Bạn đang xem bài viết Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ ngủ ngáy tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngủ ngáy là một dạng rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Khi lượng không khí lớn đi vào đường thở tại vùng hẹp sẽ làm niêm mạc xung quanh bị rung và tạo nên âm thanh thoát ra ngoài miệng gọi là ngáy. Vùng hẹp này có thể ở mũi, miệng hoặc ở họng.
Nguyên nhân trẻ ngủ ngáy
Biểu hiện ngáy thường xuyên trong lúc ngủ ở trẻ rất dễ dẫn đến chứng rối loạn hơi thở ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Những trường hợp sau đây sẽ giúp bạn xác định được nguyên nhân ngủ ngáy ở trẻ, chẳng hạn như:
- Các bệnh lý về đường hô hấp: viêm Amidan, viêm VA, nhiễm trùng đường hô hấp, hạch to vùng họng, nghẹt mũi do viêm xoang, viêm mũi dị ứng hoặc cảm cúm, cảm lạnh.
- Do dị tật hoặc bẩm sinh: những bất thường về hàm dưới hoặc lưỡi của trẻ, cấu trúc cổ họng, cuống lưỡi to, cằm ngắn,…
- Trẻ thừa cân, béo phì: khi trẻ vượt quá các chỉ số cân nặng thông thường, lớp mỡ dày bám ở cổ sẽ khiến đường thở bị hẹp dễ dẫn đến ngủ ngáy.
- Dị ứng khói thuốc lá: Mùi khói thuốc hoàn toàn không tốt cho trẻ nếu hít quá nhiều. Cơ quan hô hấp dễ suy giảm và gây ra hiện tượng thở yếu hoặc khò khè trong lúc ngủ.
Phân loại tình trạng ngủ ngáy ở trẻ
Ngủ ngáy sinh lý
Ngủ ngáy sinh lý còn được gọi là ngáy triệu chứng. Nguyên nhân chính thường gặp khi trẻ có nhiều gỉ mũi hoặc đường thở của trẻ sơ sinh hẹp và nhỏ dẫn đến sự ma sát không khí trong khoang mũi gây ra tiếng ngáy. Triệu chứng này sẽ mất dần khi trẻ lớn lên và hệ hô hấp từ từ mở rộng ra. Ngủ ngáy sinh lý còn xuất hiện khi thay đổi thời tiết bất thường.
Ngủ ngáy bệnh lý
Ngủ ngáy bệnh lý còn gọi là ngủ ngáy thói quen. Nếu trẻ từ 3-10 tuổi vẫn thường xuyên ngáy to, bạn nên chú ý và đưa trẻ đi điều trị sớm. Lúc này tình trạng nghẹt khí ở cuống họng xảy ra sẽ khiến hai lá phổi và não thiếu oxy.
Những rối loạn đường thở tiếp diễn liên tục có thể gây ra chứng ngưng thở và khó ngủ. Khi não không được nghỉ ngơi dễ gây ra suy giảm trí tuệ hoặc phản ứng tâm lý cáu gắt ở trẻ. Nếu không được điều trị kịp thời, ngủ ngáy sẽ làm giảm sản xuất hormone tăng trưởng, tăng nguy cơ béo phì hoặc thậm chí ảnh hưởng đến tim mạch và chức năng phổi.
Những tình trạng ngủ ngáy cần lưu ý
Bệnh lý ngủ ngáy diễn ra liên tục rất có hại đến sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ. Cha mẹ cần lưu ý những trường hợp dưới đây để đưa trẻ đi điều trị sớm như:
- Trẻ thường xuyên có tiếng ngáy to, thở khò khè hoặc hổn hển, lực hít mạnh khi ngủ.
- Trẻ tè dầm nhưng không lý giải được nguyên nhân.
- Trẻ có hành vi cáu gắt, mệt mỏi, giảm tập trung và sa sút trong học tập.
- Trẻ lười hoạt động thể chất, chơi thể thao hoặc không muốn tham gia bất kỳ hoạt động nào tại trường lớp.
Cách khắc phục tình trạng trẻ ngủ ngáy
Điều chỉnh tư thế ngủ
Khi ngủ nằm ngửa, chứng ngáy sẽ trở nên trầm trọng hơn. Hãy tập cho bé ngủ nghiêng trái để duy trì lưỡi ở vị trí trung gian, làm thông thoáng đường thở. Đây là phương pháp nên thực hiện để giảm ngáy ở trẻ.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống thường ngày của con. Để tâm lý trẻ ổn định, không cáu gắt, cha mẹ nên bổ sung kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng và duy trì cân nặng tiêu chuẩn. Nguyên tố kẽm thường có trong thịt, cá, trứng, sữa và các loại hạt.
Ngoài ra, cha mẹ hãy tham khảo và lựa chọn các loại thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng khác như lysine, crom, vitamin B,… hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ ngăn ngừa bệnh vặt.
Khuyến khích hoạt động thể chất
Ngoài thời gian học tập ở trường, cha mẹ nên khuyến khích con tham gia thể thao với bạn bè hoặc bạn có thể chơi cùng trẻ mỗi khi có thời gian. Việc vận động nhiều sẽ kích thích quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn. Đặc biệt, bạn có thể cho trẻ học bơi lội để cải thiện chức năng hoạt động của phổi.
Giữ vệ sinh
Hãy tập cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân trong những hoạt động thường ngày. Tránh cho trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá. Bạn có thể làm sạch không khí trong nhà bằng cách sử dụng máy phun sương tạo ẩm giúp trẻ dễ thở khi ngủ. Nếu bé thường có dấu hiệu nghẹt mũi, bạn nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh khoang mũi thông thoáng giúp bé hô hấp dễ dàng hơn.
Hy vọng với những thông tin hữu ích về triệu chứng ngủ ngáy ở trẻ mà Pgdphurieng.edu.vn chia sẻ có thể giúp bạn hiểu được nguyên nhân và tìm ra cách điều trị thích hợp để con bạn luôn khỏe và tràn đầy năng lượng.
Chọn mua sữa bột cho bé tại Pgdphurieng.edu.vn để sử dụng ngay nhé:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ ngủ ngáy tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.