Bạn đang xem bài viết Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (KTXDCTGT) là ngành học đang “hot”, được nhiều bạn trẻ quan tâm và đăng ký học. Đây là ngành học có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo đời sống sinh hoạt cho nhân dân. Vậy để giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn, bài viết dưới đây xin chia sẻ một vài thông tin hữu ích về ngành học này.
Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là gì?
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (tiếng Anh: Transport Construction Engineering) là ngành học chuyên về lĩnh vực thiết kế, thi công, quản lý và khai thác công trình giao thông phục vụ đời sống như: cầu, đường bộ, đường cao tốc, đường sắt, đường hầm, cảng, sân bay…
Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng và chuyên sâu trong lĩnh vực công trình giao thông. Ví dụ như: trắc địa, thủy lực, kết cấu bê tông cốt thép cầu đường, kiểm định công trình, chỉ đạo thi công. Sau khi học xong, sinh viên sẽ có khả năng kiểm tra vật liệu, chất lượng công trình, kiểm tra lao động an toàn lao động trong xây dựng.
Các khối thi vào ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là gì?
Để theo học ngành KTXDCTGT, các sĩ tử dự thi kỳ thi THPTQG có một vài sự lựa chọn về khối thi như sau:
- Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
- Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
- Khối A02 (Toán, Vật lý, Sinh học)
- Khối A04 (Toán, Vật lý, Địa lý)
- Khối A10 (Toán, Vật lý, GDCD)
- Khối D29 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Pháp)
- Khối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)
- Khối C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
- Khối C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học)
Điểm chuẩn vào ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông như thế nào?
Điểm trúng tuyển vào ngành còn tùy thuộc vào từng trường đại học, phương thức xét tuyển, tổ hợp môn cũng như chỉ tiêu xét tuyển. Do đó sẽ không thể có một con số chính xác về điểm chuẩn. Tuy nhiên, những năm gần đây, điểm chuẩn dựa trên kết quả thi THPTQG thường dao động từ 14 – 25 điểm. Bên cạnh đó, một số trường xét tuyển theo phương thức học bạ có mức điểm chuẩn từ 18 – 26 điểm.
Các trường nào đào tạo ngành học này?
Hiện nay, có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành KTXDCTGT trên cả nước. Dưới đây sẽ liệt kê danh sách các trường để giúp phụ huynh cũng như các bạn học sinh dễ dàng lựa chọn cho mình một ngôi trường yêu thích và phù hợp:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Xây dựng
- Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở phía Bắc)
- Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội
- Đại học Thủy lợi
- Đại học Đại Nam
- Đại học Hải Phòng
- Đại học Phương Đông
- Đại học Hàng hải
Khu vực miền Trung
- Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Nha Trang
- Đại học Duy Tân
- Đại học Xây dựng miền Trung
- Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Khu vực miền Nam
- Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Công nghệ TP.HCM
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Văn Lang
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương
- Đại học Trà Vinh
Các chuyên ngành nào thuộc Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông?
Để xác định đúng ngành nghề yêu thích trong tương lai cũng như lựa chọn hướng đi phù hợp cho bản thân, các bạn sĩ tử cần nắm rõ được các chuyên ngành cơ bản của KTXDCTGT gồm:
- Xây dựng cầu đường: nhiệm vụ của ngành học này là tạo ra mạng lưới giao thông đường bộ thông suốt.
- Xây dựng giao thông đường sắt: sinh viên được bổ sung kiến thức về vật liệu xây dựng, sản phẩm, hoạt động chuyên nghiệp và các vấn đề tổng quan về đường sắt.
- Xây dựng giao thông cảng, sân bay: chuyên về các lĩnh vực xây dựng cảng, sân bay hàng không…
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
Để học tập và làm việc tốt trong ngành, bạn cần hội tụ những tố chất sau:
- Có khả năng tư duy, tính toán. Đây là yếu tố quan trọng để giúp bạn nắm bắt và xử lý thông tin một cách nhanh chóng, mạch lạc và việc tính toán, thiết kế được thực hiện một cách chính xác nhất
- Có đam mê với ngành xây dựng
- Có kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết trình
- Chăm chỉ, cần cù, có khả năng chịu được áp lực tốt
- Có sự am hiểu về kiến thức lịch sử, địa lý và văn hóa để giúp bạn có thể thiết kế và tạo ra những công trình đảm bảo về kỹ thuật, phù hợp với nền văn hóa, phong tục của từng vùng miền khác nhau
Cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông như thế nào?
Ngành xây dựng luôn giữ một vai trò rất lớn trong nền kinh tế của một quốc gia. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ không phải đối diện với nỗi lo thất nghiệp vì cơ hội việc làm vô cùng rộng mở. Sau khi ra trường, các bạn có thể đảm nhận các vị trí như:
- Kỹ sư phụ trách thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định và nghiệm thu các công trình xây dựng hạ tầng tại các công ty xây dựng cầu đường, công ty quản lý và sửa chữa công trình giao thông
- Nhân viên điều hành, thiết kế, tư vấn về kỹ thuật xây dựng tại các công ty, doanh nghiệp
- Làm việc tại các cơ quan nhà nước như Bộ, Sở ban ngành Xây dựng…
- Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng
Mức lương của ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là bao nhiêu?
Với đặc thù là ngành kỹ thuật khá vất vả trong các khâu từ tính toán đến thiết kế và thi công, do đó chủ yếu hợp với các bạn nam hơn là nữ. Tuy nhiên đây là ngành học mang lại việc làm cùng với mức thu nhập ổn định, chế độ đãi ngộ tốt dành cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đối với sinh viên mới ra trường, mức lương trung bình sẽ dao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy theo vị trí, năng lực cũng như kinh nghiệm mà mức thu nhập có thể cao hơn từ 15 – 20 triệu đồng/tháng.
Sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông học được gì?
Khối lượng kiến thức sẽ được chia làm 4 phần. Gồm đại cương, cơ sở kiến thức khối ngành, cơ sở nghề và chuyên ngành. Ở mỗi phần kiến thức khác nhau sinh viên sẽ được học các môn khác nhau, phù hợp và tương ứng với quá trình đào tạo của nhà trường.
Các bạn sẽ được học các kiến thức về xây dựng như việc tổ chức công trường thi công, quản lý chất lượng công trình, phân tích kinh kế, thiết kế công trình giao thông,…..Sau khi hoàn thành các kiến thức cơ bản, sinh viên sẽ được vận dụng kiện thức trên vào trong thực tiễn. Đặc biệt tại học phần chuyên ngành, đây chính là học phần trọng tâm chính cần phải cung cấp đầy đủ các bài học cho sinh viên kỹ thuật công trình xây dựng giao thông. Vì đây chính là kiến thức để các bạn áp dụng vào trong công việc của mình. Nếu không nắm chắt, học cẩn thận thì sẽ rất khó xin việc sau khi ra trường.
Kết luận
Hiện nay, ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông đang được chú trọng đầu tư và cải thiện chất lượng giáo dục. Đây được xem là một trong những ngành đang và sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai. Trên đây là một vài thông tin về ngành học này, hy vọng sẽ giúp bạn đọc dễ dàng lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-xay-dung-cong-trinh-giao-thong