Bạn đang xem bài viết Người bị cảm cúm nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cảm cúm là một bệnh thường gặp trong cộng đồng có ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống người bệnh. Ngoài điều trị bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng cũng là một phần tất yếu giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Vậy bị cảm cúm nên ăn gì, và kiêng ăn gì hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Bị cảm cúm nên ăn gì
Canh
Nước hầm xương từ thịt gà hoặc thịt bò cùng với rau củ là một món ăn lý tưởng khi bị cảm cúm, dùng ngay khi mắc bệnh và cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn. Nước hầm xương giúp ngăn chặn tình trạng mất nước và nhờ các yếu tố làm ấm cơ thể giúp làm dịu cơn đau họng, giảm nghẹt mũi.
Súp gà được xem là món ăn không thể bỏ qua khi bị cảm cúm. Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh đặc tính chữa bệnh của món này, nhưng súp gà giúp dễ tiêu hóa khi cơ thể không khỏe.
Súp gà có nhiều lợi ích dinh dưỡng, nước dùng là nguồn cung cấp chất lỏng và điện giải hiệu quả giúp ngăn chặn quá trình hydrat hóa, thịt gà giúp bổ sung protein và kẽm. Đồng thời người bệnh cũng có thể bổ sung vitamin A từ cà rốt, vitamin C từ cần tây và hành tây, chất chống oxy hóa từ các loại thảo mộc.
Tỏi
Mặc dù tỏi được sử dụng nhiều như một chất phụ gia thực phẩm nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng tỏi ở người lớn bị cảm cúm giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nhẹ triệu chứng. Không nhất thiết phải bổ sung thực phẩm chức năng có thành phần là tỏi. Ăn tỏi sống cũng mang lại lợi ích tương đương.
Sữa chua
Sữa chua là nguồn cung cấp men vi sinh, lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Một nghiên cứu được tiến hành trên chuột đã chỉ ra men vi sinh có thể rút ngắn thời gian bị cúm. [1]
Cần đảm bảo sử dụng sữa chua nguyên chất không đường để đạt được lợi ích dinh dưỡng tối đa.
Trái cây và rau củ chứa nhiều vitamin C
Vitamin C là một chất dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần tăng cường hệ miễn dịch, điều này lại càng có ý nghĩa khi cơ thể đang bị cúm. Nguồn cung cấp vitamin C hiệu quả nhất và dễ dàng cho cơ thể hấp thu là từ thức ăn. Các loại thực phẩm giàu vitamin C như:
- Ớt đỏ hoặc xanh.
- Cam.
- Bưởi.
- Kiwi.
- Bông cải xanh.
Rau xanh
Cải bó xôi, cải xoăn và các loại rau xanh khác ngoài tác dụng tăng cường hệ miễn dịch còn là nguồn cung cấp giàu vitamin A, vitamin C, vitamin E và vitamin K. Bạn cũng có thể thêm rau xanh vào cùng sinh tố trái cây hoặc ăn sống cùng với dầu ô liu.
Bông cải xanh
Bông cải xanh được đánh giá là một “siêu thực phẩm” đem lại hàm lượng vitamin C, vitamin E dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngoài ra bông cải xanh còn giúp bổ sung canxi và chất xơ.
Bột yến mạch
Khi bị cúm, bột yến mạch là một món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, cung cấp đạm và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch nhờ vào các khoáng chất vi lượng như: đồng, sắt, selen, kẽm.
Uống nhiều nước
Nước là thành phần cấu tạo nên cơ thể, tham gia vào các quá trình lý – hóa trong cơ thể sống, là dung môi hòa tan các chất, điều hòa thân nhiệt và bảo vệ cơ thể.
Khi bị cảm cúm, cơ thể dễ bị mất nước hơn bình thường do người bệnh thường ăn uống ít đi và mất nước qua mồ hôi khi sốt. Do đó, uống đủ nước là cần thiết để phục hồi tổng trạng, là một chất giải độc tự nhiên của cơ thể khi bị cúm.
Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể sử dụng một số đồ uống như:
- Nước hầm xương.
- Trà gừng.
- Trà thảo mộc mật ong.
- Trà chanh mật ong.
- Nước trái cây nguyên chất.
Ngoài ra, trường hợp có triệu chứng tiêu chảy và nôn mửa thì hãy nên bổ sung các loại nước điện giải như oresol.
Xem thêm: Cách tính chính xác lượng nước cần uống mỗi ngày của cơ thể
Gia vị
Khi bị cảm cúm, bạn có thể cân nhắc bổ sung một số gia vị như gừng và nghệ vào bữa ăn hoặc cho chúng vào uống cùng với trà và nước chanh ấm. Những loại gia vị như gừng và nghệ có đặc tính chống viêm giúp giảm bớt tình trạng nghẹt mũi.
