Bạn đang xem bài viết Nguyên nhân viêm mào tinh hoàn có thể bạn chưa biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tình hoàn là bộ phận sinh dục quan trọng của nam giới, bất kì biểu hiện sưng hay đau rát bất thường đều là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm. Do đó cần tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng bệnh để phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Mào tinh hoàn là gì?
Mào tinh hoàn là một bộ phận của hệ sinh dục nam, nằm ở phía sau tinh hoàn có chức năng lưu trữ và vận chuyển tinh trùng. Khi mào tinh hoàn bị viêm nhiễm sẽ gây sưng tấy, đỏ, đau rát và khó chịu. Tình trạng viêm có thể là đơn thuần ở mào tinh hoặc kết hợp với viêm tinh hoàn.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở những người từ 20 đến 40. Nguyên nhân thường do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Với nhóm tuổi trẻ em và người già vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là từ đường tiết niệu như E. Coli.
Viêm mào tinh hoàn cấp tính có biểu hiện đau và sưng nề mào tinh hoàn trong vài ngày. Viêm mào tinh hoàn mạn tính có đặc điểm đau và viêm nhiễm mào tinh hoàn kéo dài trên 6 tuần. Nếu không điều trị kịp thời, các triệu chứng có thể trở nên nặng hơn. Một số dấu hiệu và triệu chứng trong bệnh viêm mào tinh hoàn:
- Sưng đau vùng bìu ngày càng tăng.
- Đỏ và ấm ở bìu, nổi hạch ở bẹn
- Sốt nhẹ, ớn lạnh, đau ở vùng xương chậu.
- Đau khi quan hệ tình dục và xuất tinh, đau khi đi tiểu hoặc đi tiêu.
- Đi tiểu gấp và thường xuyên.
- Dương vật tiết dịch bất thường, máu trong tinh dịch.
Các bệnh lây qua đường tình dục STIs
Bệnh lậu và chlamydia là những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm mào tinh hoàn ở nam giới trẻ tuổi, có hoạt động tình dục. Các bệnh lây qua đường tình dục có thể gây nhiễm trùng niệu đạo. Nếu không được điều trị và kiểm soát, vi khuẩn có thể lây lan sang ống dẫn tinh đến mào tinh hoặc tinh hoàn gây viêm nhiễm thêm ở những bộ phận này.
Các bệnh nhiễm trùng khác
Vi khuẩn từ nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tuyến tiền liệt có thể lây lan từ vị trí bị nhiễm trùng đến mào tinh hoàn. Ngoài ra, nhiễm vi rút, chẳng hạn như vi rút quai bị cũng có thể dẫn đến viêm mào tinh hoàn. Thông thường tình trạng viêm có thể xảy ra ở cả mào tinh hoàn và tinh hoàn cùng lúc.
Nước tiểu trong mào tinh hoàn
Tình trạng này xảy ra khi nước tiểu chảy ngược vào mào tinh, có thể do u niệu đạo, u xơ tuyến tiền liệt hay mang vác nặng.
Ngoài ra, khi áp lực trong niệu đạo tuyến tiền liệt tăng lên do quá trình co bóp khiến nước tiểu trào ngược lên ống dẫn tinh và mào tinh, dẫn đến viêm nhiễm.
Chấn thương
Chấn thương ở háng cũng có thể gây viêm mào tinh hoàn. Khi nhận thấy cơn đau có dấu hiệu lan xuống vùng lưng dưới hoặc một bên háng và có thể đau tinh hoàn khi bạn đi tiểu bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
Ngoài ra, một số trường hợp người bệnh còn có thể bị sốt hoặc tiết dịch màu trắng đục.
Bệnh lao
Viêm mào tinh hoàn do lao là một dạng lao sinh dục đặc biệt hiếm gặp và có triệu chứng giống với các nguyên nhân gây viêm nhiễm phổ biến khác của viêm mào tinh hoàn, dẫn đến việc chẩn đoán chậm trễ.
Cơ chế lây nhiễm trong viêm mào tinh hoàn do bệnh lao thường là vi khuẩn lao lây lan theo đường máu hoặc qua đường tiết niệu từ ống phóng tinh đến ống dẫn tinh, túi tinh, mào tinh.
Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mào tinh hoàn ở người lớn
Một số hành vi tình dục có thể dẫn đến nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục (STIs) khiến bạn có nguy cơ bị viêm mào tinh hoàn, bao gồm:
- Quan hệ tình dục với bạn tình mắc các bệnh lây qua đường tình dục (STIs).
- Đã từng bị các bệnh lây qua đường tình dục (STIs) trước đó.
Các yếu tố nguy cơ gây viêm mào tinh hoàn lây truyền không rõ nguyên nhân bao gồm:
- Có tiền sử nhiễm trùng tuyến tiền liệt hoặc đường tiết niệu.
- Có tiền sử làm các kỹ thuật y tế ảnh hưởng đến đường tiết niệu, chẳng hạn như đặt ống thông hoặc ống soi tiết niệu vào dương vật.
- Dương vật chưa cắt bao quy đầu hoặc một bất thường giải phẫu của đường tiết niệu.
- Phì đại tuyến tiền liệt làm tăng nguy cơ viêm mào tinh hoàn.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Khi có một trong các triệu chứng trên bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh viêm mào tinh hoàn
Các xét nghiệm bệnh viêm mào tinh hoàn
- Siêu âm doppler tinh hoàn 2 bên: Sử dụng công nghệ tiên tiến nên sẽ cho được hình ảnh siêu âm rõ nét, chân thực. Từ đó bác sĩ sẽ nhìn thấy được các cấu trúc trong cơ thể rất rõ ràng và chuẩn đoán bệnh dễ dàng hơn.
- Kiểm tra trực tràng: Sử dụng phương pháp này để kiểm tra tuyến tiền liệt và cho biết tuyến tiền liệt phì đại có phải là nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn hay không.
- Xét nghiệm máu: Chẳng hạn như xét nghiệm công thức máu hoàn chỉnh (CBC), để xác định xem có mầm bệnh truyền nhiễm trong hệ thống đường tiểu hay không.
- Xét nghiệm nước tiểu: Có thể cho biết bệnh nhân có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay các bệnh lây qua đường tình dục (STIs) hay không.
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh viêm mào tinh hoàn
Nếu có nhu cầu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm về bệnh viêm mào tinh hoàn, bạn nên tham khảo các bệnh viện lớn như:
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện FV, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Đại học Y Dược,…
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Xanh Pôn, Phòng khám nam khoa Thái Hà,…
Xem thêm:
- Tinh hoàn ẩn
- Xoắn tinh hoàn
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì mà khiến phái mạnh sợ hãi như vậy
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm những thông tin về viêm mào tinh hoàn. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: Healthline, Mayoclinic, Medicalnewstoday
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nguyên nhân viêm mào tinh hoàn có thể bạn chưa biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.