Bạn đang xem bài viết Nghĩa của Wibu là gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong thế giới công nghệ hiện đại, Wibu đã trở thành một khái niệm quen thuộc đối với các game thủ, những người yêu công nghệ và đặc biệt là người dùng các phần mềm bản quyền. Mặc dù Wibu là một thuật ngữ không quá phổ biến đối với những người không đam mê công nghệ, nhưng nó lại mang ý nghĩa rất lớn đối với những người có liên quan đến lĩnh vực này. Vậy, nghĩa của Wibu là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Bạn là một người yêu thích văn hóa Nhật Bản? Bạn là một fan của những bộ anime, manga đến từ đất nước mặt trời mọc? Bạn thường nghe thấy cộng đồng mạng nhắc đến từ “Wibu”. Vậy Wibu thực chất là gì? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp quà bài viết dưới đây nhé!
Mục lục nội dung
1. Wibu là gì?
Wibu thực chất chỉ là cách đọc tiếng Việt dành cho từ gốc Weeaboo. Weeaboo hay Wibu đều được sử dụng mang tính mỉa mai và tiêu cực. Ngoài việc ám chỉ những người hâm mộ văn hóa Nhật Bản một cách quá mức, mất kiểm soát, Wibu còn được dùng cho những người chẳng hiểu biết gì về Nhật Bản cũng như nền văn hóa Nhật Bản nhưng luôn tự nhận bản thân là có hiểu biết và rất thích thể hiện. Thuật ngữ này cũng dùng để phân biệt những người hâm mộ “thông thường” và những người “hâm mộ một cách thái quá”.
Tuy nhiên, trên thế giới chỉ phổ biến với từ Weeaboo, về bản chất dùng để chỉ những người phương Tây hâm mộ nền văn hóa Nhật Bản một cách cuồng nhiệt, quá mức. Còn Wibu chỉ phổ biến ở Việt Nam, được dùng riêng cho các tín đồ yêu văn hóa Nhật tại Việt Nam một cách mất kiếm soát. Phần lớn từ này thường được dùng để ám chỉ những người trẻ trâu hiểu biết chưa tới đã lên các trang mạng xã hội thể hiện như một anh hùng bàn phím.
Ví dụ: Khi bạn xem được một vài bộ anime, đọc vài chap manga sau đó bắt đầu lên các trang mạng xã hội tự nhận mình là một Otaku một cách đầy tự hào. Không những thế còn thường xuyên khoe khoang những hiểu biết về văn hóa Nhật Bản thông qua những hiểu biết qua loa, chắp vá các thông tin không chọn lọc có phần lố bịch. Những đối tượng này sẽ thường được gọi là Wibu.
2. Weeaboo là gì?
Tiền thân của Weeaboo chính là Wapanese. Một từ được ra vào năm 2002, trở nên phổ biến từ năm 2005. Đây là một từ được ghép bởi “Wannable” và “White”, dịch ra có nghĩa là “Người Nhật da trắng”. Từ này thường được dùng để chỉ những người da trắng bị ám ảnh hay hâm mộ một cách cuồng nhiệt, quá mức nền văn hóa Nhật Bản, thường là Anime, Manga, Hentai.
Từ “Weeaboo” được biết đến thông qua bộ truyện tranh Perry Bible Fellowship do Nicholas Gurewitch sáng tác và ra mắt năm 2005. Từ này được sử dụng phổ biến trên internet và xuất hiện lần đầu tiên trên diễn đàn 4chan, thay thế cho từ Wapanese để ám chỉ những thứ khó chịu liên quan đến những người này. Tuy nhiên, nó vẫn được sử dụng mang ý nghĩa tiêu cực, mang tính sỉ nhục tương tự như từ Wapanese trước đó.
3. Đặc điểm của Weeaboo
Theo từ điển Urban (2005-2015), những người Weeaboo thường có các đặc điểm sau:
- Bị ám ảnh nền văn hóa Nhật Bản đến mức coi trọng nền văn hóa Nhật Bản hơn cả nền văn hóa nước nhà hay các nền văn hóa khác.
