Ngày 18/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 82/2022/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
Theo đó, bổ sung quy định về các trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp. Cụ thể:
- Một là, hoạt động pha loãng, phối trộn hóa chất không xảy ra phản ứng hóa học tạo thành hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp để đưa vào quá trình sử dụng, sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác của chính tổ chức, cá nhân.
- Hai là, thành phần hóa chất trong hỗn hợp chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp có hàm lượng trong hỗn hợp chất nhỏ hơn 0,1%.
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 82/2022/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2022 |
NGHỊ ĐỊNH 82/2022/NĐ-CP
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 113/2017/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 10 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HÓA CHẤT
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 30 tháng 3 năm 2021;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất
1. Sửa đổi khoản 11 Điều 1 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương như sau:
“11. Các sản phẩm sau không thuộc đối tượng hóa chất được điều chỉnh của Nghị định này:
a) Dược phẩm; chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng; thực phẩm; mỹ phẩm;
b) Thức ăn chăn nuôi; thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật; phân bón hữu cơ, phân bón sinh học, phân bón hóa học là phân bón hỗn hợp, phân bón khoáng hữu cơ, phân bón khoáng sinh học; sản phẩm bảo quản, chế biến nông sản, lâm sản, hải sản và thực phẩm;
c) Chất phóng xạ; vật liệu xây dựng; sơn, mực in;
d) Keo dán sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và sản phẩm tẩy rửa sử dụng trong lĩnh vực gia dụng;
đ) Xăng, dầu theo quy định pháp luật về xăng, dầu; condensate, naphta sử dụng trong chế biến xăng dầu.”.
2. Sửa đổi khoản 3 Điều 9 như sau:
“3. Tổ chức, cá nhân, trừ tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp quy định tại Điều 10a của Nghị định này, chỉ được sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện và có trách nhiệm duy trì đủ điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp tổ chức, cá nhân không còn đáp ứng đủ điều kiện sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật Hóa chất.”.
3. Sửa đổi Điều 10 như sau:
“Điều 10. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
d) Bản sao văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
đ) Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng nhà xưởng, kho chứa, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí nhà xưởng, kho tàng, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào nhà xưởng, khu vực sản xuất và kho hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng nhà xưởng, kho chứa hoặc Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho chứa;
e) Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của cơ sở sản xuất hóa chất;
g) Bản sao bằng đại học trở lên chuyên ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất;
h) Bản sao quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 34 của Nghị định này;
i) Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất theo quy định.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh;
d) Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
đ) Bản sao văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với từng kho chứa hóa chất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng kho chứa hóa chất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
e) Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng của từng địa điểm kinh doanh, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí kho chứa, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào khu vực kho hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng kho chứa hoặc Hợp đồng thuê kho đối với trường hợp thuê kho lưu trữ hoặc Hợp đồng hay thỏa thuận mua bán hóa chất trong trường hợp sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất;
g) Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của từng địa điểm kinh doanh hóa chất;
h) Bản sao bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất;
i) Bản sao quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 34 của Nghị định này;
k) Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh theo quy định.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản kê khai từng cơ sở sản xuất, địa điểm kinh doanh hóa chất;
d) Bản sao quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với từng cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất;
đ) Bản sao văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất không thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
e) Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng từng cơ sở sản xuất, địa điểm kinh doanh hóa chất, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí nhà xưởng, kho chứa, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào nhà xưởng, khu vực sản xuất, kho chứa hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất hoặc Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho chứa, Hợp đồng hay thỏa thuận mua bán hóa chất trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất;
g) Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của từng cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất;
h) Bản sao bằng đại học trở lên chuyên ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất; Bản sao bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất;
i) Bản sao quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 34 của Nghị định này;
k) Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định.
4. Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính có trách nhiệm thẩm định, cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp cho tổ chức, cá nhân.
