Bạn đang xem bài viết Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình biển là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong suốt quá trình xây dựng và gìn giữ đất nước, biển đảo luôn đóng vai trò quan trọng giống như các vùng đất liền để khẳng định chủ quyền đất nước. Do đó, nó luôn được nhà nước quan tâm và phát triển. Ngành kỹ thuật xây dựng công trình biển ra đời nhằm đáp ứng được mục tiêu xây dựng, phát triển các công trình biển cùng cơ sở hạ tầng biển đảo. Bài viết sau xin chia sẻ một số thông tin khách quan tới người đọc xoay quanh chuyên ngành này.
Ngành kỹ thuật xây dựng công trình biển là gì?
Kỹ thuật xây dựng công trình biển (Tiếng Anh: Coastal and Offshore Engineering) là ngành chuyên sâu về thiết kế xây dựng, quản lý các công trình ven biển và công trình biển – dầu khí. Thí sinh theo học ngành này sẽ được đào tạo các kỹ thuật xây dựng và quản lý các công trình bảo vệ bờ và cơ sở hạ tầng ven biển và hải đảo, quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường biển và hải đảo, đáp ứng mục tiêu và nhu cầu phát triển kinh tế biển của đất nước.
Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị những kiến thức chuyên môn cao để có thể quy hoạch, thiết kế và thi công các công trình chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng, phát triển hệ thống cảng, hệ thống giao thông thủy, các công trình trên biển và ven biển, mở rộng đến tất cả các công trình xây dựng ven sông, biển, gần hay xa bờ chịu tác động phức tạp của môi trường sông, biển.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật xây dựng công trình biển là gì?
Hiện nay có tất cả 5 tổ hợp xét tuyển đối với ngành KTXDCTB này. Cụ thể:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
- D29: Toán – Vật lý – Tiếng Pháp
Điểm chuẩn ngành kỹ thuật xây dựng công trình biển là bao nhiêu?
Năm 2020, điểm chuẩn xét tuyển vào KTXDCTB tại các trường đại học dao động trong khoảng 17 – 24 điểm. Mức điểm này còn tùy thuộc vào phương thức tuyển sinh của từng trường. Để biết thêm thông tin chi tiết, các thí sinh có thể theo dõi kênh thông tin tuyển sinh chính thức của trường mà mình đăng ký xét tuyển.
Các trường nào đào tạo ngành kỹ thuật xây dựng công trình biển?
Hiện tại, trên cả nước chỉ có một vài cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể các trường đó là:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Thủy lợi
- Đại học Xây dựng
Khu vực miền Nam
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
Như vậy, mỗi sinh viên đều có thể tự tìm hiểu và chọn cho mình cơ sở đào tạo thích hợp nhất mà không phải lo ngại về vấn đề khoảng cách địa lý.
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
Để biết được liệu mình có phù hợp với ngành này hay không, các thí sinh có thể tham khảo một số các tiêu chí sau:
- Đam mê ngành học
- Thái độ học tập tốt
- Sức khỏe, thể lực tốt
- Khả năng phân tích, đánh giá
- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
- Khả năng nghe, đọc, tra cứu tài liệu
- Kỹ năng ghi chép, thuyết trình, báo cáo
- Ứng dụng kỹ thuật công nghệ, công cụ hiện đại thực tế vào trong ngành nghề
- Có khả năng sử dụng các trang thiết bị chuyên ngành
- Kỹ năng lãnh đạo, điều hành nhóm
- Kỹ năng tổng hợp và phân tích thông tin
- Sử dụng tốt tiếng Anh
- Luôn trau dồi bản thân
- Thận trọng, nghiêm túc trong công việc
- Thường xuyên phải đi công tác, xa nhà
- Chịu được áp lực cao về yêu cầu công việc
Học ngành kỹ thuật xây dựng công trình biển cần học giỏi môn gì?
Theo chương trình đào tạo chuyên ngành KTXDCTB, sinh viên nên chú trọng phát triển ở 03 môn là:
- Tin học: Môn học giúp sinh viên sử dụng kỹ năng máy tính, kỹ năng đồ họa của mình phục vụ cho công việc.
- Tiếng Anh: Môn học yêu cầu ở tất cả các trường đại học. Sinh viên sẽ phải học tập, nghiên cứu tài liệu thông qua ngôn ngữ này.
- Vật lý: Môn học chiếm 85% kiến thức chuyên ngành này. Trong mỗi kì học, sẽ có ít nhất 3 môn học liên quan tới kiến thức vật lý. Ví dụ: Nạo vét biển, GIS và viễn thám ứng dụng trong kỹ thuật biển, đồ án nền móng…
Cơ hội việc làm dành cho ngành kỹ thuật xây dựng công trình biển như thế nào?
Các kỹ sư chuyên ngành KTXDCTB có thể ứng tuyển vào một trong số các vị trí việc làm sau đây:
- Giảng dạy, nghiên cứu thuộc ngành xây dựng công trình biển, và một số ngành liên quan.
- Lập các dự án đầu tư, thiết kế, khảo sát, thi công xây dựng và sửa chữa các công trình ngoài khơi và ven biển, và một số loại công trình xây dựng.
- Cán bộ quản lý và khai thác các công trình biển.
Với những vị trí công việc trên, các bạn có thể làm tại:
- Cơ quan quản lý nhà nước: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD), Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt nam (MONRE), Tổng cục Biển và hải đảo Việt nam (VASI), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…
- Viện nghiên cứu (lĩnh vực Tài nguyên nước, Tài nguyên môi trường biển, Thủy lợi, Đê điều, Công trình thủy, Phòng tránh thiên tai)…
- Các trường đại học: Đại học Môi trường, Đại học Thái Nguyên, Đại học Thủy lợi…
- Công ty tư vấn trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, xây dựng công trình biển, quy hoạch vùng ven biển và hải đảo (Royal Haskoning DHV, Vinwater…).
Mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật xây dựng công trình biển là bao nhiêu?
Mức thu nhập cho các kỹ sư KTXDCTB được chia làm 02 dạng:
- Sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm: 8 – 10 triệu VNĐ/tháng.
- Kỹ sư có chuyên môn lâu năm trong nghề: 15 – 20 triệu VNĐ/tháng hoặc có thể cao hơn.
Tuy vậy, các kỹ sư KTXDCTB cũng được nhận một số các ưu đãi, phúc lợi giống như nhiều ngành nghề kỹ thuật khác. Ví dụ như:
- Lương cứng
- Chế độ đãi ngộ tốt, tăng lương theo hiệu quả công việc
- Khám sức khỏe định kỳ
- Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng
- Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp
- Cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp
- Tham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam
- Lương tháng thứ 13
- Phụ cấp ăn trưa
- Nghỉ phép định kỳ trong năm (12-24 ngày)
- Ưu đãi cho nhân viên có con nhỏ…
- Phụ cấp xăng xe
- Chế độ nghỉ thai sản đối với những người đang mang thai
Kết luận
Ngành kỹ thuật xây dựng công trình biển không chỉ đóng góp vào việc phát triển xây dựng kinh tế ở các khu biển đảo, nó còn đóng góp vào việc khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển thông qua nhiều hình thức. Hi vọng qua bài viết này, các thí sinh sẽ có cho mình một cái nhìn bao quát nhất định về ngành này. Từ đó, những bạn học sinh sẽ có thể đưa ra một quyết định đúng đắn cho bản thân trước thềm kỳ thi đại học sắp tới.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình biển là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.