Ai cũng có mồm để ăn nói, có tai để nghe. Nói như thế nào, nghe như thế nào, là cả một nghệ thuật sống trong giao tiếp hằng ngày, trong ứng xử giữa người với người trong cộng đồng.
Câu nói của nhà triết học Hi Lạp Dê-nông (346-264 trước Công nguyên) với một người bẻm mép là một lời khuyên sâu sắc để chúng ta ghi lòng và suy nghĩ: “Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”. Sau đây, mời các bạn cùng tham khảo 4 bài văn mẫu hay sau đây để hiểu rõ hơn về lời khuyên của Dê-nông nhé.
Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn – Mẫu 1
Có biết bao lần khi ta làm sai điều gì đó, những việc có lỗi với chính những người sinh thành mình, bố mẹ quát mắng nhưng vì ngang bướng mà cãi lại bố mẹ, không nhận là mình sai. Hay cũng có khi bạn bè hiểu lầm nhau cãi cọ lẫn nhau, không biết bên nào là bên sai cả, có thể bạn hiểu lầm bạn mình, cũng có thể là hai người trực tiếp cãi cọ lẫn nhau vì một điều gì đó. Những lúc ấy cái môm của bạn có ngưng nói những lời không tốt không, có mãi cãi qua không. Người ta thường nói rằng “Chúng ta có hai tai và miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”. Bạn hiểu sao về ý nghĩa của câu nói này?
Trước hết chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa của câu nói đó là gì?. Chúng ta có hai cái tai và một cái mồm. Dùng phép so sánh hơn thấp để thây được số lượng nhiều của những bộ phận trên cơ thể ta. Tuy nhiên số lượng tai và mồm thì có liên quan gì đến nói ít và nghe nhiều hơn. Ẩn ý ở đây là chúng ta nên biết lắng nghe những lời của mọi người xung quanh và nói ít hơn. Nói ít không có nghĩa cả ngày “ ăn không nên đọi nói không nên lời’” là tốt mà nói ít ở đây là nên nói những gi đúng lúc đúng thời điểm, không thì cái mồm sẽ làm khổ cái thân. Tóm lại câu nói trên khuyên chúng ta hãy biết lắng nghe nhiều hơn là nói cãi không đúng lúc, không đúng sự việc.
Trước tiên hãy biết lắng nghe ngay chính những người thân của mình. Người thân đầu tiên đó chính là ông bà cha mẹ. Họ không những là người sinh thành mà họ còn là những người có kinh nghiệm trải đời hơn ta chính vì thế mà ta nên lắng nghe những lời ông bà cha mẹ mình khuyên mình. Sự lắng nghe thể hiện trong những việc rất nhỏ như bố mẹ dạy bảo đi ngủ trưa hay là con nên nói năng nhẹ nhàng lịch sự hơn thì chúng ta nên lắng nghe chứ không được cãi lại hay chối bỏ. vui biết mấy khi thấy bạn vâng con biết rồi lần sau con rút kinh nghiệm, lòng bố mẹ chẳng yên tâm quá đi chứ. Và như thế cũng thể hiện bạn là một người con ngoan. Hay có nhiều khi bạn xích mích với anh chị em của mình. Có thể là tị nạnh nhau với chị gái nhưng mình là em không được nói hỗn với chị. Nhiều người vẫn hỏi tại sao khi mình là em mà khi cãi nhau với chị, chị cũng nói mình rất quá đáng mà bố mẹ hay mắng mình hơn vì bản thân mình là em nên biết tôn trọng chị trước, nhỏ hơn mà cãi láo thì đáng ăn đánh hơn chị lớn mà không biết nhường em. Đối với em trai cũng vậy mình lớn hơn thì phải ăn nói cho hẳn hoi thì em nó mới phục. Nếu cãi nhau thì mình cũng là người bị mắng. Bố mẹ có cái lý của bố mẹ vậy nên hãy lắng nghe chứ đừng cãi lại, cãi lại chỉ khiến bố mẹ bạn không thích bạn hơn mà thôi.