5. Trình tự, thủ tục thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện lập 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp Giấy chứng nhận quy định tại điểm c, điểm d khoản này;
c) Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất của tổ chức, cá nhân được đặt tại địa phương đặt tại sở chính, trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa phương khác với địa phương đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm gửi bản sao hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận của tổ chức, cá nhân để lấy ý kiến của Sở Công Thương địa phương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất. Trong thời hạn 09 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản sao hồ sơ, Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất có trách nhiệm kiểm tra điều kiện thực tế đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất trên địa bàn quản lý và có ý kiến bằng văn bản về việc đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 9 của Nghị định này. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân không muộn hơn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Sở Công Thương địa phương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất về việc đã đáp ứng đủ điều kiện, đồng thời gửi 01 bản cho Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất để phối hợp quản lý. Mẫu Giấy chứng nhận được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện
a) Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin đăng ký thành lập của tổ chức, cá nhân, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận và gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
b) Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận bao gồm: Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận; bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp trong trường hợp Giấy chứng nhận bị sai sót hoặc có thay đổi về thông tin của tổ chức, cá nhân; phần bản chính còn lại có thể nhận dạng được của Giấy chứng nhận trong trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kiểm tra, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân đồng thời gửi 01 bản cho Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
7. Hồ sơ, trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện
a) Trường hợp có thay đổi địa điểm cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất; loại hình, quy mô, chủng loại hóa chất sản xuất, kinh doanh, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận và gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
b) Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận bao gồm: Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện; bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện đã được cấp; giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng được điều kiện sản xuất, kinh doanh đối với các nội dung điều chỉnh;
c) Trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận thực hiện như cấp mới Giấy chứng nhận.
8. Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.
9. Bộ Công Thương xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết việc thực hiện quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.
10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
a) Trong quá trình hoạt động hóa chất, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này;
b) Lưu giữ Giấy chứng nhận đủ điều kiện đã được cấp tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất làm căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
c) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 Nghị định này.
11. Các biểu mẫu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh và mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.’’.
4. Bổ sung Điều 10a vào sau Điều 10 như sau:
“Điều 10a. Các trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
1. Hoạt động pha loãng, phối trộn hóa chất không xảy ra phản ứng hóa học tạo thành hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp để đưa vào quá trình sử dụng, sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác của chính tổ chức, cá nhân.
2. Thành phần hóa chất trong hỗn hợp chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp có hàm lượng trong hỗn hợp chất nhỏ hơn 0,1%.”.
5. Bổ sung Điều 11a vào sau Điều 11 như sau:
“Điều 11a. Quản lý, kiểm soát sử dụng tiền chất công nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng tiền chất công nghiệp để sản xuất các sản phẩm, hàng hóa khác phải thực hiện các quy định tại Chương V của Luật Hóa chất và các quy định sau:
a) Phải có đầy đủ hóa đơn mua tiền chất công nghiệp, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, thông tin về nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà cung cấp các loại tiền chất công nghiệp; có phiếu xuất kho, nhập kho;
b) Phải lập sổ theo dõi tình hình sử dụng tiền chất công nghiệp. Sổ theo dõi bao gồm các thông tin: Tên tiền chất công nghiệp, số lượng tiền chất mua vào (số lượng nhập khẩu, mua trong nước), số lượng đã sử dụng, số lượng tồn kho; mục đích sử dụng tiền chất công nghiệp.
2. Trong quá trình sử dụng tiền chất công nghiệp, tổ chức, cá nhân phải có biện pháp quản lý, kiểm soát tiền chất công nghiệp và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm thất thoát tiền chất công nghiệp.”.
6. Sửa đổi một số điểm, khoản tại Điều 12 như sau:
a) Sửa đổi điểm a khoản 2 như sau:
“a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp;
b) Sửa đổi khoản 8 như sau:
“8. Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp trên hệ thống Cổng thông tin một cửa quốc gia.”.
c) Sửa đổi khoản 9 như sau:
“9. Các biểu mẫu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, gia hạn và mẫu Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.”.
7. Sửa đổi khoản 4 Điều 15 như sau:
“4. Tổ chức, cá nhân, trừ tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp quy định tại Điều 16a của Nghị định này, chỉ được sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép và có trách nhiệm duy trì đủ điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp tổ chức, cá nhân không còn đáp ứng đủ điều kiện sẽ bị thu hồi Giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật Hóa chất.”.
8. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản tại Điều 16 như sau:
a) Sửa đổi điểm a khoản 1 như sau:
“a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này;”.
b) Sửa đổi điểm a khoản 2 như sau:
“a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này;”.
c) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:
“2a. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất và kinh doanh
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép sản xuất và kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Các giấy tờ quy định từ điểm b đến điểm k khoản 3 Điều 10 của Nghị định này;
c) Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.”.
d) Sửa đổi điểm b khoản 4 như sau:
“b) Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép bao gồm: Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này; bản chính Giấy phép đã được cấp trong trường hợp Giấy phép bị sai sót hoặc có thay đổi về thông tin đăng ký thành lập của tổ chức, cá nhân; phần bản chính còn lại có thể nhận dạng được của Giấy phép trong trường hợp Giấy phép bị hư hỏng;”.
đ) Sửa đổi điểm b khoản 5 như sau:
“b) Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép bao gồm: Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này; bản chính Giấy phép đã được cấp; giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng được điều kiện sản xuất, kinh doanh đối với các nội dung điều chỉnh;”.
e) Sửa đổi điểm a khoản 7 như sau:
“a) Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) có trách nhiệm tiếp nhận, tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. Bộ Công Thương có thẩm quyền cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh và quy định thời hạn của Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.”.
g) Bổ sung khoản 8 vào sau khoản 7 như sau:
“8. Các biểu mẫu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, mẫu Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.”.
9. Bổ sung Điều 16a vào sau Điều 16 như sau:
“Điều 16a. Các trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
1. Hoạt động pha loãng, phối trộn hóa chất không xảy ra phản ứng hóa học tạo thành hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp để đưa vào quá trình sử dụng, sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác của chính tổ chức, cá nhân.
2. Thành phần hóa chất trong hỗn hợp chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp có hàm lượng trong hỗn hợp chất nhỏ hơn 0,1%.”.
10. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản tại Điều 20 như sau:
a) Sửa đổi khoản 4 như sau:
“4. Hồ sơ đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
a) Văn bản đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm 09 bản. Cách trình bày, bố cục và nội dung của Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.”.
b) Sửa đổi điểm c khoản 8 như sau:
“c) Hàng năm, các cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Kế hoạch với sự chứng kiến hoặc chỉ đạo của đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương;”.
c) Bổ sung khoản 11 vào sau khoản 10 như sau:
“11. Bộ Công Thương xây dựng các biểu mẫu sử dụng trong quá trình lập hồ sơ đề nghị và thẩm định, phê duyệt kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; mẫu chứng thực trên trang phụ bìa của Kế hoạch sau khi được phê duyệt. Mẫu văn bản đề nghị và mẫu quyết định phê duyệt kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.”.
11. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản tại Điều 21 như sau:
a) Sửa đổi khoản 2 như sau:
“2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm các nội dung cơ bản quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Hóa chất. Tổ chức, cá nhân xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.”.
b) Bổ sung điểm d vào sau điểm c khoản 3 như sau:
“d) Hàng năm các cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất với sự chứng kiến hoặc chỉ đạo của đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương trong trường hợp cơ sở hóa chất có tồn trữ hóa chất thuộc Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhưng dưới ngưỡng quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.”.
