Bạn đang xem bài viết Ngành Truyền thông doanh nghiệp là gì? Thi khối nào? Có dễ xin việc không? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngành truyền thông doanh nghiệp đang là một trong những lĩnh vực có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế đang phát triển mạnh mẽ. Và các doanh nghiệp cần tăng cường quảng bá thương hiệu để cạnh tranh trên thị trường. ReviewEdu sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về ngành Truyền thông doanh nghiệp. Và cập nhật các thông tin mới nhất của lĩnh vực này, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Ngành Truyền thông doanh nghiệp là gì?
Ngành Truyền thông doanh nghiệp (Corporate Communications) là một trong những ngành đào tạo quan trọng nhất. Giúp các doanh nghiệp truyền tải thông điệp và giá trị đến cộng đồng; nhà đầu tư; nhân viên và đối tác. Các sinh viên của ngành này được đào tạo về các kỹ năng truyền thông. Phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp trong việc quảng bá thương hiệu; giải quyết các vấn đề và duy trì các mối quan hệ với cộng đồng.
Các khối thi vào ngành Truyền thông doanh nghiệp là gì?
Ngành Truyền thông doanh nghiệp (Mã ngành: 7320109) xét tuyển các khối thi cụ thể như sau:
- A00 (Toán học, Vật lý, Hóa học)
- A01 (Toán học, Vật lý, Tiếng Anh)
- A10 (Toán học, Vật lý, GDCD)
- C00 (Ngữ văn, Lịch Sử, Địa Lý)
- C01 (Ngữ văn, Toán học, Vật lý)
- C14 (Ngữ văn, Toán học, GDCD)
- C15 (Ngữ văn, Toán học, KHXH)
- D01 (Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh)
- D03 (Ngữ văn, Toán học, Tiếng Pháp)
- D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
- D15 (Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh)
- D78 (Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh)
- V00 (Toán học, Vật lý, Vẽ hình họa mỹ thuật)
- H00 (Ngữ văn, Vẽ hình họa người, Vẽ trang trí màu)
Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Truyền thông doanh nghiệp là bao nhiêu?
Điểm chuẩn của ngành Truyền thông doanh nghiệp thường giao động từ 19 cho đến 33 điểm tuỳ thuộc vào từng khối thi, từng trường Đại học và đợt tuyển sinh. Đối với một số trường sẽ có quy định điểm môn ngoại ngữ sẽ được nhân 2. Chính vì vậy, để biết được điểm chuẩn chính xác nhất của từng trường và từng năm học, bạn có thể liên hệ trực tiếp với trường đại học bạn muốn hoặc tham khảo các thông tin trên website của Bộ GD&ĐT hoặc của từng trường Đại học.
Dưới đây là một số trường đào tạo ngành Truyền thông Doanh Nghiệp
- Trường đại học Hà Nội
- Trường Đại học Khoa Học- Đại Học Huế
Liệu bạn có phù hợp với ngành Truyền thông doanh nghiệp hay không?
Để đạt được thành công trong ngành Truyền thông doanh nghiệp, các bạn cần phải sở hữu những tố chất quan trọng như tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp tốt, kiến thức về marketing, năng lực sáng tạo đồ họa, kiến thức về truyền thông, kỹ năng phân tích và tinh thần cầu tiến. Các chuyên viên trong ngành Truyền thông doanh nghiệp phải có khả năng tạo ra những ý tưởng sáng tạo để thu hút khách hàng, giao tiếp tốt để truyền đạt thông tin một cách hiệu quả, hiểu rõ về thị trường và khách hàng để đưa ra các chiến lược phù hợp, có năng lực sáng tạo đồ họa để tạo ra những tác phẩm ấn tượng, nắm vững kiến thức về các phương tiện truyền thông và có khả năng phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch truyền thông. Ngoài ra, tinh thần cầu tiến là rất quan trọng để cập nhật kiến thức và kỹ năng liên tục trong một ngành luôn phát triển như Truyền thông doanh nghiệp.
Cơ hội việc làm của ngành Truyền thông doanh nghiệp ra sao?
Ngành Truyền thông doanh nghiệp đang cung cấp nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, đặc biệt là khi nền kinh tế đang phát triển nhanh và các Doanh nghiệp cần tăng cường quảng bá thương hiệu để cạnh tranh trên thị trường. Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc trong nhiều lĩnh vực :
- Truyền thông: chuyên viên truyền thông/PR, quảng cáo, marketing, media, digital marketing và nhân viên PR/Marketing của các tập đoàn lớn, cán bộ phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ công chúng, truyền thông nội bộ, vận động hành lang hoặc nhân viên các hãng truyền thông, v.v.
- Doanh nghiệp: nhân viên marketing, nhân viên xây dựng và quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện, quản lý nhãn hàng, quản lý khủng hoảng, phụ trách đối ngoại, v.v.
- Báo chí: phóng viên, biên tập viên báo viết, báo mạng, quản trị nội dung, v.v.
Tuy nhiên, để tìm được công việc phù hợp, sinh viên cần tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện các kỹ năng cần thiết và nắm bắt các xu hướng mới nhất trong ngành.
Mức lương ngành Truyền thông doanh nghiệp như thế nào?
Mức lương trong lĩnh vực Truyền thông doanh nghiệp tại Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, kinh nghiệm và công ty mà bạn làm việc. Tuy nhiên, dưới đây là một số mức lương trung bình cho các vị trí trong ngành này:
- Giám đốc truyền thông: từ 30 triệu đến 100 triệu đồng/tháng
- Trưởng phòng truyền thông: từ 15 triệu đến 40 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên truyền thông: từ 8 triệu đến 15 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên quảng cáo: khoảng từ 8-16 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên marketing: khoảng từ 10-20 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên media: khoảng từ 8-15 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên digital marketing: khoảng từ 8- 20 triệu đồng/tháng
- Nhân viên truyền thông: từ 3 triệu đến 8 triệu đồng/tháng
Tuy nhiên, đây chỉ là mức lương trung bình và có thể thay đổi tùy thuộc vào địa điểm và quy mô của công ty. Hơn nữa, mức lương còn phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm và thành tích làm việc của từng cá nhân. Để đạt được mức lương cao hơn trong ngành Truyền thông doanh nghiệp, sinh viên cần tích lũy kinh nghiệm, nâng cao năng lực và kỹ năng của mình, và luôn cập nhật với các xu hướng mới trong ngành.
Kết luận
Các thông tin về ngành Truyền thông doanh nghiệp mà ReviewEdu mang lại,hy vọng rằng những thông tin này sẽ đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này, giúp bạn đọc dễ dàng lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân mình.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Truyền thông doanh nghiệp là gì? Thi khối nào? Có dễ xin việc không? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.