Bạn đang xem bài viết Ngành lưu trữ học là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi nhắc tới các chuyên viên trong cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, không thể không nhắc tới đội ngũ lưu trữ thuộc tổ văn phòng. Tuy nhiên, công việc này không đơn giản như vẻ bề ngoài, nó cũng là một ngành học đòi hỏi sinh viên phải học tập thật nghiêm túc. Bài viết sau xin chia sẻ một số thông tin bổ ích cho những ai thực sự quan tâm chuyên ngành lưu trữ học này.
Ngành lưu trữ học là gì?
Ngành Lưu trữ học (tiếng Anh: Archeology) là ngành học đào tạo những kiến thức lí luận và thực tiễn nền tảng trong nhiều lĩnh vực như: Văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng. Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị kỹ năng liên quan tới công việc tương lai như: văn thư, lưu trữ, thư ký văn phòng, văn hóa công sở, lễ tân…
Bên cạnh đó, các kỹ năng mềm cũng là điều rất quan trọng mà sinh viên ngành này chú trọng: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham mưu, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức sự kiện, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin… Ngoài ra, sinh viên còn được hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị trong văn phòng hành chính, chương trình phần mềm tin học thông dụng trong trao đổi thông tin nghiệp vụ, phương pháp quản lý văn bản, quản lý hồ sơ và tài liệu lưu trữ…
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành lưu trữ học là gì?
Ngành lưu trữ học xét tuyển nhiều khối, tổ hợp cho các thí sinh đăng ký. Cụ thể đó là:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- C00: Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý
- C03: Ngữ văn – Toán – Lịch Sử
- C19: Ngữ văn – Lịch Sử – GDCD
- C20: Ngữ văn – Địa lý – GDCD
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D02: Ngữ văn – Toán – Tiếng Nga
- D03: Ngữ văn – Toán – Tiếng Pháp
- D04: Ngữ văn – Toán – Tiếng Trung
- D05: Ngữ văn – Toán – Tiếng Đức
- D06: Ngữ văn – Toán – Tiếng Nhật
- D14: Ngữ văn – Lịch sử – Tiếng Anh
- D78: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Anh
- D80: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Nga
- D81: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Nhật
- D82: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Pháp
- D83: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Trung
Điểm chuẩn ngành lưu trữ học là bao nhiêu?
Cập nhật điểm chuẩn năm 2022, điểm của ngành lưu trữ học thấp nhất là 15 điểm và cao nhất là 27 điểm. Tuy nhiên, ngoài xét theo điểm thi THPTQG, thì còn hình thức xét tuyển khác là dựa trên bài thi năng lực.
Các bạn nên truy cập vào web tuyển sinh riêng của từng trước để tìm hiểu kỹ hơn.
Các trường nào đào tạo ngành lưu trữ học?
Hiện tại trên cả nước chưa có nhiều cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể các trường đó là:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG HN)
- Đại học Nội vụ Hà Nội
Khu vực miền Nam
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM)
Mặc dù cả nước có tất cả 03 trường đại học đào tạo chuyên ngành này, các trường nằm ở 2 đầu Bắc – Nam nên nó thuận lợi cho tất cả ai muốn theo học mà không gặp trở ngại quá lớn về vị trí địa lý.
Liệu bạn có phù hợp với ngành lưu trữ học?
Để biết được câu trả lời, các bạn có thể tham khảo một số các yếu tố sau:
- Kỹ năng kiểm tra, đánh giá
- Kỹ năng điều hành và quản lý
- Kỹ năng thực hiện và hướng dẫn các nghiệp vụ lưu trữ
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Khả năng điều hành bộ máy và hoạt động lưu trữ
- Khả năng quản lý, quản trị thông tin lưu trữ
- Sử dụng tốt ngoại ngữ trong công việc
- Quyết đoán, tính trách nhiệm
- Nhạy bén và linh hoạt trong công việc, xử lý vấn đề
- Thông minh, sáng tạo
- Tự lập, tự giác trong học tập, làm việc
- Thái độ học tập nghiêm túc
- Đam mê với ngành nghề theo học
Học ngành lưu trữ học cần học giỏi môn gì?
