Bạn đang xem bài viết Ngành Kỹ thuật tàu thủy là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Việt Nam là một quốc gia biển với diện tích mặt biển rộng, dồi dào tài nguyên thiên nhiên bao gồm nguồn lực về thủy hải sản, động thực vật biển cùng tài nguyên biển phong phú. Điều này cũng chính là động lực thúc đẩy ngành kỹ thuật tàu thủy ra đời và phát triển. Để có thêm những hiểu biết về ngành này, bài viết sau xin đưa ra một số thông tin, kiến thức bao quát tới cho người đọc.
Ngành kỹ thuật tàu thủy là gì?
Ngành Kỹ thuật tàu thủy (KTTT) là ngành giao thoa giữa kỹ thuật và công nghệ, chuyên thực hiện phân tích, thiết kế, xây dựng tàu thủy và công trình nổi.
Theo học ngành KTTT, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức lý thuyết nền tảng và thực tế về lĩnh vực thiết kế tàu thủy, công trình nổi, cơ khí động lực… để đáp ứng được nhu cầu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực tàu thủy và cơ khí động lực.
Bên cạnh đó, các nguyên lý toán học, hoá học, vật lý học và các kiến thức về cơ khí, kiến thức chuyên môn như: kết cấu tàu thủy, máy động lực tàu thủy, thiết bị tàu thủy, thiết kế tàu thủy… cũng sẽ được đề cập tới trong chuyên ngành này. Không những vậy, sinh viên chuyên ngành còn được đào tạo phương pháp tổ chức quản lý sản xuất công nghệ đóng tàu, trang bị điện và điều khiển tự động tàu thủy, thiết bị năng lượng tàu thủy mới, kỹ thuật tàu cao tốc…
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật tàu thủy là gì?
Ngành KTTT hiện tại có xét tuyển tất cả 05 tổ hợp. Các tổ hợp đó là:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
- D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
- D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành kỹ thuật tàu thủy là bao nhiêu?
Theo thông tin năm 2020, điểm chuẩn ngành kỹ thuật tàu thủy được chia làm 2 phương thức xét tuyển:
- Theo kết quả thi THPTQG: từ 15 – 26.5 điểm
- Theo kết quả bài thi đánh giá năng lực: 802 điểm
Các trường nào đào tạo ngành kỹ thuật tàu thủy?
Hiện tại chưa có nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo chuyên ngành này, các bạn có thể tham khảo danh sách các trường đào tạo ngành dưới đây:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Bách khoa Hà Nội
Khu vực miền Trung
- Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Nha Trang
Khu vực miền Nam
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM
- Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật tàu thủy?
Không giống như các chuyên ngành đào tạo khác, ngành KTTT có yêu cầu khá cao đối với nguồn nhân lực của ngành. Đó là:
- Niềm đam mê với nghề
- Khả năng nghiên cứu, đánh giá
- Khả năng phân tích, tổng hợp
- Nghiêm túc trong công việc
- Tính tỉ mỉ, nhẫn nại
- Khả năng thiết kế, thực hiện và triển khai các dự án
- Khả năng nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp
- Khả năng tham mưu, đề xuất và xây dựng các dự án trong lĩnh vực công nghiệp tàu thủy
- Chịu được áp lực cao về công việc, môi trường làm việc
- Sức khỏe thể lực tốt
- Khả năng nghe, đọc, tra cứu tài liệu liên quan đến ngành
- Khả năng sử dụng kỹ thuật công nghệ vào công việc
- Kỹ năng lãnh đạo, điều hành
- Kỹ năng giao tiếp tốt
Học ngành kỹ thuật tàu thủy cần học giỏi môn gì?
Như có thể thấy trong tổ hợp xét tuyển, sinh viên theo đuổi ngành KTTT phải học tốt 03 môn là Toán, Vật lý và Tin học. Cụ thể:
- Toán học: hỗ trợ sinh viên trong công tác phân tích tổng hợp, đánh giá các vấn đề liên quan tới tàu thủy và các thông số kỹ thuật liên quan.
- Vật lý: là bộ môn mà các sĩ tử có ý định thi vào KTTT nên chú trọng. Có đến 90% kiến thức chuyên ngành này liên quan tới môn vật lý. Ví dụ như: Kết cấu tàu thủy, kĩ thuật điện, vật liệu kim loại…
- Tin học: là công cụ giúp các kỹ sư tàu thủy tương lai có thể thiết kế các đồ án, hệ thống, chi tiết máy cho con tàu. Do đó, tin học là môn học cần được đầu tư bài bản và nghiêm túc.
Cơ hội việc làm dành cho ngành kỹ thuật tàu thủy như thế nào?
Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư tàu thủy có thể tham khảo một số vị trí việc làm như sau:
- Quản đốc, kỹ sư công nghệ, chuyên gia kỹ thuật tại công ty, nhà máy chế tạo, đóng mới – sửa chữa tàu thủy như: Công ty đóng tàu Sông Thu, công ty đóng tàu Dung Quất, công ty đóng tàu Sơn Hải, công ty đóng tàu Hạ Long…
- Kỹ sư thiết kế trong các Trung tâm, công ty và Viện thiết kế tàu thủy như: Công ty TNHH Tư vấn và thiết kế Tàu thủy DELTA, Công ty Thiết kế và dịch vụ kỹ thuật tàu thủy Việt Hàn…
- Đăng kiểm viên trong tổ chức đăng kiểm như: Cục đăng kiểm Việt Nam, chi cục đăng kiểm Hải Hưng, chi cục đăng kiểm số 15…
- Kỹ sư, nhân viên kỹ thuật trong các đơn vị liên quan như: Công ty bảo hiểm, công ty vận tải đường biển…
- Giảng viên: giảng dạy các môn chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
Mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật tàu thủy là bao nhiêu?
Hiện tại chưa ghi nhận bất kỳ bài báo cáo nào liên quan tới mức thu nhập của kỹ sư kỹ thuật tàu thủy tại Việt Nam. Tuy nhiên, mức lương trung bình của ngành này trên thế giới là 76.502 USD/năm. Đây là một con số đáng mơ ước đối với nhiều người. Bên cạnh đó, những người làm trong ngành này cũng nhận được rất nhiều phúc lợi đến từ công ty, doanh nghiệp họ làm việc như thưởng lễ tết, thưởng doanh thu, thưởng hiệu suất công việc hay thậm chí là quà vào ngày sinh nhật…
Kết luận
Ngành kỹ thuật tàu thủy là một ngành có đóng góp rất lớn đến không chỉ các cá nhân, tổ chức, mà nó còn giúp phát triển ngành nghề, lĩnh vực liên quan góp phần làm tăng trưởng ngành kinh tế của quốc gia, khu vực. Do đó, nó hiện tại đang là ngành nghề dành được nhiều sự quan tâm của quý bậc phụ huynh, học sinh, những người đang trong giai đoạn lựa chọn định hướng phát triển và con đường sự nghiệp của bản thân.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Kỹ thuật tàu thủy là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-tau-thuy