Bạn đang xem bài viết Nguy cơ bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm và cách phòng tránh vào mùa hè tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mùa hè là thời điểm nhiệt độ tăng cao, kèm theo mưa rào làm cho vi khuẩn, virus phát triển mạnh thành các bệnh truyền nhiễm. Một trong những bệnh có số lượng bệnh nhân tăng cao thời điểm này là sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, tay chân miệng. Cùng tìm hiểu thêm về tình hình dịch bệnh mùa hè trong bài viết dưới đây.
Vì sao mùa hè phát triển dịch bệnh?
Mùa hè là thời điểm nhiệt độ tăng cao, cộng thêm nắng nóng, ẩm ướt mưa nhiều kéo theo sự phát triển của nhiều ký sinh trùng, virus, vi khuẩn gây bệnh làm suy giảm sức đề kháng của mọi người.
Bên cạnh đó, khi nhiệt độ tăng cao, cơ thể chúng ta dễ tiết mồ hôi hơn do quá trình trao đổi chất được đẩy mạnh khiến cơ thể bị mất nước. Khi đó hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm trầm trọng và là điều kiện để các dịch bệnh mùa hè phát triển.
Ngoài ra, dịch bệnh gia tăng trong mùa hè còn do một số yếu tố như:
- Khí hậu nóng ẩm khiến muỗi và các sinh vật trung gian mang mầm bệnh phát triển mạnh.
- Tập quán sinh hoạt của nhiều vùng miền như dùng nước mưa chưa qua xử lý để nấu ăn, ít dọn dẹp vệ sinh chuồng trại.
- Nhiều loài vi khuẩn, virus có thể phát triển trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau khiến bệnh lây nhiễm mạnh mẽ hơn.
- Giai đoạn chuyển mùa khiến con người mệt mỏi và suy giảm sức đề kháng.
Thời điểm chuyển mùa dễ gia tăng các bệnh truyền nhiễm
Dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não Nhật Bản
Ngày 14/4/2023, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh năm 2023. Qua báo cáo cho thấy, từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước ghi nhận 25.940 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 2 lần so với cùng kỳ năm 2022), đặc biệt có 3 ca tử vong.
Bên cạnh đó, dịch tay chân miệng cũng gia tăng, đặc biệt là tại Hà Nội. Theo thông tin từ CDC Hà Nội, từ 8/4 – 14/4, Hà Nội ghi nhận 80 ca mắc. Các ổ dịch xuất hiện chủ yếu ở trung tâm thành phố, Ba Vì, Thạch Thất, Chương Mỹ và Thanh Oai.
Ngoài ra, viêm não Nhật Bản cũng là bệnh truyền nhiễm hay gặp vào mùa hè. Virus gây viêm não Nhật Bản truyền sang người qua vết đốt của muỗi bị nhiễm bệnh, gây nên các triệu chứng nôn mửa, sốt, đau đầu,… Bệnh chủ yếu mắc ở trẻ em với tỉ lệ tử vong là 20 – 30%.
Dịch bệnh gia tăng tại nhiều thành phố lớn
Cách phòng ngừa dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não Nhật Bản trong mùa hè
Tiêm vắc-xin phòng bệnh
Viêm não Nhật Bản là bệnh phổ biến ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt với nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất là trẻ từ 2 – 6 tuổi. Hiện nay, có 2 loại vắc-xin viêm não Nhật Bản được cấp phép sử dụng gồm:
- Vắc xin viêm não Nhật Bản thế hệ mới Imojev (Pháp): trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn.
- Vắc xin viêm não Nhật Bản Jevax (Việt Nam): trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn.
Hiện nay, chưa có vắc-xin ngừa bệnh tay chân miệng và vắc-xin ngừa sốt xuất huyết vẫn chưa được lưu hành, bạn cần chủ động phòng bệnh bằng các biện pháp khác và theo dõi sức khỏe chặt chẽ, báo ngay với chính quyền và bác sĩ khi nghi ngờ nhiễm bệnh để được xử lý, điều trị kịp thời.
