Bạn đang xem bài viết Người bị đau dạ dày nên làm gì? 7 cách giảm đau dạ dày hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bên cạnh việc gây đau đớn, đau dạ dày nếu không được xử lý đúng cách có thể làm suy nhược cơ thể và dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Hôm nay, Pgdphurieng.edu.vn sẽ hướng dẫn cho bạn 7 cách làm giảm đau dạ dày hiệu quả nhé!
Tìm hiểu về bệnh đau dạ dày
Nguyên nhân gây đau dạ dày
Tính đến thời điểm hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân đã được tìm thấy dẫn đến chứng đau dạ dày, trong đó điển hình là các nguyên nhân sau đây:
- Vi sinh vật: Một số loại nấm, virus, vi khuẩn gây bệnh mà phổ biến nhất là vi khuẩn HP có thể gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, đồng thời việc uống nhiều rượu, bia cũng chính là yếu tố khiến các vi sinh vật có hại này phát triển.
- Thói quen ăn uống: Là một trong những nguyên nhân hay thấy nhất, các thói quen ăn uống không lành mạnh có thể gây ra tình trạng loét bao tử gồm: ăn uống không điều độ; ăn nhiều đồ cay, chiên rán,…; vừa ăn vừa làm việc khác; sử dụng thức ăn không vệ sinh; lạm dụng bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích,…
- Tâm lý: Không chỉ do sinh hoạt thường ngày, sự căng thẳng thường xuyên, kéo dài cũng có thể làm cho dạ dày tăng co bóp và tiết dịch nhiều hơn, từ đó dẫn đến sự bào mòn niêm mạc và thậm chí có thể gây ra viêm loét.
- Bệnh lý: Chức năng làm việc của dạ dày thường rất dễ bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý của cơ thể như viêm ung thư tuyến tụy, túi mật; hội chứng ruột kích thích,... Hơn thế nữa, vì có thể điều khiển hoạt động của hệ tiêu hóa nên các bệnh lý về tuyến giáp cũng sẽ gây nên cơn đau dạ dày nghiêm trọng hơn.
- Sử dụng thuốc: Ngoài các lý do trên, việc dùng thuốc kháng sinh quá liều hay các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid có thể làm tổn thương thành dạ dày, từ đó dẫn đến một số tình trạng như viêm loét, xuất huyết dạ dày,…
Đối tượng nào dễ bị đau dạ dày?
Từ các nguyên nhân đã được liệt kê ở trên, ta có thể rút ra được một số đối tượng thường dễ gặp tình trạng đau dạ dày nhất, điển hình nhất là các đối tượng sau đây:
- Những người thường xuyên sử dụng rượu, bia, thuốc lá hay uống cà phê mỗi khi cảm thấy đói bụng.
- Những người thường xuyên ăn các món cay nóng, chiên rán, có hương vị quá chua hay thức ăn đã bị nhiễm độc.
- Những người thường hay lạm dụng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau,…
- Những người bị stress trong một thời gian dài, thường cảm thấy chán nản, căng thẳng, mệt mỏi,…
Các cách trị đau dạ dày đơn giản, hiệu quả
Xoa bụng
Đối với cơn đau dạ dày nhẹ, bạn có thể nằm thư giãn và tiến hành xoa vùng bụng bằng hai tay theo chiều kim đồng hồ, sau đó xoay theo chiều ngược lại để giúp đẩy nhiều máu hơn tới hệ tiêu hóa, từ đó làm giảm cảm giác đau dạ dày. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thêm với việc chườm nóng và xoa bụng như thế để tăng hiệu quả hơn nhé!
Ăn một ít thức ăn khô
Trong một số thức ăn khô như bánh mì – loại thực phẩm có chứa hàm lượng lớn chất bicarbonate, thành phần trong thức ăn có thể giúp trung hòa bớt acid dịch vị ở dạ dày, từ đó làm hạn chế sự tổn thương niêm mạc và giảm cơn đau bao tử đi đáng kể
Uống nước ấm
Bên cạnh việc làm loãng acid trong dịch vị dạ dày và hạn chế các cơn đau bao tử, việc uống nước ấm vào mỗi buổi sáng còn sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn được làm sạch sẽ, hạn chế những tác động xấu của vi khuẩn gây hại và đồng thời tiếp cho bạn một nguồn năng lượng dồi dào, từ đó sẵn sàng cho ngày mới đầy năng lượng.
