Bạn đang xem bài viết Người bị bệnh hen suyễn nên ăn gì và kiêng ăn gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hen suyễn là căn bệnh gây khó khăn trong việc hít thở không khí và để lại nhiều bất tiện trong sinh hoạt, nên việc kiêng cữ trong ăn uống rất quan trọng và cần được quan tâm.
Cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu những thực phẩm nên ăn và kiêng ăn, cũng như những lưu ý khi bị dị ứng hoặc lên cơn hen suyễn để bảo vệ sức khoẻ của mình hoặc người thân nhé.
Người bị bệnh hen suyễn nên kiêng ăn gì?
Thực phẩm giàu calo
Nạp nhiều calo vào cơ thể không chỉ gây béo phì mà còn tác động xấu đến bệnh hen suyễn. Theo các nghiên cứu khoa học, các triệu chứng hen suyễn sẽ nghiêm trọng hơn ở những người mắc bệnh béo phì. Vì thế, hãy cân bằng giữa việc nạp và tiêu thụ calo để cung cấp cho cơ thể mức năng lượng hợp lý, vừa đủ.
Chất kích thích
Bên cạnh các đồ uống có cồn như rượu, bia, thì thuốc lá là độc dược nguy hiểm cần kiêng nhất đối với người bệnh hen suyễn. Chứa các chất gây hại như nicotin, monoxit carbon (khí CO), các chất gây ung thư,…thuốc lá sẽ khiến phế quản co thắt mạnh, tăng tiết dịch nhầy và xuất hiện nhiều cơn hen suyễn cấp tính gây nguy hiểm tính mạng.
Thực phẩm có gas
Đồ uống có gas có thể gây đầy hơi, tạo áp lực lên cơ hoành và đặc biệt nếu bạn bị trào ngược axit dạ dày sẽ khiến khó thở. Nên hạn chế việc uống thức uống có gas và không nên ăn quá no.
Chất bảo quản thực phẩm
Chất bảo quản thực phẩm tự nhiên như salicylat có trong cà phê, trà và một số loại thảo mộc, gia vị, hoặc chất bảo quản hoá học sulfites được sử dụng cho nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn, gia vị, trái cây sấy khô, rau đóng hộp,…cũng là nguyên nhân thường gặp khiến khởi phát các cơn hen.
Thực phẩm mặn
Theo số liệu thống kê ở Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng chế độ ăn có hàm lượng natri cao sẽ gia tăng phản ứng với khí quản. Do đó, người mắc bệnh hen suyễn nên kiêng ăn đồ quá mặn do chứa nhiều muối hay tránh tiêu thụ những thực phẩm có vị chua gắt như chanh, giấm…
Thực phẩm gây dị ứng
Theo thống kê, có khoảng 5% bệnh nhân hen phế quản có tình trạng bệnh nặng hơn do dị ứng thức ăn. Người bệnh nên tránh loại thức ăn mình bị dị ứng và các thức ăn tương tự từ thực phẩm này. Ví dụ người bệnh bị dị ứng với đậu phộng, thì cũng nên kiêng các thức ăn, gia vị như bơ đậu phộng, dầu lạc,…
Đồ muối chua
Nếu bạn có dị ứng với sulfite, hãy tránh xa các thực phẩm muối chua như dưa muối, củ kiệu,…và các thực phẩm lên men khác. Bạn có thể thay thế những loại thực phẩm này bằng salad để vừa an toàn vừa đảm bảo đủ dưỡng chất.
Người mắc hen suyễn nên ăn gì?
Bên cạnh việc tránh những thức ăn có tác động xấu đến bệnh, người bệnh cũng nên lựa chọn thức ăn bổ sung dinh dưỡng phù hợp giúp hạn chế phát tái phát, duy trì sức khỏe ổn định.
