Bạn đang xem bài viết Nguyên nhân gây táo bón sau sinh? Khi nào mẹ bỉm cần gặp bác sĩ? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tình trạng táo bón sau sinh có thể gây nên nhiều biến chứng khác, gây hại đến sức khỏe của các mẹ bỉm sữa. Do đó, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa táo bón sau sinh là điều vô cùng cần thiết. Hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết sau!
Nguyên nhân gây táo bón sau sinh
Có nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng táo bón sau sinh ở các mẹ bỉm sữa, trong số đó thường gặp nhất là các nguyên nhân sau:
- Tác dụng phụ của vitamin: Các mẹ bỉm sau sinh thường bổ sung nhiều loại vitamin dạng uống khác nhau như canxi, sắt,…các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ là táo bón.
- Sự thay đổi nội tiết tố: Do sự thay đổi lên xuống của nồng độ hormone trong cơ thể từ lúc mang thai đến cả sau khi sinh con sẽ dẫn đến táo bón.
- Mất nước do phải tạo sữa: Khi phụ nữ sau sinh uống ít nước cũng sẽ rất có khả năng bị táo bón.
- Vết rạch tầng sinh môn bị đau: Nếu vết rạch tầng sinh môn bị tổn thương, đau đớn sẽ khiến mẹ bỉm sữa gặp khó khăn và ngại đi đại tiện, nhịn đi đại tiện lâu dần sẽ gây táo bón.
- Tổn thương cơ vòng hậu môn: Khi chuyển dạ và sinh con thì cơ vòng hậu môn hay cơ sàn chậu có thể bị tổn thương và gây táo bón.
Các triệu chứng của táo bón sau sinh
Một số triệu chứng của táo bón sau sinh thường thấy nhất ở các mẹ bỉm phải kể đến như:
- Mất nhiều thời gian khi đi đại tiện và thời gian để rặn.
- Đi ngoài phân khô cứng, nhỏ.
- Cảm giác đau đớn, không thoải mái khi đi ngoài.
- Cảm giác sau khi đi đại tiện vẫn còn đầy bụng.
- Bị đau dạ dày, chuột rút.
- Tâm lý bị căng thẳng, cáu gắt.
Khi nào mẹ cần gặp bác sĩ?
Trong nhiều trường hợp bị táo bón sau sinh sẽ có thể cải thiện nếu có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên nếu tình trạng táo bón có kèm theo các dấu hiệu sau thì các mẹ nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Bị sốt cao và nôn ói.
- Đi ngoài có phân dính máu hay có chất nhầy.
- Táo bón kéo dài không khỏi dù đã ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý.
- Táo bón nhưng đôi khi lại bị tiêu chảy thì đây là dấu hiệu của bệnh về đại tràng.
Phòng ngừa táo bón sau sinh
Để phòng ngừa nguy cơ bị táo bón sau sinh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các mẹ bỉm thì cần lưu ý một số điều sau:
Chế độ ăn uống hợp lý
Tốt nhất thì các mẹ bỉm nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác nhau để có sữa dồi dào cho con bú và đảm bảo phòng ngừa nguy cơ táo bón. Theo đó, bạn có thể bổ sung các loại rau củ giàu vitamin, chất xơ từ khoai lang, bơ, táo, lê, rau chân vịt, các loại hạt, cà rốt,…kết hợp với uống từ 10-12 ly nước mỗi ngày.
Đồng thời, hạn chế ăn các loại thịt đỏ, sữa và các sản phẩm từ sữa, đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa tanin như trà đặc, cà phê, rượu vang, trái cây còn xanh non,…
Chia nhỏ bữa ăn
Để ngăn nguy cơ táo bón thì các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa mỗi ngày để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Vận động cơ thể nhẹ nhàng
Những người ít vận động sẽ có nguy cơ bị táo bón cao hơn là những người hay vận động. Do đó, tốt nhất là các mẹ nên dành thời gian để đi dạo một chút mỗi ngày để tăng lưu lượng máu, oxy đến các cơ quan, trong đó có cả ruột để ngăn táo bón.
Rèn luyện thói quen đi vệ sinh
Nếu bạn thường xuyên có thói quen nhịn đi ngoài sẽ có thể gây táo bón nghiêm trọng hơn, do đó nếu khi có nhu cầu thì các mẹ nên đi ngay. Đồng thời nên tập thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ cố định như buổi sáng sau khi thức dậy.
Giữ tinh thần thoải mái
Khi tinh thần gặp căng thẳng, stress sẽ làm tăng nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa, trong đó có táo bón. Do đó, tốt nhất là phụ nữ sau sinh nên cố gắng giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh áp lực, kết hợp với nghỉ ngơi, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
Hạn chế dùng thuốc có tác dụng phụ gây táo bón
Nếu bạn đang dùng một loại thuốc nào đó và nghi ngờ có khả năng gây táo bón thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ có nên sử dụng tiếp tục hay không.
Táo bón sau sinh nếu kéo dài có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó các mẹ cần quan tâm và đừng chủ quan nhé! Hy vọng bài viết của Pgdphurieng.edu.vn đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về chứng táo bón sau sinh.
Mua rau xanh các loại tươi tốt tại Pgdphurieng.edu.vn để giảm cân cho mẹ bỉm hiệu quả, an toàn:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nguyên nhân gây táo bón sau sinh? Khi nào mẹ bỉm cần gặp bác sĩ? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.