợp cũng rất nặng là bé lại mạch đập chậm.
– Bé có nhịp thở bất thường hoặc thở nhanh. Đồng thời một số bé còn gặp tình trạng lạnh toàn cơ thể hay là khu trú hoặc vã mồ hôi.
– Một số biểu hiện khác mà bé có thể gặp như rối loạn tri giác, huyết áp tăng,…
Cấp độ 4
Đây cũng là cấp độ cao nhất mà bé có thể đối mặt. Khi này bé sẽ có các biểu hiện sốc hay là phù phổi cấp và tím tái. Trong trường hợp nguy hiểm thì bé sẽ ngừng thở hay thở nấc.
Khi nào thì nên đưa trẻ nhập viện?
Theo bác sĩ Trần Thị Linh Chi – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng chia sẻ, với mức cấp độ 2 trở lên thì bạn phải đưa bé đi đến các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ bởi nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây ra các biến chứng không mong muốn. Riêng đối với cấp độ 3 và 4 thì bé cần điều trị trong đơn vị hồi sức tích cực của bệnh viện.
Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 có cần nhập viện không?
Ngoài ra ở mức cấp độ 1 thì bạn không cần thiết phải đưa trẻ nhập viện, và vẫn có thể điều trị ngoại trú hoặc là theo dõi ở các cơ sở y tế. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thăm hỏi bác sĩ khi vừa phát hiện một số triệu chứng để có hướng giải quyết thích hợp.
Bệnh tay chân miệng là một bệnh thường gặp ở trẻ em, và không quá nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách. Trên đây là một số thông tin thêm về bệnh tay chân miệng, hy vọng các bạn đã vừa trang bị cho bản thân một ít kiến thức về bệnh để có thể bảo vệ bé yêu trong gia đình bạn.
Xem thêm:
>> Bệnh tay chân miệng là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ?
>> Làm gì khi phát hiện bé bị tay chân miệng?
>> Trẻ bị tay chân miệng nên bổ sung những loại thực phẩm này
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nhận biết 4 cấp độ bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.