Bạn đang xem bài viết Ngôn ngữ kí hiệu là gì? Ngôn ngữ ký hiệu do ai tạo ra? Lịch sử và sự phát triển của ngôn ngữ kí hiệu? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ở thế giới con người, việc sáng tạo ra lời nói, cử chỉ, hành động để giao tiếp là một điều tất yếu và là bước ngoặt quan trọng của con người. Nhưng vẫn còn một bộ phận người khiếm khuyết. Vậy họ phải làm thế nào để ngôn luận. Ngôn ngữ kí hiệu là gì? Hay ngôn ngữ ký hiệu do ai tạo ra? Hãy cùng Reviewedu giải đáp thắc mắc nhé!
Ngôn ngữ ký hiệu là gì?
Ngôn ngữ ký hiệu là ngôn ngữ dùng những biểu hiện của bàn tay thay cho âm thanh của tiếng nói. Ngôn ngữ ký hiệu do người khiếm thính tạo ra nhằm giúp họ có thể giao tiếp với nhau trong cộng đồng của mình và tiếp thu tri thức của xã hội.
Ngôn ngữ ký hiệu do ai tạo ra?
Ngôn ngữ ký hiệu do người khiếm thính tạo ra nhằm giúp họ có thể giao tiếp với nhau trong cộng đồng của mình và tiếp thu tri thức của xã hội. Trước đây, chưa có nhà khoa học nào tìm hiểu, nghiên cứu về nó, nên người Việt Nam không nghĩ và đã không xem những dấu hiệu mà người điếc sử dụng là ngôn ngữ. Họ cho rằng đó chỉ là những điệu bộ khua tay của người điếc để cố gắng giao tiếp do thiếu ngôn ngữ. Ngôn ngữ ký hiệu tại Việt Nam để xây dựng nên hệ thống Ngôn ngữ ký hiệu hoàn chỉnh và thống nhất.
Lịch sử và sự phát triển của ngôn ngữ ký hiệu?
Đối với thế giới
384 – 322 TCN
Aristotle, triết gia của Hy Lạp, tuyên bố “Người điếc không thể giáo dục được. Nếu không nghe được, con người không thể học được”.
Thế kỷ 16
Geronimo Cardano, nhà vật lý học người Padua, tuyên bố người điếc có thể học tập thông qua giao tiếp bằng ký hiệu.
Thế kỷ 17
Juan Pablo de Bonet đã công bố bảng chữ cái thể hiện bằng tay vào năm 1620
Thế kỷ 18
1778: Tại Leipzig, Đức, Samuel Heinicke, trường công lập đầu tiên dành cho người điếc không chỉ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu mà còn dùng phương pháp nói và đọc khẩu hình.
Thế kỷ 20
- 1924: Tổ chức World Games đầu tiên dành cho người điếc. Bắt đầu phát triển Gestuno (ngôn ngữ ký hiệu chuẩn quốc tế).
- 1951: Đại hội đầu tiên của Liên đoàn Người Điếc Thế giới (WFD) diễn ra tại Roma.
- 1960: William Stokoe, người Mỹ, xuất bản cuốn sách ngôn ngữ học đầu tiên về ngôn ngữ ký hiệu Mỹ (American Sign Language – ASL).
- 1979: Klima và Bellugi tiến hành nghiên cứu đầu tiên về ngôn ngữ ký kiệu Mỹ (ASL) trên phương diện ngôn ngữ học.
- 1988: Đầu tháng 6, Quốc hội Cộng hòa Séc thông qua một đạo luật chính thức công nhận Ngôn ngữ Ký hiệu Séc là ngôn ngữ chính dành cho người điếc tại quốc gia này. Người điếc có quyền được nhận dịch vụ phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu miễn phí 24/24. Trẻ em điếc có quyền được giáo dục bằng ngôn ngữ ký hiệu bản địa.
Đối với Việt Nam
Có thể nói, Trường Câm điếc Lái Thiêu tiền thân của Trung tâm Nuôi dạy trẻ khiếm thính Thuận An, Bình Dương là cái nôi của nền giáo dục trẻ Điếc ở Việt Nam. Với lịch sử hình thành trên một trăm năm, Trung tâm là nơi đem đến cho cộng đồng người Điếc Việt Nam những ký hiệu ngôn ngữ đầu tiên. Giáo dục người Điếc bằng lời nói kết hợp với ngôn ngữ ký hiệu.
Ngôn ngữ ký hiệu đối với cuộc sống
Thực ra, ngôn ngữ ký hiệu chính là cuộc sống, vì nó bắt nguồn từ cuộc sống. Dù có hay không nhận thức ra, nhưng chúng ta vẫn đã và đang sử dụng ngôn ngữ ký hiệu rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Khoa học đã chứng minh chúng ta truyền tải ngôn ngữ 70% thông qua các biện pháp không lời. Tức là cử chỉ, điệu bộ, nét mặt… Một biện pháp đơn giản để nhận ra tầm quan trọng của ngôn ngữ không lời. Là bạn hãy thử nói chuyện mà nhắm mắt và hoàn toàn không cử động thân thể. Chỉ 30 phút thôi, bạn sẽ ngạc nhiên nhận thấy hiệu quả câu chuyện rất thấp. Chúng ta hoàn toàn mất phương hướng và khả năng phán đoán. Nếu không có các cử chỉ, điệu bộ, nét mắt của người đối thoại “hướng dẫn”. Cũng như nếu không dùng tay chân thì hiệu quả truyền đạt củng giảm hẳn.
Vậy nên, ngôn ngữ ký hiệu tràn ngập trong cuộc sống của chúng ta. Mặc dù chúng ta có thể không nhận thức. Nhưng nó vẫn tồn tại, phát triển và giúp cho cuộc sống tiện lợi, thoải mái hơn. Nói cách khác, chính những người bình thường “phát minh” ra ngôn ngữ ký hiệu. Người câm điếc làm một việc là mô phỏng và hệ thống hóa tất cả lại thành một thứ ngôn ngữ của riêng họ.
Kết luận
Bài viết của Reviewedu đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc: Ngôn ngữ ký hiệu là gì? Thông qua bài viết, chúng ta có thể tìm hiểu chi tiết hơn về lịch sử và sự phát triển của kí hiệu ngôn ngữ. Phần nào biết được ngôn ngữ ký hiệu do ai tạo ra. Hy vọng rằng các bạn đã có cái nhìn bao quát hơn về thế giới của người khiếm khuyết.
Xem thêm
Ai đã phát minh ra bài tập về nhà? Liệu nó có thực sự cần thiết?
Ấn Độ ở đâu? Ai là người tìm ra Ấn Độ? Những điều thú vị về đất nước này?
Lào ở đâu? chủ nhân đầu tiên của nước lào là ai? Lịch sử khai phá và thành lập nước Lào
Liệu bạn có bất ngờ khi phát hiện ra ai là người đã phát minh ra trường học?
Ai là người đã phát minh ra bóng đèn điện thắp sáng cả thế giới
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngôn ngữ kí hiệu là gì? Ngôn ngữ ký hiệu do ai tạo ra? Lịch sử và sự phát triển của ngôn ngữ kí hiệu? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/ngon-ngu-ki-hieu-la-gi-ngon-ngu-ky-hieu-do-ai-tao-ra-lich-su-va-su-phat-trien-cua-ngon-ngu-ki-hieu