Hay trong những mối quan hệ với bạn bè và những người xung quanh cũng cần phải biết lắng nghe dù họ lớn hơn hay bằng thậm chí là nhỏ tuổi hơn bạn. Nhiều khi chính những suy nghĩ non nớt và ngây thơ của trẻ con lại vô tình khiến cho bạn nhận ra một chân lý nào đó trong cuộc sống. Chân lý ấy đứa bé không hề biết nó chỉ thấy và nói một cách ngây thơ không hề suy nghĩ nhưng bạn thì phải suy nghĩ rất nhiều. Có thể nói rằng lắng nghe luôn tốt hơn là mở miệng thanh minh hay cãi cọ phân bua. Nhiều khi tình bạn cũng được bồi đắp khi trải qua những mâu thuẫn, vì qua đó sẽ hiểu được nỗi lòng của nhau hơn. Và chính vì thế yêu quý nhau hơn. Mâu thuẫn ấy có thể mình hiểu nhầm bạn của mình, hay cũng có thể do chính bạn thân hai người bạn tạo nên với nhau. Vì tuổi trẻ nông nỗi nhiều khi bạn không nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo vì thế cho nên bạn sẽ có những quyết định và suy nghĩ khá vội vàng. Chinh vì thế mà bạn bè có đôi lúc xảy ra mâu thuần, khi ấy nếu muốn giũ tình bạn của mình thì mặc dù mình đúng hay bạn sai một cách trắng trơn, hoặc bạn đang hiểu lầm mình thì hãy lắng nghe những điều bạn nói để cũng nhau giải quyết chứ càng cãi qua cãi lại để phân định ai đúng ai sai làm cái gì. Liệu rằng làm như thế bạn có vui vẻ hơn không?. Lắng nghe những suy nghĩ của người khác về mình và rồi bộc lộ những suy nghĩ của mình một cách bình tĩnh chân thành ấy mới là một phương pháp, một liều thuốc tốt để tránh mất đi một tình bạn xây dựng biết bao lâu nay. Chính vì thế hãy biết lắng nghe nhiều hơn nhé!
Tuy nhiên hãy biết chọn đúng đối tượng để bạn lắng nghe không nên nghe theo những lời phản động nhà nước mà lại ch là đúng như thế không tốt.
Có thể khẳng định rằng câu nói trên hoàn toàn đúng. Số lượng của cái tai tương đương với chúng ta nên làm điều gì nhiều hơn, đó là nghe nhiều hơn nói. Vì nói trong những trường hợp ấy nhiêu khi không đúng lúc để cho người ta hiểu ý của mình. Thậm chí còn dẫn đến trạng thái gay gắt mất đoàn kết. tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì nên nói vì tính chất khẩn trương của sự việc. vì vậy hãy thông minh khi biết lựa chọn sự lắng nghe hay nói trong cuộc sống nhé!
Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn – Mẫu 2
Con người là động vật bậc cao cấp, đặc biệt. Ta biết nói, biết cười biết lắng nghe bởi có đôi tai và một cái miệng. Tại sao lại như vậy? Bạn đã bao giờ tự hỏi vì đâu mà tạo hóa cho ta hình hài như thế? Nhà triết học người Hi lạp đã nói rằng: Chúng ta có hai tai và một cái miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn. Sự lắng nghe và thấu hiểu đã không còn gì xa lạ đối với mỗi người hơn thế đó lại là một kĩ năng sống quan trọng của con người. Nhờ có nó mà con người sống trong thế giới hòa bình, giảm thiểu mâu thuẫn, xích lại gần nhau hơn với tình người nồng thắm.
Đúng như lời nói của nhà triết học người Hi lạp ấy, con người chỉ nên có một đôi tai và một cái miệng. Ta có đôi tai để lắng nghe nhiều hơn, hiểu rõ nhiều thứ hơn và một chiếc miệng để nói ít đi, suy ngẫm kĩ càng trước khi nói ra câu nào đó. Bởi mỗi câu nói đều là sự tác động đến người nghe tích cực hoặc cũng có thể là tiêu cực. Còn sự lắng nghe sẽ tạo nên sự đồng cảm, gắn kết giữa người với người. hơn nữa lắng nghe còn thể hiện lòng tôn trọng đối với người nói. Trong lớp học khi giáo viên đang giảng bài, bạn gây mất trật tự, làm ồn khiến giáo viên ngừng giảng bài và nhắc nhở bạn như thế bạn đã không tôn trọng giáo viên làm cho họ khó chịu và cảm thấy không được tôn trọng với cương vị một người đang truyền đạt kiến thức cho học sinh. Và tất nhiên cái kết dành cho bạn là đứng dậy ra khỏi lớp hoặc bị phạt gì đó, đấy đâu phải điều ta muốn. Có một cái miệng thôi nhưng đôi khi nó cũng khá rắc rối nếu bạn không kiểm soát được nó. Còn đôi tai khi bạn ngồi chăm chú nghe giảng, bài học sẽ thấm vào đầu rất hiệu quả, điều đó không phải có ích hơn rất nhiều hay sao? Hay trong một cuộc đối thoại, bạn cứ hăng say kể điều mình muốn nói và bỏ ngoài tai những điều đối tượng tương tác. Người đó sẽ khó chịu và cảm thấy thiếu tôn trọng còn có thể đánh giá con người bạn không lịch thiệp trong giao tiếp. Ngược lại, bạn lắng nghe đối tác nói một cách cẩn thận rồi đưa ra ý kiến của mình, một cuộc thảo luận có thứ tự , lần lượt sẽ khiến đôi bên hài lòng, thoải mái. Như vậy ta thấy đó, yếu tố lắng nghe thấu hiểu là vô cùng quan trọng trong đời sống, còn lời nói giúp con người ta xích lại gần nhau hơn.