- Sử dụng những từ ngữ tiếng Nhật như những câu nói cửa miệng. Quá lạm dụng tiếng Nhật, thậm chí những từ tiếng Nhật còn bị họ sử dụng sai, dẫn tới phá vỡ ranh giới xã hội.
- Thể hiện nỗi ám ảnh với Manga, Anime hay những văn hóa tiếp biến từ nền văn hóa Nhật Bản
- Phần lớn những người này biết đến nước Nhật cũng như tiếng Nhật dựa vào Anime và Manga.
4. Weeaboo tốt hay xấu?
Bất cứ điều gì cũng có mặt tốt và mặt xấu. Người Nhật cho rằng, những người hâm mộ văn hóa Nhật Bản, muốn tìm hiểu, quan tâm đến nền văn hóa đất nước họ là một điều tốt, giúp cho nhiều người biết hơn. Tuy nhiên, Weeaboo thường bị mỉa mai, phê phán vì những thành phần fan luôn cho mình là số một. Họ yêu Nhật đến mức mất kiểm soát trong cả hành vi và lời nói. Họ sẵn sàng chỉ trích một cách thậm tệ đến bất cứ ai đưa ra nhận xét trái ý họ, trái ý về nền văn hóa đại chúng Nhật Bản. Họ tôn thờ Nhật Bản quá mức mà xem thường, bôi xấu các nền văn hóa khác, kể cả văn hóa quốc gia của họ. Chính vì những hành động xấu của họ khiến cho họ bị mọi người lên án một cách mạnh mẽ và gay gắt.
5. Weeaboo và Otaku có phải là một?
Otaku và Weeaboo đều dùng để ám chỉ những người cuồng nền văn hóa Nhật Bản quá mức. Tuy nhiên Otaku không được sử dụng cho người phương Tây mà chỉ dùng để ám chỉ những người Nhật Bản.
Otaku thường được dùng để chỉ những người Nhật mê mẩn thế giới truyện tranh, những bộ phim hoạt hình. Họ thường có xu hướng thích tìm hiểu, sưu tầm những đồ dùng có hình ảnh hay liên quan đến những bộ anime, manga mà họ yêu thích. Họ có thể đọc và xem Manga, Anime thâu đêm suốt sáng, có thể nhớ lời thoại của các nhân vật một cách chính xác. Không những thế, họ thường có xu hướng tưởng tượng nhập vai” vào các phân cảnh trong truyện hay phim đồng thời có những hành động, biểu hiện giống với những nhân vật mà mình yêu thích.
Nếu bạn là một người hâm mộ cuồng nhiệt nhưng vẫn có thể phân biệt đúng sai, phải trái thì nó không có gì là xấu cả. Nó cũng tương tự như bạn là fan Kpop và tự nhận mình là bạn gái, vợ của Idol thôi. Wibu chả có gì là xấu, chỉ có cách dùng từ “Wibu” bất hợp lý ngay cả khi những người bị gọi chả làm gì sai.
Trên đây là nhưng thông tin xoay quanh câu hỏi “Wibu là gì?”. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có một cái nhìn cụ thể, rõ ràng đồng thời hiểu thuật ngữ này một cách đúng đắn nhất.
Tóm lại, nghĩa của Wibu là một cảm xúc sâu sắc và đam mê với anime, manga và văn hóa Nhật Bản. Đây là một khái niệm khá phổ biến trong cộng đồng trẻ và được đánh giá rất cao. Dù có những tranh cãi xung quanh việc sử dụng từ này, thế nhưng nó vẫn chứa đựng một giá trị và ý nghĩa đặc biệt đối với những người yêu thích văn hóa Nhật Bản.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nghĩa của Wibu là gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/wibu-la-gi/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan:
1. Anime
2. Manga
3. Cosplay
4. Otaku
5. Japan
6. Đam mê
7. Truyện tranh
8. Cộng đồng
9. Nhân vật
10. Nhật Bản