12. Sửa đổi Điều 23 như sau:
“Điều 23. Phân loại hóa chất
Việc phân loại hóa chất được thực hiện theo quy tắc và hướng dẫn kỹ thuật của GHS, từ Phiên bản 2 năm 2007 trở đi. GHS phiên bản 2 bao gồm các phân loại chính như sau:
TT |
Phân loại |
Phân cấp |
||||||||||
I |
Nguy hại vật chất |
|||||||||||
1 |
Chất nổ |
Chất nổ không bền |
Cấp 1.1 |
Cấp 1.2 |
Cấp 1.3 |
Cấp 1.4 |
Cấp 1.5 |
Cấp 1.6 |
||||
2 |
Khí dễ cháy |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
|||||||||
3 |
Sol khí dễ cháy |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
|||||||||
4 |
Khí oxy h óa |
Cấp 1 |
||||||||||
5 |
Khí chịu áp suất |
Khí nén |
Khí h óa lỏng |
Khí h óa lỏng đông lạnh |
Khí h òa tan |
|||||||
6 |
Chất lỏng dễ cháy |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
Cấp 4 |
|||||||
7 |
Chất rắn dễ cháy |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
|||||||||
8 |
Chất và hỗn hợp tự phản ứng |
Kiểu A |
Kiểu B |
Kiểu C&D |
Kiểu E&F |
Kiểu G |
||||||
9 |
Chất lỏng tự cháy |
Cấp 1 |
||||||||||
10 |
Chất rắn tự cháy |
Cấp 1 |
||||||||||
11 |
Chất và hỗn hợp tự phát nhiệt |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
|||||||||
12 |
Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước sinh ra khí d ễ cháy |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
||||||||
13 |
Chất lỏng oxy h óa |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
||||||||
14 |
Chất rắn oxy h óa |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
||||||||
15 |
Peroxyt hữu cơ |
Kiểu A |
Kiểu B |
Kiểu C&D |
Kiểu E&F |
Kiểu G |
||||||
16 |
Ăn mòn kim loại |
Cấp 1 |
||||||||||
II |
Nguy hại sức khỏe |
|||||||||||
17 |
Độc cấp tính |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
Cấp 4 |
Cấp 5 |
||||||
18 |
Ăn mòn/kích ứng da |
Cấp 1A |
Cấp 1B |
Cấp 1C |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
||||||
19 |
Tổn thương nghiêm trọng/ kích ứng mắt |
Cấp 1 |
Cấp 2A |
Cấp 2B |
||||||||
20 |
Tác nhân nhạy hô hấp |
Cấp 1 |
||||||||||
21 |
Tác nhân nhạy da |
Cấp 1 |
||||||||||
22 |
Đột biến tế bào mầm |
Cấp 1A |
Cấp 1B |
Cấp 2 |
||||||||
23 |
Tác nhân gây ung thư |
Cấp 1A |
Cấp 1B |
Cấp 2 |
||||||||
24a |
Độc tính sinh sản |
Cấp 1A |
Cấp 1B |
Cấp 2 |
||||||||
24b |
Ảnh hưởng đến hoặc qua sữa mẹ |
|||||||||||
25 |
Độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm đơn |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
||||||||
26 |
Độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm lặp lại |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
|||||||||
27 |
Nguy hại hô hấp |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
|||||||||
III |
Nguy hại môi trường |
|||||||||||
28a |
Nguy hại cấp tính đối với môi trường thủy sinh |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
||||||||
28b |
Nguy hại m ã n tính đối với môi trường thủy sinh |
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
Cấp 4 |
13. Sửa đổi số thứ tự 4 tại khoản 1 Điều 24 như sau:
TT |
Phân loại hóa chất |
Hàm lượng |
4 |
Tác nhân nhạy da/hô hấp |
≥ 1,0% |
14. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản tại Điều 27 như sau:
a) Sửa đổi điểm b khoản 4 như sau:
“b) Thông tin khai báo và phản hồi khai báo hóa chất nhập khẩu qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này. Thông tin phản hồi khai báo hóa chất nhập khẩu có giá trị pháp lý để làm thủ tục thông quan. Sau khi hóa chất được thông quan, hệ thống của Cơ quan Hải quan gửi phản hồi trạng thái thông quan gồm thông tin tờ khai, hóa chất, khối lượng hóa chất thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia và hệ thống của Bộ Công Thương.”.
b) Bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 như sau:
“4a. Các hóa chất cần kiểm soát đặc biệt khi nhập khẩu
a) Các hóa chất nguy hiểm cần kiểm soát khi thực hiện thủ tục khai báo hóa chất nhập khẩu bao gồm: dinitơ monoxit, các hợp chất của xyanua, thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân;
b) Trong thời hạn 16 giờ làm việc, kể từ thời điểm hệ thống của Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ khai báo đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản này, Cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo của Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và phản hồi thông tin khai báo hóa chất nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân khai báo. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo của Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) gửi phản hồi qua Cổng thông tin một cửa quốc gia đến tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Các trường hợp hồ sơ không hợp lệ bao gồm: tổng khối lượng hóa chất nhập khẩu tính từ đầu năm đến thời điểm khai báo lớn hơn khối lượng được cấp phép trong năm, các tài liệu đính kèm không đúng theo quy định tại khoản 3 Điều này, thông tin khai báo hóa chất nhập khẩu chưa chính xác. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo của Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) phê duyệt hồ sơ và phản hồi thông tin khai báo, thông tin được phản hồi qua Cổng thông tin một cửa quốc gia tới tổ chức, cá nhân khai báo và cơ quan hải quan”.