Để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm vào mùa hè, bạn có thể đến tiêm vắc-xin tại một số trung tâm tiêm chủng uy tín như:
- Tại Tp. Hồ Chí Minh: Viện Pasteur Sài Gòn, Trung tâm tiêm chủng VNVC, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương, Bệnh viện Nhi Trung Ương, Trung tâm tiêm chủng VNVC,…
Tiêm vắc-xin là cách tốt nhất để phòng bệnh
Đảm bảo vệ sinh môi trường sống
Bạn nên thực hiện một số việc làm sau để cải thiện môi trường sống và phòng ngừa dịch bệnh vào mùa hè xảy ra:
- Vệ sinh cá nhân và nơi sinh hoạt: Dọn vệ sinh quanh nơi ở, rửa sạch các đồ dùng trong gia đình và các vật dụng cá nhân.
- Diệt loăng quăng bọ gậy: Lăng quăng (bọ gậy) sẽ phát triển thành muỗi gây bệnh. Do đó chúng ta cần diệt chúng để ngăn chặn sự gia tăng số lượng của muỗi.
- Dọn bỏ vật dụng phế thải đọng nước: Đây là nơi muỗi sinh sôi và truyền bệnh sốt xuất huyết cũng như các bệnh truyền nhiễm khác.
Diệt loăng quăng, bọ gậy để tránh sự sinh sản của muỗi
Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm
Để thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm cần chú ý các vấn đề sau:
- Không ăn thức ăn ôi thiu: Thức ăn đã hỏng có thể chứa các vi khuẩn có hại. Nếu ăn trực tiếp các loại thức ăn này sẽ gây hại cho sức khỏe.
- Thực hiện ăn chín uống sôi: Khi chúng ta nấu chín thực phẩm, các vi sinh vật và ký sinh trùng bám trên bề mặt thức ăn bị nhiệt nóng phân hủy, như vậy sẽ an toàn cho sức khỏe hơn.
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh: Tay là nơi cư trú của rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm. Việc rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi, miệng.
- Sử dụng thực phẩm đảm bảo nguồn gốc: Các loại thực phẩm này không chứa hóa chất bảo vệ thực phẩm, các loại vi sinh vật gây hại, không có kim loại nặng nên cũng giảm nguy cơ gây các bệnh truyền nhiễm cho con người.
- Sử dụng nguồn nước sạch trong chế biến ăn uống: Sử dụng nước sạch hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa như bệnh tả, bệnh kiết lỵ, thương hàn do các vi khuẩn E. Coli, Salmonella có trong nước nhiễm bẩn gây nên.
Thực hiện ăn chín, uống sôi để phòng ngừa dịch bệnh mùa hè
Vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên
Rửa tay thường xuyên, vệ sinh cá nhân là việc làm cần thiết để tránh vi khuẩn và virus lây lan, phát triển thành bệnh lây nhiễm đường tiêu hoá, bệnh truyền nhiễm cấp tính như tay chân miệng, cúm A, Covid – 19.
Bạn nên chủ động rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, luôn mang theo gel và nước rửa tay khi đi ra ngoài.
Rửa tay bằng xà phòng giúp diệt vi khuẩn gây bệnh
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Mùa hè là thời điểm cơ thể tăng tiết mồ hôi và tăng đào thải nhiệt dẫn tới mất nước. Bạn cần cung cấp đủ nước mỗi ngày cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống thêm các loại nước ép trái cây, hoa quả như nước cam, chanh để tăng sức đề kháng.
Uống đủ nước mỗi ngày giúp phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả
Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp tăng cường hoạt động hệ miễn dịch, có khả năng chống lại các virus và vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt bạn nên bổ sung rau xanh, hoa quả và các thức ăn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Duy trì chế độ ăn đủ chất, nhiều rau xanh và hoa quả
Báo với cơ quan chức năng nếu nhiễm bệnh
Khi bạn hoặc người thân của mình có dấu hiệu nhiễm bệnh, cần thông báo với cơ quan chức năng hoặc đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh lây lan cho người thân và cộng đồng.
Bạn cần đến các cơ sở y tế để khai báo nếu có dấu hiệu nhiễm bệnh
- Dấu hiệu bệnh tay chân miệng là gì? Các triệu chứng thường gặp
- Sốt xuất huyết là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Đậu mùa khỉ là gì? Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? Cách điều trị cần biết
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về tình hình các bệnh truyền nhiễm mùa hè như sốt xuất huyết, tay chân miệng,… Khi có các dấu hiệu của bệnh, hãy đến ngay các cơ sở y tế được thăm khám kịp thời. Hãy chia sẻ bài viết tới người thân, bạn bè nếu thấy bài viết hữu ích nhé!
Nguồn: Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nguy cơ bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm và cách phòng tránh vào mùa hè tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.