Chườm nước nóng
Với một lượng hơi nóng vừa phải, việc lưu thông máu dưới vùng bụng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn, từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru mà không gây cảm giác đau bụng, khó chịu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một ít muối hay gạo rang kỹ vào túi chườm nóng và thực hiện xoa bụng như ở trên để tăng hiệu quả của giải pháp này hơn nhé!
Uống nước muối loãng
Nhờ khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa, việc uống nước muối loãng mỗi ngày có thể giúp làm sạch đường ruột và hạn chế các cơn đau thắt dạ dày. Tuy nhiên, bạn chỉ nên pha một ít muối với nước ấm, đồng thời chỉ nên uống từng ngụm nhỏ để thận không phải hoạt động nhiều hơn mà dẫn đến sự tổn thương chức năng của thận.
Dùng thuốc ức chế việc tiết acid dịch vị
Đây được xem là một trong các giải pháp hiệu quả và nhanh chóng nhất cho việc điều trị ợ chua, ợ nóng và các cơn đau dạ dày, thế nhưng nếu quá lạm dụng thì thuốc có thể khiến bạn gặp một vài tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy, viêm teo thành dạ dày,…
Trong trường hợp cơn đau dạ dày không quá dữ dội, bạn có thể pha 1/2 muỗng cà phê baking soda với nước ấm để thay thế cho những loại thuốc thông thường. Đồng thời, nếu cơn đau bao tử kéo dài và không có dấu hiệu suy giảm thì bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự tư vấn chính xác của bác sĩ nhé!
Có chế độ ăn phù hợp
Để hỗ trợ việc điều trị cũng như giúp bảo vệ cho thành dạ dày, bạn nên chọn các món dễ ăn, nhiều dinh dưỡng như cháo hạt sen, cháo gạo lứt,… hoặc những loại nước ép như nước ép bắp cải, nước ép khoai tây,… để vết loét được bao bọc lại, từ đó làm giảm viêm và hạn chế các cơn đau thắt kéo dài hiệu quả.
Cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày
Ngoài tìm hiểu về cách điều trị bệnh đau dạ dày, việc rèn luyện những thói quen sinh hoạt tốt vừa sẽ cải thiện cho sức khỏe của bạn, vừa đồng thời giúp phòng ngừa các cơn đau bao tử rất hiệu quả, cụ thể hơn là những cách phòng ngừa sau đây:
Điều chỉnh thói quen ăn uống
Đây có thể được xem là một trong những cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày tốt mà đơn giản nhất. Để giúp bảo vệ sức khỏe tiêu hóa của mình, bạn nên lưu ý không ăn trễ giờ hay bỏ bữa; không ăn quá nhanh, vừa ăn, vừa uống, vừa vận động mạnh hay ăn ngay trước khi đi ngủ,…
Kiểm soát cân nặng
Để tránh việc dịch dạ dày bị dư thừa mà từ đó đẩy acid vào thực quản, gây nên các tình trạng ợ nóng, ợ chua,… bạn nên lưu ý giữ cho mình một số cân nặng hợp lý nhằm tránh gây các nguy cơ viêm loét dạ dày.
Hạn chế các thức ăn chua, cay và chứa chất kích thích
Như đã nói ở trên, việc ăn quá thường xuyên các món ăn có hương vị chua, cay hay chứa chất kích thích sẽ rất dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, khiến nồng độ acid trong dạ dày tăng mà từ đó dẫn đến thủng, viêm loét dạ dày.
Hạn chế stress
Không chỉ khiến bạn mệt mỏi, căng thẳng, việc stress trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn, điển hình là có thể kích thích sự tiết dịch dạ dày mà khiến niêm mạc của bạn bị tổn thương.
Hạn chế thức khuya
Được xem là một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất đối với sức khỏe, việc thức quá khuya trong một thời gian dài có thể làm tổn thương cả gan, thận,… và đặc biệt là dạ dày, thậm chí gây viêm loét và các hậu quả nghiêm trọng hơn.
Trên đây là 7 cách làm giảm đau dạ dày vô cùng hiệu quả. Hy vọng với bài viết này của Pgdphurieng.edu.vn, bạn sẽ có thể giảm được cơn đau bao tử khó chịu, phiền toái này cũng như từ đó giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe của mình tốt hơn nhé!
Nguồn: Công ty TNHH Công nghệ và Xét nghiệm Y học
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Người bị đau dạ dày nên làm gì? 7 cách giảm đau dạ dày hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.