c) Sửa đổi khoản 6 như sau:
“6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo hóa chất qua Cổng thông tin một cửa quốc gia
Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin khai báo theo biểu mẫu có sẵn trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và các văn bản, chứng từ, dữ liệu điện tử trong bộ hồ sơ khai báo hóa chất qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Trường hợp thông tin khai báo không chính xác, hồ sơ khai báo hóa chất điện tử là cơ sở để tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành xử phạt vi phạm hành chính. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm lưu trữ bộ hồ sơ khai báo hóa chất để xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu 05 năm.”.
15. Bổ sung khoản 6 vào sau khoản 5 Điều 28 như sau:
“6. Thành phần hóa chất trong hỗn hợp chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo có hàm lượng trong hỗn hợp nhỏ hơn 0,1%.”.
16. Sửa đổi khoản 1 Điều 31 như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất hoặc cử các đối tượng được quy định tại Điều 32 của Nghị định này tham gia các khóa huấn luyện của các tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất và huấn luyện định kỳ ít nhất 02 năm một lần. Thời gian huấn luyện lần đầu được quy định tại khoản 6 Điều 33 của Nghị định này. Thời gian huấn luyện định kỳ từ lần thứ hai trở đi bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu, trừ trường hợp phải được huấn luyện lại quy định tại khoản 3 Điều này.”.
17. Bổ sung một số điểm, khoản tại Điều 33 như sau:
a) Bổ sung điểm e vào sau điểm đ khoản 3 như sau:
“e) Nội dung thực hành tại cơ sở hoạt động hóa chất: Nhận biết đặc tính nguy hiểm của hóa chất và thực hành quy trình xử lý một số sự cố hóa chất điển hình tại cơ sở hoạt động hóa chất.”.
b) Bổ sung điểm đ vào sau điểm d khoản 4 như sau:
“đ) Nội dung thực hành tại cơ sở hoạt động hóa chất: Nhận biết đặc tính nguy hiểm của hóa chất và thực hành quy trình xử lý một số sự cố hóa chất điển hình tại cơ sở hoạt động hóa chất.”.
18. Sửa đổi một số điểm, khoản tại Điều 36 như sau:
a) Sửa đổi điểm a khoản 1 như sau:
“a) Trước ngày 15 tháng 02 hàng năm, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động hóa chất của năm trước trên Hệ thống Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia;”.
b) Sửa đổi điểm a khoản 3 như sau:
“a) Trước ngày 01 tháng 3 hàng năm, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực tại địa phương có trách nhiệm báo cáo công tác quản lý hóa chất trên Hệ thống Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia;”.
19. Bổ sung một số hóa chất vào Phụ lục I của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP – Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp như sau:
STT |
Tên hóa chất theo tiếng Việt |
Tên hóa chất theo tiếng Anh |
Mã số HS(1) |
Mã số CAS |
Công thức hóa học |
820 |
Amoniac (khan) |
Ammonia (anhydrous) |
28141000 |
7664-41-7 |
NH3 |
821 |
Axetylen |
Acetylene |
29012910 |
74-86-2 |
C2H2 |
822 |
Clo |
Chlorine |
28011000 |
7782-50-5 |
Cl2 |
823 |
Flo |
Fluorine |
28013000 |
7782-41-4 |
F2 |
824 |
Hydro |
Hydrogen |
28041000 |
1333-74-0 |
H2 |
825 |
Hydro florua |
Hydrogen fluoride |
28111100 |
7664-39-3 |
HF |
826 |
Hydro sunphua |
Hydrogen sulphide |
28111990 |
7783-06-4 |
H2S |
827 |
Lưu huỳnh dioxit |
Sulfur dioxide |
28112920 |
7446-09-5 |
SO2 |
828 |
Axit nitric |
Nitric acid |
28080000 |
7697-37-2 |
HNO3 |
829 |
Photpho (trắng, vàng, đỏ) |
Phosphorus (White, yellow, red) |
28047000 |
12185-10-37723-14-0 |
P |
Tiền chất công nghiệp(2) nhóm 1 |
|||||
830 |
Cyclopentyl bromua |
Bromocyclopentane |
29033990 |
137-43-9 |
C5H9Br |
831 |
Cyclopentyl clorua |
Chlorocyclopentane |
29038900 |
930-28-9 |