Ngoài ra, bạn hãy thử thêm một số gia vị như ớt cay, mù tạt để giúp tiêu đàm nhớt và giảm nghẹt mũi.
Cảm cúm nên kiêng gì?
Ngoài những thực phẩm cần bổ sung khi cảm cúm thì hiểu biết những đồ ăn thức uống cần tránh cũng là điều quan trọng để hạn chế tình trạng cảm cúm ngày càng nghiêm trọng.
Do đó, bạn cần phải tránh các thực phẩm sau:
Đồ uống có cồn
Chúng làm suy yếu hệ thống miễn dịch và gây mất nước.
Đồ uống có caffeine
Ví dụ như cà phê, trà đen và soda có thể khiến tình trạng mất nước ngày càng nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm chế biến sẵn
Hàm lượng chất dinh dưỡng trong các loại thức ăn nhanh và thực phẩm đóng hộp rất ít. Vì vậy, chúng sẽ không có lợi cho người bệnh, trong lúc này cần phải bổ sung các loại thức ăn giàu dinh dưỡng để nhanh chóng phục hồi cơ thể.
Lưu ý trong sinh hoạt cho người cảm cúm
Kẽm: Một nghiên cứu năm 2017 đã chỉ ra rằng viên ngậm kẽm có thể giúp vượt qua cảm lạnh nhanh hơn so với khi không dùng. Tuy nhiên kẽm cũng có những tác dụng phụ rất đáng lo ngại nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. [2]
Thuốc kháng sinh: Không sử dụng kháng sinh khi bị cảm cúm vì thuốc kháng sinh dùng điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn chứ không phải do virut gây ra.
Vitamin C: rất ít bằng chứng cho thấy vitamin C có tác dụng với virut cảm cúm. Sử dụng Vitamin C thường xuyên trước khi các triệu chứng cảm lạnh bắt đầu có thể giúp làm giảm thời gian diễn ra các triệu chứng đó. Nhưng sử dụng vitamin C sau khi triệu chứng bắt đầu thì không thấy có tác dụng.
Hút thuốc lá: Hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc có thể gây kích ứng cho mũi, cổ họng và phổi của người bệnh.
Một số câu hỏi liên quan
Bị cúm có nên ăn sữa chua không?
Sữa chua chứa lượng lớn vi khuẩn có lợi, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Hoạt động của hệ miễn dịch chủ yếu diễn ra ở ruột do đó hệ tiêu hóa càng tốt thì sức đề kháng càng mạnh.
Ngoài ra sữa chua còn chứa vitamin D giúp tăng khả năng chống vi rút của cơ thể và giúp người bệnh có làn da đẹp.
Cúm uống nước tỏi, ăn tỏi nướng được không?
Tỏi có thể giúp phòng cúm và hỗ trợ trị viêm đường hô hấp, tăng huyết áp, mỡ máu,… hiệu quả. Vì trong tỏi chứa nồng độ lớn iod và tinh dầu có tác dụng diệt vi khuẩn.
Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D,… và nhiều khoáng chất cần thiết như i-ốt, canxi, magie,… Chính vì vậy, tỏi không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng mà còn giúp phòng tránh các dịch bệnh khác như cúm.
Người bệnh cúm có ăn trứng gà, trứng vịt lộn được không?
Trứng cung cấp một lượng kẽm nhất định kèm 77 kalo, 6 gram protein, 5 gram chất béo lành mạnh và các loại vitamin khoáng chất khác, bao gồm vitamin B và selen. Đặc biệt, trứng còn là một nguồn choline quan trọng – chất dinh dưỡng mà hầu hết mọi người đều bị thiếu hụt.
Tuy nhiên chỉ nên ăn trứng ở mức độ cho phép để không thừa cholesterol.
Bị cúm ăn thịt gà, thịt vịt được không?
Người bị cảm cúm có chức năng tiêu hóa kém. Thịt vịt thì có lượng mỡ khá cao do đó sẽ cản trở sự hấp thu và tiêu hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Ngoài ra thịt vịt còn có tính hàn sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Vậy nên người bệnh nên sử dụng các loại thịt khác như thịt heo,… và ăn những món ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa.
Xem thêm:
- Những thực phẩm nên ăn khi bị cảm lạnh
- Phân biệt cảm lạnh với cảm cúm
- Bí quyết bảo vệ sức khỏe trong mùa mưa
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về những thực phẩm cần thiết nên ăn khi bị cảm cúm. Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!
Nguồn: Healthline, NIH, Hopkinsmedicine, Mayoclinic, Vnvc.vn
Nguồn tham khảo
-
Effects of oral administration of yogurt fermented with Lactobacillus delbrueckii ssp. bulgaricus OLL1073R-1 and its exopolysaccharides against influenza virus infection in mice
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21986509/
-
Zinc lozenges and the common cold: a meta-analysis comparing zinc acetate and zinc gluconate, and the role of zinc dosage
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5418896/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Người bị cảm cúm nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.