Thực phẩm giàu vitamin C
Các chuyên gia khuyên rằng vitamin C giúp giảm triệu chứng thở khò khè và viêm mũi dị ứng do có lượng chất oxy hóa cao. Bạn có thể bổ sung vitamin C thông qua các loại trái cây như dưa vàng, bưởi, kiwi, cam, súp lơ xanh, cà chua,…
Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D được cho là có thể làm giảm nhiễm trùng đường hô hấp và cải thiện chức năng phổi ở người bệnh hen suyễn. Các loại thực phẩm giàu vitamin D mà bạn nên bổ sung khi mắc hen suyễn bao gồm nấm, trứng, sữa,…
Trái cây
Người bị hen suyễn cần ăn nhiều trái cây chứa các chất chống oxy hóa và vitamin C, vitamin E, beta-carotene, giúp nâng cao hệ miễn dịch và giảm khả năng tái bệnh hen suyễn.
Cá
Magie – một loại khoáng chất giúp kháng viêm, điều hòa, chuyển hóa năng lượng và giãn cơ trơn, rất có ích cho người mắc bệnh hen suyễn. Magie có nhiều trong các thực phẩm như ngũ cốc và hải sản,… đặc biệt có rất nhiều trong cá biển. Ngoài ra, cá còn chứa nhiều chất khác giúp tăng cường và bảo vệ chức năng hô hấp như các loại vitamin C, vitamin E, Omega-3,…
Tham khảo: Bị hen suyễn có nên ăn cá không?
Mật ong
Mật ong là liệu pháp tự nhiên có thể áp dụng cho bệnh nhân bệnh hen suyễn. Tích tụ nhầy trong phế quản do hen suyễn gây ra các cơn ho, khò khè, khó thở. Mật ong sẽ làm dịu màng nhầy, kháng viêm, kháng khuẩn, giúp xoa dịu cơn ho của bệnh hen suyễn. Do đó, mật ong được xem là thực phẩm tốt với những người mắc bệnh hen suyễn.
Ngoài việc sử dụng trực tiếp, người bệnh có thể kết hợp mật ong cùng với các loại nước ép như cà rốt, húng quế hoặc cam để dùng hàng ngày.
Tham khảo: Mách bạn cách dùng mật ong điều trị bệnh hen suyễn hiệu quả
Nên làm gì khi bị dị ứng thực phẩm và lên cơn hen suyễn?
Một số cách bạn có thể áp dụng khi vừa bị dị ứng thực phẩm, vừa lên cơn hen suyễn:
- Đọc kỹ thành phần của các loại thực phẩm để tránh mua thực phẩm có chứa chất gây dị ứng. Nếu ăn bên ngoài hoặc được mời dự tiệc, hãy lưu ý kĩ nhân viên, người chế biến về thành phần mình bị dị ứng.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể bằng việc tiêm mũi chống dị ứng. Nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị để được tư vấn liệu pháp phù hợp trước khi tiến hành tiêm lượng nhỏ chất gây dị ứng vào trong cơ thể.
- Luôn thủ sẵn epinephrine trong người: Bạn nên mang theo hai bộ dụng cụ tiêm epinephrine đề phòng trường hợp bị sốc phản vệ do dị ứng thức ăn. Đồng thời gọi báo nhân viên y tế khi có dấu hiệu sốc phản vệ.
Hen suyễn (hen phế quản) còn có tên gọi khác là bệnh viêm niêm mạc phế quản mạn tính. Đây là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, làm cho tức ngực, thở khò khè, khó thở, và thường ho vào lúc đêm hoặc buổi sáng sớm.
Người mắc bệnh hen suyễn nên lưu ý việc giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tiếp xúc lông động vật, đeo khẩu trang khi ra đường và thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.
Tham khảo thêm 7 mẹo dân gian chữa bệnh hen suyễn tại nhà hiệu quả. Biện pháp dân gian chỉ áp dụng cho tình trạng hen suyễn mức độ nhẹ hoặc muốn phòng tránh bệnh. Trường hợp nặng cần đến cơ sở y tế để thăm khám.
Mặc dù không có cách chữa bệnh hen suyễn dứt điểm, nhưng người bệnh có thể kiểm soát được bệnh thông qua việc ăn uống khoa học nhằm ngăn ngừa các cơn hen suyễn. Hy vọng với những thông tin trên, sẽ giúp bệnh nhân hen suyễn kiểm soát quá trình tái phát bệnh.
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Người bị bệnh hen suyễn nên ăn gì và kiêng ăn gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.