Bạn đang xem bài viết Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm màng não tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Viêm màng não là căn bệnh rất dễ gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt trong mùa nắng nóng. Bạn cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị là điều cực kì quan trọng để phát hiện và kịp thời chữa trị, bảo vệ bé yêu của mình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích nhất về bệnh viêm màng não cho bạn.
Bệnh viêm màng não có thể gặp ở nhiều lứa tuổi nhưng đặc biệt trẻ nhỏ là hay gặp nhất, nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể chuyển biến và gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến bé mắc một số khuyết tật ống thần kinh, điếc,…thậm chí còn có thể gây tử vong. Vậy viêm màng não là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao. Tham khảo ngay bài viết bên dưới nhé!!!
Viêm màng não là bệnh gì?
– Viêm màng não là tình trạng màng bao phủ xung quanh não và tủy sống bị viêm do sự lây lan từ bệnh nhiễm trùng. Nguyên nhân nhiễm trùng chủ yếu gây ra do vi khuẩn HIB, mô cầu, phế cầu…gây nên, ngoài ra bệnh còn có thẻ do virus, nấm, ký sinh nhưng thường chiếm tỉ lệ ít.
– Bệnh viêm màng não có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy vậy, đối tượng dễ mắc bệnh này nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Người lớn tuổi cũng có thể mắc bệnh này do hệ miễn dịch của họ đang dần suy yếu.Bệnh viêm màng não nếu không phát hiện kịp thời và điều trị sớm có thể gây những biến chứng nặng nề hoặc tử vong.
Nguyên nhân bệnh viêm màng não
Nguyên nhân gây ra bệnh lý này rất đa dạng như vi khuẩn, virus, nấm, chất hóa học, thuốc và khối u…, thường gặp nhất là do 3 loại: viêm màng não do HIB, mô cầu và phế cầu
– Viêm màng não do vi khuẩn Hemophilus influenzae týp B (HIB) gây nên, thường gặp ở mũi và họng, lây từ người này sang người khác thông qua nước bọt do hắt hơi, ho, dùng chung đồ chơi hoặc các đồ vật mà trẻ thường cho vào miệng. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cao nhất là trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi.
– Viêm màng não do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây nên, còn được gọi là viêm màng não mô cầu, không chỉ gặp ở trẻ em mà còn cả người lớn, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng vào mùa nắng nóng (thời tiết xuân hè) thì tỉ lệ mắc cao hơn. Bệnh lây qua đường hô hấp, tiếp xúc với bàn tay, vật dụng cá nhân bị nhiễm vi khuẩn từ bệnh phẩm của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh thường để lại di chứng về thần kinh nặng nề hoặc cũng có thể gây tử vong.
– Viêm màng não do vi khuẩn phế cầu Streptococcus pneumoniae gây nên, còn được gọi là viêm màng não phế cầu, thường gặp ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. Những người nghiện rượu, bệnh nhân đái tháo đường, viêm tai giữa, viêm xoang, sau chấn thương hoặc vết thương sọ não là những người có nguy cơ cao mắc bệnh.
Triệu chứng bệnh viêm màng não
Triệu chứng của viêm màng não do HIB: sốt li bì, sổ mũi, ho, bú kém hoặc bỏ bú, quấy khóc, nôn, xuất hiện hiện tượng thóp phồng ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, một vài trẻ có thể kèm theo hiện tượng bị tiêu chảy. Bệnh tiến triển nhanh chỉ sau 1-2 ngày, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ hôn mê, co giật, giai đoạn nặng hơn sẽ để lại di chứng về thần kinh, khiến trẻ bị điếc, sa sút trí tuệ, mất khả năng học tập, vận động khó khăn, thậm chí là gây tử vong. Khi thấy trẻ có một số triệu chứng bất thường thì nên đưa trẻ đến bệnh viện sớm, nếu được điều trị kịp thời sẽ hạn chế các di chứng xảy ra.
Triệu chứng của viêm màng não mô cầu: sau khi xâm nhập vào cơ thể, thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày, người bệnh thường có triệu chứng sốt cao từ 39-40 độ C, đau đầu, buồn nôn, nôn, cổ cứng, có thể bị co giật, có ban xuất huyết như chấm hồng hoặc mụn nước…Nếu không điều trị kịp thời, sau 1-2 ngày bệnh nhân sẽ có biểu hiện lơ mơ hoặc hôn mê, xuất hiện mảng xuất huyết và thậm chí bị sốc dẫn đến tử vong.
Triệu chứng của viêm màng não do phế cầu: sốt cao 39-40 độ C liên tục, nhức đầu, đau mỏi cơ khớp, nếu bị nhiễm khuẩn huyết thì sẽ bị sốt cao, rét run, sốc, trụy tim mạch, tụt huyết áp, nước tiểu ít, khó quay đầu (cứng cổ), trẻ em có “tư thế cò súng”(đầu ngữa ra sau, chân co vào bụng quay vào chổ tối), sợ ánh sáng và tiếng động, có nổi ban nhưng ít hơn so với viêm màng não do mô cầu. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng nề như lác mắt, mù mắt, điếc, câm, liệt các chi hoặc nửa người, tổn thương dây thần kinh sọ não, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần, động kinh. Bệnh có tỉ lệ tử vong cao nếu điều trị muộn.
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh viêm màng não
Cách hiệu quả nhất để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm màng não do HIB là tiêm vaccine HIB cho trẻ, trẻ dưới 1 tuổi tiêm vaccin 5 trong 1 DPT-VGB-HIB: phòng 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và HIB vào tháng thứ 2, thứ 3 và thứ 4. Ngoài tiêm vaccine để phòng bệnh, cần vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ. Nếu bé có bất kì dấu hiệu nào nghi ngờ bị viêm màng não thì nên đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Bệnh viêm màng não mô cầu là do vi khuẩn gây nên, nếu có bất kì biểu hiện nào thì nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế, việc sử dụng thuốc điều trị như thế nào phải do bác sĩ chỉ định, không được tự ý mua thuốc và sử dụng tại nhà. Hiện nay, bệnh có thể phòng được bằng cách tiêm vaccine phòng viêm màng não mô cầu týp A và C, vaccine được tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và cho người lớn có nguy cơ bị bệnh cao (người sống trong vùng có dịch xảy ra, người đi du lịch tới các vùng đang có dịch). Bệnh rất dễ lây lan thành dịch nên cần vệ sinh răng miệng, môi trường sạch sẽ, cách ly người bệnh đế tránh lây lan cho người khác.
Điều trị bệnh viêm màng não do phế cầu phải theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc. Để phòng bệnh hạn chế uống rượu bia, thay đổi lối sống, điều trị tích cực các bệnh đái tháo đường, viêm tai giữa, viêm xoang, chấn thương hoặc vết thương sọ não…
Để điều trị đúng cách, kịp thời, cho kết quả khả quan, khi phát hiện bệnh nhân có các triệu chứng viêm màng não, người nhà nên đưa đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời. Tùy theo loại vi khuẩn, nguyên nhân gây bệnh và giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp nhất.
Mong rằng những thông tin cung cấp ở trên sẽ giúp cho bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về bệnh viêm màng não, nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị thích hợp. Nếu thấy bé nhà bạn hoặc người thân trong gia đình có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ bị viêm màng não thì nên đến bệnh viện để được khám và chữa trị kịp thời.
Bạn quan tâm:
>>>> Cảnh báo: Những dấu hiệu của bệnh viêm màng não bố mẹ cần biết để bảo vệ trẻ
>>>> Lịch tiêm phòng vaccin cho trẻ mới nhất năm 2019
Nhà thuốc An Khang
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm màng não tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.