Lời nói giúp chúng ta trao đổi thông tin, sẻ chia cảm xúc. Những khi con người came dấy buồn chán, yếu đuối nhất là lúc họ cần bờ vai để dựa, những lời động viên hữu ích, vực dậy tinh thần đang sa sút của họ. Và có một điều vô cùng quan trọng trong lời nói mà cố nhân ngày xưa dạy rằng: uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. Đây là bài học cho con người rằng mỗi lời nói ra đều không rút lại được và lời nói cũng là con dao hai lưỡi. Một mặt nếu bạn sử dụng ngôn ngữ, khả năng giao tiếp tốt thì sẽ đạt được điều mình muốn. Còn nếu bạn xử dụng không tốt cái miệng của mình thì chính những lời bạn nói ra sẽ quay lại gây ra rắc rối cho bạn. Vì thế mà người ta mới nói “uốn lưỡi bảu lần trước khi nói”, con người cần phải cân nhắc, suy nghĩ về những điều mình nói ra có nên hay không, không nên nhiều lời mà là ngắn gọn, xúc tích khiến người nghe hiểu được ý bạn, tránh gây hiểu lầm. Chính nhờ có lời nói mà ta đã giữ vững quan hệ quốc tế ngoại giao với các nước láng giềng, nước lớn như Mĩ, Anh, Nga… Hay gần gũi hơn trong đời sống thường ngày, giao tiếp làm ta hiểu nhau hơn, tạo sự thoải mái cho các mối quan hệ giữa bạn bè, thầy cô, gia đình và người thân.
Lắng nghe là một nghệ thuật sống. Ta lắng nghe những âm thanh, tiếng nói hiện hữu của cuộc sống, lắng nghe cả những khoảng lặng đầy ý nghĩa và quan trọng là lắng nghe lời nói chân thành của nhau. Ngược lại, “căn bệnh không chịu lắng nghe” chính là sự vô tâm, thờ ơ, là sự bảo thủ, hiếu thắng. Qua lời nhận định, muốn cảnh bảo chúng ta về tác hại của thái độ sống ích kỉ, cực đoan – căn bệnh “không chịu lắng nghe”. Vì vậy, sự lắng nghe trong cuộc sống có vài trò rất quan trọng. Nhờ lắng nghe, con người có thể khiến cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhờ lắng nghe, nhân loại tránh được những xung đột không đáng có, tránh được những đau thương, mất mát. Ngoại giao của thế giới là đối thoại chứ không đối đầu, thông qua tổ chức Liên hiệp quốc và các diễn đàn quốc tế, thế giới lắng nghe nhau trong thái độ ôn hòa, nhằm giải quyết các vấn đề mâu thuẫn mà không gây tổn thất. Chỉ khi biết lắng nghe, nhân loại mới có thể tiếp thu các ý kiến tiến bộ để không ngừng phát triển. Trong cuộc sống, chúng ta không chỉ lắng nghe người khác, mà còn phải lắng nghe chính bản thân mình, đó là cách để ta hiểu mình và sống một cuộc đời thật ý nghĩa.
Bên cạnh những con người biết sống đẹp, biết quan tâm đến những người xung quanh, biết lắng nghe sẻ chia thì vẫn còn có những người sống một cuộc sống vô cảm thờ ơ với cuộc sống, con người xung quanh. Người ta tự khép bản thân mình lại, chỉ ích kỉ quan tâm đến bản thân, giấu hết mọi hỉ nộ ái ố trong mình không một lần biểu cảm ra ngoài. Đôi khi ta thấy những cậu nhóc chơi game mải mê quên mọi thứ xung quanh. Đầu tóc thì rối, gương mặt phờ, dễ cáu giận vì những lí do nhỏ nhặt… như vậy ngoài trò chơi ảo ra thì đứa trẻ đó đã thờ ơ với cuộc sống thực. Thật đáng lo. Và không chỉ có ở trẻ con mà người lớn cũng có những điều tương tự xảy ra. Guồng quay côn việc bộn bề khiến người lớn quên mất đi vai trò trách nhiệm với tổ ấm của mình, chăm soc nó một cách sơ xài, không để tâm đến chuyện con cái. Họ có biết chăng với con cái cha mẹ chính là bến bờ ấm áp để sẻ chia, tâm sự những vui buồn. Lối sống không có sự lắng nghe, sẻ chia như thế cần được loại bỏ.
Con người thường thích nói hơn thích nghe , thích nổi trội giữa đám đông hơn là im lặng quan sát. Bởi thế mà con người muốn sống cuộc sống có chiều sâu hãy học cách lắng nghe nhiều hơn và nói ít hơn. Sự tinh tế nhỏ trong cuộc sống cũng góp phần thay đổi cả một thói quen sống, một nếp sống của con người trở nên tốt hơn. Coi trọng , lịch sự với người khác cũng chính là bạn đang tôn trọng bản thân mình.
…………
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị luận xã hội: Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn Văn mẫu nghị luận xã hội hay nhất của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.