Bạn đang xem bài viết Nguyên nhân phổ biến gây viêm bao quy đầu, ngứa ở trẻ nhỏ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Một trong những triệu chứng điển hình của viêm bao quy đầu ở trẻ em chính là ngứa bao quy đầu. Khi gặp phải tình trạng này, bé sẽ đau đơn, ngứa rát, rất khó chịu. Cùng Pgdphurieng.edu.vn đi tìm lời giải đáp để sớm phát hiện và chữa trị kịp thời nhé!
Trẻ bị ngứa bao quy đầu là tình trạng gì?
Bao quy đầu là phần nằm ở đầu dương vật của nam giới, chúng có nhiệm vụ bảo vệ “cậu nhỏ” khỏi vi khuẩn, bụi bẩn có hại và giúp duy trì độ ẩm. Bình thường, khi bao quy đầu tụt xuống sẽ để lộ đầu dương vật và lỗ tiểu. Đây là vùng da khá nhạy cảm, dễ bị tổn thương, viêm nhiễm. Bệnh viêm bao quy đầu rất thường gặp ở trẻ em.
Một biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm bao quy đầu là ngứa bao quy đầu. Viêm bao quy đầu ở trẻ có thể do bẩm sinh hoặc do các nguyên nhân khác. Ban đầu, viêm bao quy đầu ở giai đoạn cấp tính. Nếu không điều trị hoặc chữa trị không dứt điểm, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính.
Nguyên nhân gây ngứa bao quy đầu dẫn đến viêm nhiễm ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân gây viêm bao quy đầu ở trẻ gây triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Một trong số đó phải kể đến:
- Bẩm sinh bao quy đầu của bé bị hẹp hoặc dài: Khi mới sinh, dương vật và bao quy đầu của trẻ gắn liền với nhau thành một thể thống nhất để bảo vệ quy đầu nhạy cảm khỏi các tác nhân có thể gây hại. Tuy nhiên, đây cũng là lý do khiến bao quy đầu dễ bị viêm do tích tụ nhiều chất bẩn, cặn bã. Từ đó, vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh mẽ, gây viêm nhiễm.
- Vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch sẽ: Khi không chú ý vệ sinh cơ quan sinh dục của bé thường xuyên, cặn bã từ nước tiểu, bựa sinh dục tích tụ lâu ngày thì vi khuẩn cũng sẽ có cơ hội sinh sôi mạnh mẽ, dễ gây viêm. Vì trẻ còn nhỏ nên việc vệ sinh hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ, các bậc phụ huynh cần chú ý rửa, làm sạch cẩn thận cho bé;
- Do lộn bao quy đầu sai cách: Với những trẻ có bao quy đầu không bị hẹp, cha mẹ nên lộn tại nhà cho bé. Tuy nhiên, nếu lộn không đúng cách thì có thể gây viêm bao quy đầu, gây ngứa ngáy khó chịu. Khi phụ huynh lộn da bao quy đầu để tách da khỏi đầu dương vật thì nếu quá tay có thể gây tổn thương, nứt, rách da,… Khi bị tổn thương, bé dễ bị viêm nhiễm hơn. Ngoài ra, quá trình sinh hoạt hằng ngày như mặc bỉm cũng gây bí nóng, dễ gây viêm bao quy đầu;
- Viêm niệu đạo: Đây là một trong những nguyên nhân gây viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ. Thói quen sinh hoạt không tốt như nhịn tiểu, uống ít nước,… dễ khiến bé bị viêm niệu đạo. Khi niệu đạo bị viêm thì bao quy đầu của trẻ cũng dễ bị lây nhiễm (vì phần da bao và lỗ tiểu nằm cạnh nhau).
- Thói quen mặc quần áo quá chật, ẩm ướt, dùng chung đồ,… cũng là một nguyên nhân gây viêm bao quy đầu ở trẻ.
Mức độ nguy hiểm của viêm bao quy đầu ở trẻ
Nếu phát hiện muộn, viêm bao quy đầu có thể gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của trẻ. Có trường hợp trẻ có thể bị hoại tử bộ phận sinh dục hoặc về sau bị xuất tinh sớm, ung thư, vô sinh,… Những tác hại phải kể đến là:
- Nhiễm trùng: Viêm bao quy đầu có thể gây nhiễm trùng dương vật của trẻ, viêm niệu đạo, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, thận và có thể dẫn đến suy thận.
- Xuất tinh sớm: Trẻ bị viêm bao quy đầu lâu ngày dẫn đến quy đầu bị khô, về sau có thể bị xuất tinh sớm.
- Liệt dương: Viêm bao quy đầu gây tổn thương dương vật của trẻ, lâu ngày có thể dẫn đến rối loạn cương dương. Khi cương dương trẻ phải chịu áp lực, làm giảm thời gian cương cứng, lâu dần có thể dẫn đến liệt dương.
- Viêm bao quy đầu ở trẻ lâu ngày không được chữa trị có thể gây viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn và viêm ống dẫn tinh, làm suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, tiềm ẩn nguy cơ vô sinh.
Điều trị ngứa bao quy đầu do viêm thế nào?
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu viêm bao quy đầu như ngứa ngáy, khó chịu, đi tiểu đau,… phụ huynh nên đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế để được kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
- Dùng thuốc bôi ngứa bao quy đầu: Đây là biện pháp điều trị viêm bao quy đầu được nhiều bác sĩ áp dụng. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây viêm để chỉ định sử dụng loại thuốc bôi (thuốc kháng sinh, thuốc tiêu viêm) phù hợp. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho trẻ dùng thuốc uống hoặc thuốc rửa nếu cần thiết;
- Nong bao quy đầu: Với những trẻ nhỏ bị viêm do hẹp bao quy đầu, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện nong bao quy đầu. Cha mẹ có thể tự thực hiện nong bao quy đầu ở nhà cho trẻ hoặc nếu không tự tin thì có thể đưa trẻ tới bệnh viện để được hướng dẫn;
- Cắt bao quy đầu: Các bậc phụ huynh có thể đưa bé tới các cơ sở y tế để cắt bao quy đầu (nguyên nhân bẩm sinh như hẹp bao quy đầu, dài bao quy đầu), điều trị viêm nhiễm, giảm ngứa bao quy đầu và ngăn ngừa bệnh tái phát. Cắt bao quy đầu là một tiểu phẫu nhỏ, thực hiện đơn giản nên các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng;
- Vệ sinh bao quy đầu đúng cách: Cha mẹ nên dạy con thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục của mình, làm sạch cả bên trong và bên ngoài bao quy đầu. Khi vệ sinh nên lộn phần bao quy đầu ra để rửa sạch. Đồng thời, trẻ cần tránh tiếp xúc với môi trường hay nguồn nước bị ô nhiễm (ao, hồ, sông, suối,…) để tránh viêm nhiễm cơ quan sinh dục.
Trên đây là những thông tin liên quan đến chứng ngứa bao quy đầu ở trẻ. Theo dõi những bài viết tiếp theo từ Pgdphurieng.edu.vn để có thêm những thông tin hữu ích, chăm sóc bé tốt hơn.
Nguồn: Vinmec
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nguyên nhân phổ biến gây viêm bao quy đầu, ngứa ở trẻ nhỏ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.