C5H9Cl |
832 |
Cyclopentyl magie bromua |
Cyclopentyl magnesium bromide |
29319090 |
33240-34-5 |
C5H9BrMg |
833 |
o-cloro benzo nitril (2-cloro benzo nitril) |
2-Chlorobenzonitrile |
29269000 |
873-32-5 |
C7H4C l N |
834 |
o-Bromo benzo nitril (2- Bromo benzo nitril) |
2-Bromobenzonitrile |
29269000 |
2042-37-7 |
C7H4BrN |
835 |
Propiophenon |
1-phenyl-1-propanone |
29143900 |
93-55-0 |
C9H10O |
Ghi chú:
(1): Mã số HS để tham khảo
(2): Danh mục tiền chất do Chính phủ ban hành được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo Danh mục mới. Danh mục tiền chất nhóm 1 (Danh mục IVA của Nghị định ban hành các Danh mục chất ma túy và tiền chất của Chính phủ); Danh mục tiền chất nhóm 2 (Danh mục IVB của Nghị định ban hành các Danh mục chất ma túy và tiền chất của Chính phủ)
20. Sửa đổi số thứ tự 231 Bảng 1 Phụ lục IV của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP
– Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất như sau:
STT |
Tên hóa chất theo tiếng Việt |
Tên hóa chất theo tiếng Anh |
Công thức hóa học |
Mã số CAS |
Mã số HS |
Ngưỡng khối lượng hóa chất tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm (kg) |
231. |
Thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân |
Mercury and mercury compounds |
— |
— |
01 |
21. Bổ sung một số hóa chất vào Phụ lục V của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP – Danh mục hóa chất phải khai báo như sau:
STT |
Tên hóa chất theo tiếng Việt |
Tên hóa chất theo tiếng Anh |
Mã số HS(1) |
Mã số CAS |
Công thức hóa học |
1157 |
Pentaclo benzen (PeCB) |
Pentachlorobenzen e (PeCB) |
29039300 |
608-93-5 |
HC6Cl5 |
1158 |
Hexabrom cyclododecan (HBCD) |
Hexabromocyclododecane (HBCD) |
25637-99-4; 3194-55-6 |
C12H18Br6 |
|
1159 |
Naphtalen pol y clo hóa (PCN) |
Polychlorinated naphthalene (PCN) |
70776-03-3 |
||
1160 |
Decabromo diphenyl ete (DBDE) |
Decabromodiphenyl ether (DBDE) |
29093000 |
1163-19-5 |
C12Br10O |
1161 |
Axit perflo-octanoic (PFOA), các muối của chúng và các hợp chất liên quan đến PFOA |
Perfluorooctanoic acid (PFOA) and its salts and PFOA – related compounds |
29159090 |
335-67-1 |
— |
1162 |
Axit perflo hexan sulfonic (PFHxS), các muối của chúng và các hợp chất liên quan đến PFHxS |
Perfluorohexane sulfonic acid (PFHxS), its salts and PFHxS – related compounds |
29049900 |
355-46-4 |
— |
Ghi chú: (1) Mã số HS để tham khảo
Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số nội dung của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP
1. Thay thế cụm từ “hàng hóa” bằng cụm từ “hỗn hợp chất” tại khoản 1 Điều 13 của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP .
2. Bãi bỏ điểm c khoản 2 Điều 16, điểm b, điểm d khoản 9 Điều 20, điểm a khoản 5 Điều 21 của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP .
3. Thay thế Phụ lục II và Phụ lục VI của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP bằng Phụ lục II và Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 12 năm 2022. Khoản 14 Điều 1 Nghị định này sửa đổi Điều 27 của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP có hiệu lực sau một năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
2. Đối với các dự án, cơ sở tồn trữ thủy ngân và các hợp chất thủy ngân trên 01 kg đã được đưa vào hoạt động trước khi Nghị định này có hiệu lực mà chưa có Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trong vòng 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ Lê Văn Thành |
…………….
Mời các bạn tải file tài liệu để xem nội dung Nghị định 82
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 82/2022/NĐ-CP Thêm hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong công nghiệp của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.