Dựa theo chương trình đào tạo của một số trường, sinh viên ngành lưu trữ học cần học tập tốt 03 môn là Tiếng Anh, Tin học và Lịch sử. Cụ thể:
- Lịch sử: Học tốt môn này sẽ là cơ sở cho các môn đại cương như: nhân học đại cương, lịch sử Việt Nam đại cương, hành chính học đại cương… Những môn đại cương này sẽ đồng hành cùng sinh viên ngành lưu trữ trong suốt thời gian theo học.
- Tin học: Có khả năng về tin học sẽ là một thế mạnh cho các sinh viên theo đuổi ngành này. Nó hỗ trợ sinh viên rất nhiều trong việc kiểm soát, quản trị quản lý hồ sơ bằng các phần mềm hệ thống.
- Tiếng Anh: Môn học bắt buộc ở mọi trường đại học. Sử dụng tốt tiếng Anh sẽ giúp sinh viên có thêm nhiều cơ hội nghiên cứu, học tập bằng các tài liệu nước ngoài.
Cơ hội việc làm dành cho ngành lưu trữ học như thế nào?
Các cử nhân chuyên ngành này sau khi ra trường sẽ có đủ kinh nghiệm chuyên môn, năng lực để có thể đảm nhiệm công việc ở một trong số các vị trí sau:
- Hành chính văn phòng: Chuyên viên tại bộ phận văn phòng của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và doanh nghiệp, công ty…
- Quản lý nhân sự: tổ chức, điều hành, quản lý nhân viên trong khu vực hoặc bộ phận văn phòng. Ví dụ như Chánh văn phòng, phó chánh văn phòng tại cơ quan hành chính Nhà nước…
- Thư ký văn phòng: trợ lý hành chính cho các cấp lãnh đạo, quản lý tại công ty doanh nghiệp. Công việc cụ thể là lên kế hoạch, tổ chức lịch họp, lịch công tác, hội nghị cho lãnh đạo.
- Cán bộ văn thư chuyên trách trong cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp;
- Chuyên viên văn thư lưu trữ tại văn phòng doanh nghiệp hoặc phòng hành chính của cơ quan, Lưu trữ viên các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia…
- Giảng viên: Giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp liên quan.
- Ngoài ra, bạn có thể làm nghiên cứu viên tại các cơ sở nghiên cứu về công tác văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng.
Mức lương dành cho người làm ngành lưu trữ học là bao nhiêu?
- Đối với Cán bộ công tác tại cơ quan Nhà nước, Chính phủ, trường học lương cơ bản sẽ theo quy định mức lương dành cho bằng cử nhân Đại học của Nhà nước.
- Đối với các cá nhân làm việc tại các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn sẽ có các mức lương khác nhau tùy thuộc vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm của mỗi người.
- Tuy nhiên, họ cũng sẽ đều nhận được mức phúc lợi, ưu đãi dành cho chuyên viên của ngành như những ngành nghề khác như trợ cấp xăng xe, phụ cấp, tham gia các khóa huấn luyện nâng cao nghiệp vụ, quà tặng, thưởng vào ngày lễ tết…
Kết luận
Ngành lưu trữ học đóng vai trò rất quan trọng ở tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Nó đảm bảo mọi công tác hành chính diễn ra suôn sẻ, hoạt động ổn định. Tuy vậy, ngành lưu trữ học hiện nay chỉ có 03 trường đại học chịu trách nhiệm giảng dạy trong khi nhu cầu nhân lực cho ngành này lại quá nhiều, không thể đáp ứng được hết. Chính vì vậy, sinh viên chuyên ngành này sẽ có cơ hội ứng tuyển vào vị trí bản thân mong muốn ở bất cứ vị trí nào.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành lưu trữ học là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-luu-tru-hoc