Bạn đang xem bài viết Người bệnh bướu cổ nên kiêng ăn gì để bảo vệ sức khoẻ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bướu cổ là bệnh lý tuyến giáp phổ biến do thiếu i-ốt gây nên. Chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu bệnh bướu cổ nên kiêng ăn gì qua bài viết sau đây nhé!
Thực phẩm chứa Goitrogens
Goitrogens là chất có thể gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp nếu tiêu thụ lượng lớn do nó tác động lên quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.
Đối với những người có vấn đề về tuyến giáp, việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa goitrogens có thể làm suy giảm chức năng tuyến giáp do:
- Giảm hấp thu i-ốt: Goitrogens có thể ngăn cản sự hấp thụ i-ốt của tuyến giáp, làm giảm sản xuất hormone giáp.
- Sự cản trở TPO: Enzyme peroxidase (TPO) tham gia vào quá trình gắn i-ốt vào acid amin tyrosine. I-ốt và tyrosin cùng nhau tạo ra hormone tuyến giáp. Goitrogens gây cản trở TPO, từ đó làm giảm hormone giáp.
- Giảm nồng độ hormone TSH: Goitrogens có thể tác động vào hormone kích thích tuyến giáp (TSH), TSH là hormone quan trọng giúp tuyến giáp sản xuất hormone.
Tuy nhiên, với lượng tiêu dùng thông thường trong bữa ăn, các loại rau có chứa goitrogens cho thấy lợi ích tích cực cho sức khỏe và không ảnh hưởng đáng kể đến chức năng tuyến giáp.
Thực phẩm chứa goitrogens thường gặp như:
- Bắp cải brussels.
- Cải búp.
- Cải xoăn.
- Bông cải xanh.
- Bông cải trắng.
- Cải bắp.
- Trái cây và các loại củ có chứa tinh bột: Măng, khoai mì, ngô, hạt lanh, hạt kê, đậu phộng, hạt lê, dâu tây, khoai lang.
- Thực phẩm từ đậu nành: Đậu phụ, sữa đậu nành.
Thực phẩm chứa quá nhiều i-ốt
Tuy bệnh bướu cổ chủ yếu là do sự thiếu hụt i-ốt gây ra nhưng nếu bổ sung i-ốt quá nhiều, làm dư thừa lượng i-ốt cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực cho cơ thể. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu i-ốt có thể dẫn đến cường giáp hoặc làm bệnh nặng hơn trong một số trường hợp.
Liều lượng i-ốt hàng ngày theo khuyến cáo là khoảng 150 mcg. Các loại thực phẩm giàu i-ốt bao gồm:
- Cá nước mặn.
- Rong biển.
- Tôm.
- Cua.
- Sữa.
- Trứng.
- Phô mai.
- Muối i-ốt.
Thực phẩm chứa gluten
Gluten là một loại protein trong lúa mì và các loại ngũ cốc như lúa mạch, yến mạch. Gluten gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, cụ thể là gây các triệu chứng viêm ruột như tiêu chảy, đau bụng,…
Phân tử hormone của tuyến giáp có cấu trúc tương tự như một protein trong gluten. Do đó, khi bạn ăn thực phẩm chứa gluten, hệ miễn dịch có thể nhận nhầm các phân tử của hormone giáp và tấn công chống lại hoạt động bình thường của chính cơ thể mình.
Nghiên cứu cho thấy rằng loại bỏ gluten khỏi chế độ ăn uống sẽ cải thiện chức năng tuyến giáp và cải thiện tình trạng viêm [1].
Bạn nên kiểm tra bao bì của một số loại thực phẩm sau để xem thành phần gluten bên trong:
- Lúa mì.
- Lúa mạch.
- Nấm men bia.
- Mạch nha.
- Lúa mạch đen.
Thực phẩm chứa caffeine
Các loại thực phẩm, đồ uống có chứa caffeine như cà phê, trà, soda và sô cô la có thể làm nặng thêm các triệu chứng cường giáp. Caffeine kích thích tuyến giáp tiết quá nhiều hormone, khiến cho quá trình trao đổi chất của cơ thể hoạt động mạnh, từ đó dẫn đến lo lắng, căng thẳng và tăng nhịp tim.
Bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống có chứa caffeine và nên thay thế bằng các loại trà thảo mộc, các loại nước có hương vị hoặc rượu táo nóng.
Xem thêm: Thiếu Iodine (I-ốt) có gây ra bệnh bướu cổ không?
Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn thêm những thông tin về các loại thực phẩm mà người bị bệnh bướu cổ nên kiêng. Nếu thấy hay và hữu ích hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: Healthline, MedicalNewsToday, ScienceDirect
Nguồn tham khảo
-
The Effect of Gluten-Free Diet on Thyroid Autoimmunity in Drug-Naïve Women with Hashimoto’s Thyroiditis: A Pilot Study
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30060266/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Người bệnh bướu cổ nên kiêng ăn gì để bảo vệ sức khoẻ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.