Bạn đang xem bài viết Ngành Kỹ thuật nhiệt là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi nhắc đến những chiếc tủ lạnh, điều hòa không khí hay máy nước nóng lạnh… có lẽ ai ai cũng am hiểu về nó và biết cách sử dụng vận hành những thiết bị ấy. Tuy nhiên, đằng sau những thiết bị có thể giúp ích cho đời sống con người như vậy chính là cả một hệ thống ngành. Đó là ngành kỹ thuật nhiệt. Bài viết sau đây xin cung cấp một số thông tin hữu ích xoay quanh chuyên ngành này.
Ngành kỹ thuật nhiệt là gì?
Ngành Kỹ thuật nhiệt (hay Công nghệ Kỹ thuật nhiệt) là ngành học chuyên nghiên cứu về các hệ thống kỹ thuật nhiệt, lạnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật để vận hành, thiết kế các hệ thống, trang thiết bị nhiệt, lạnh, phục vụ cho nhu cầu con người cũng như trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Những kỹ sư có khả năng thiết kế, chế tạo, sửa chữa, vận hành, bảo trì các thiết bị có liên quan đến ngành như: Kỹ thuật lạnh, kỹ thuật điều hòa không khí, năng lượng tái tạo, kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật tiết kiệm năng lượng… sẽ được đào tạo ở chuyên ngành này.
Theo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức căn bản về hệ thống lạnh công nghiệp, nhiệt công nghiệp, nhà máy nhiệt điện, nguyên lý làm việc và cấu tạo của các thiết bị trong hệ thống điều hòa không khí cũng như những hệ thống sử dụng năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, sinh viên còn được nâng cao thêm kiến thức về thu hồi nhiệt tải, vấn đề tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng… từ đó có thể hiểu được tầm ảnh hưởng của giải pháp kỹ thuật trong các vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật nhiệt là gì?
Ngành KTN có xét tuyển các khối, tổ hợp như sau:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- A02: Toán – Vật lý – Sinh học
- C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
- C04: Ngữ văn – Toán – Địa lý
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
- D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành kỹ thuật nhiệt là bao nhiêu?
Năm 2020, điểm chuẩn của ngành kỹ thuật nhiệt được phân thành 02 hình thức sau:
- Xét theo kết quả của kì thi THPTQG: Trong khoảng từ 15 – 25.8 điểm.
- Xét theo kết quả của kì thi đánh giá năng lực: 715 điểm.
Các trường nào đào tạo ngành kỹ thuật nhiệt?
Trên cả nước ta hiện tại có khá nhiều cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể các cơ sở đó là:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở phía Bắc)
- Đại học Điện lực
- Đại học Công nghệ Đông Á
- Đại học Hàng Hải
Khu vực miền Trung
- Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Nha Trang
- Đại học Vinh
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Công nghiệp Vinh
Khu vực miền Nam
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Văn Lang
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật nhiệt?
Để có câu trả lời cho câu hỏi trên, các bạn có thể cân nhắc một số các yếu tố sau đây:
- Đam mê với nghề
- Kỹ năng phân tích và giải thích dữ liệu, kết quả
- Khả năng vận dụng kỹ thuật vào thực tiễn đời sống
- Khả năng về kiểm toán, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống
- Khả năng quản lý, giám sát, thiết kế, thi công các hệ thống lạnh
- Khả năng giải quyết vấn đề trong lĩnh vực kỹ thuật
- Khả năng thuyết trình tốt
- Thận trọng trong công việc
- Khả năng phân tích, xử lý bài toán kỹ thuật
- Chịu được áp lực cao
- Khả năng vận hành, sử dụng các trang thiết bị và hệ thống liên quan
- Sử dụng tốt ngoại ngữ và thành thạo tin học
Học ngành kỹ thuật nhiệt cần học giỏi môn gì?
Để có thể theo đuổi chuyên ngành này, sinh viên cần trau dồi, học tập ít nhất 03 môn. Đó là:
- Toán học: Môn học hỗ trợ sinh viên trong việc phân tích, nâng cao khả năng tư duy, xử lý các vấn đề kỹ thuật thông qua các con số…
- Tiếng Anh: Học tốt môn này sẽ là một điểm cộng lớn cho sinh viên. Cụ thể, trong suốt quá trình học tập, sinh viên sẽ phải nghiên cứu tài liệu, học thêm về từ vựng chuyên ngành liên quan, trao đổi với kỹ sư nước ngoài… Do đó, không thể bỏ qua môn học này.
- Vật lý: Đây là môn học quan trọng nhất trong ngành kỹ thuật nhiệt này. Chương trình đào tạo có tới 85% kiến thức liên quan tới môn Vật lý. Ví dụ như: Máy nén và thiết bị lạnh, kỹ thuật sấy và chưng cất, cơ học lưu chất ứng dụng…
Cơ hội việc làm dành cho ngành kỹ thuật nhiệt như thế nào?
Sinh viên ngành kỹ thuật nhiệt có thể tham khảo một số vị trí việc làm như sau:
- Kỹ sư thiết kế tại các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, dầu khí, xi măng, dệt may…
- Kỹ sư vận hành nhà máy sản xuất thiết bị lạnh và điều hòa không khí…
- Kỹ sư nghiên cứu tại nhà máy thủy hải sản, chế biến thực phẩm hoặc làm việc trong ngành công nghiệp khác như: dịch vụ khách sạn, xây dựng, ngành chế tạo ô tô, tàu thủy…
- Nghiên cứu viên: tại Viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan quản lý và tư vấn năng lượng…
- Giảng viên: chịu trách nhiệm giảng dạy tại trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp liên quan.
Mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật nhiệt là bao nhiêu?
Hiện tại chưa có thống kê cụ thể về mức thu nhập của các kỹ sư kỹ thuật nhiệt. Mức thu nhập sẽ tùy vào nhiều yếu tố liên quan như trình độ chuyên môn, năng lực làm việc, bằng cấp liên quan hay thậm chí là cả quy mô doanh nghiệp, công ty mà sẽ có các mức lương khác nhau.
Kết luận
Ngành kỹ thuật nhiệt đang không ngừng phát triển do tính ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, khía cạnh của đời sống xã hội. Ngành này đem lại cơ hội việc làm cho các kỹ sư kỹ thuật nhiệt một mức lương phù hợp, chương trình đào tạo thực tế… những điều trên có thể giúp các kỹ sư tương lai thành công trên lĩnh vực mà bản thân theo đuổi hay có thể trở thành một nhân tố quan trọng trong các công ty, doanh nghiệp lớn, đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của doanh nghiệp, công ty đó.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Kỹ thuật nhiệt là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-nhiet