NH4HCO3 → NH3 + CO2 + H2O được Pgdphurieng.edu.vn biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết và cân bằng phương trình phản ứng phân hủy amoni hidrocacbon ngay ở nhiệt độ thường giải phóng khí NH3 và khí CO2. Mời các bạn tham khảo.
1. Phương trình phản ứng NH4HCO3 ra NH3
NH4HCO3 → NH3 + CO2 + H2O
2. Điều kiện phản ứng NH4HCO3 ra CO2
Nhiệt độ
3. Hiện tượng phân hủy NH4HCO3
NH4HCO3 bị phân hủy dần dần giải phóng khí NH3 và khí CO2.
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Cho một muối M tác dụng với dung dịch KOH dư sinh ra khí có mùi khai, tác dụng với dung dịch BaCl2 sinh ra kết tủa trắng không tan trong HNO3. X là muối nào?
A. (NH4)2CO3
B. (NH4)2SO3
C. NH4HSO4
D. (NH4)3PO4
X tác dụng với dung dịch BaCl2 sinh kết tủa trắng không tan trong HNO3 ⇒ gốc axit phải tạo được kết tủa với ion Ba2+ và kết tủa này không tan trong axit HNO3.
⇒ X là NH4HSO4.
Phương trình hóa học:
NH4HSO4 + 2NaOH ⟶ Na2SO4 + NH3↑ + 2H2O
NH4HSO4 + BaCl2 ⟶ BaSO4↓ + NH4Cl + HCl
Câu 2. Thực hiện thí nghiệm sau: cho từ từ dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2. Sau phản ứng quan sát được hiện tưởng gì xảy ra?
A. Có kết tủa trắng
B. Không có hiện tượng
C. Có khí mùi khai bay lên
D. Có khí mùi khi bay lên và có kết tủa keo trắng
Phương trình phản ứng hóa học minh họa
Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → BaSO4↓ + 2NH3↑ + 2H2O
Câu 3. Có thể nhận biết NH3 bằng thuốc thử nào sau đây?
A. Quỳ tím ẩm
B. NaOH
C. H2SO4
D. Br2
Câu 4. Cho các muối sau: MgCO3, BaCO3, Ca(HCO3)2, NaHCO3, Na2CO3, K2CO3. Số muối bị nhiệt phân hủy là
A. 6
B. 4
C. 5
D. 3
Câu 5. Dẫn 4,48 lít NH3 (đktc) đi qua ống đựng 64 gam CuO nung nóng thu được chất rắn X và khí Y. Ngâm chất rắn X trong dung dịch HCl 2M dư. Tính thể tích dung dịch axit đã tham gia phản ứng? Coi hiệu suất quá trình phản ứng là 100%.
A. 1 lít
B. 0,5 lít
C. 0,25 lít
D. 1,25 lít
Phương trình phản ứng:
2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O (1)
mol: 0,2 0,8 → 0,3
=> nCuO dư= 0,8 – 0,3 = 0,5 mol
A gồm Cu (0,3 mol) và CuO dư (0,5 mol)
Phản ứng của A với dung dịch HCl :
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (2)
mol: 0,5 → 1
Theo (2) và giả thiết ta suy ra: VHCl = 1/2 = 0,5 lít.
Câu 6. Hòa tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lít hỗn hợp X gồm 3 khí NO, N2O, N2 có tỉ lệ số mol là: 1 : 2 : 2. Giá trị của m là:
A. 5,4 gam.
B. 3,51 gam.
C. 2,7 gam.
D. 8,1 gam.
Theo đề bài, tỉ lệ mol của 3 khí NO; N2O; N2 là 1 : 2 : 2
=> nNO = 0,01 mol; nN2O= 0,02 mol; nN2= 0,02 mol.
Áp dụng định luật bảo toàn electron:
3 . nAl = 3.nNO+ 8.nN2O + 10.nN2 = 3 . 0,01 + 0,02 . 8 + 0,02 . 10 = 0,39
=> nAl= 0,13 mol => mAl = 3,51 gam
Câu 7. Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là :
A. 66,75 gam.
B. 33,35 gam.
C. 6,775 gam.
D. 3,335 gam.
Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí là: 20.2 = 40 (gam/mol)
Gọi số mol của NO; NO2 lần lượt là a , b mol
Ta có hệ phương trình:
a + b = 0,05
(30a + 46b) : (a + b) = 40
Giải hệ phương trình được:
=> a = 0,01875; b = 0,03225
=> số mol e trao đổi là: 3a + b = 0,0875 (mol)
=> mmuối tạo thành sau phản ứng là: mFe + mNO3– = 1,35 + 0,0875 . 62 = 6,775 gam