Bạn đang xem bài viết Ngành Kỹ thuật hạt nhân là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong bối cảnh nền kinh tế chính trị ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới ngày càng được xây dựng và củng cố ổn định, vững chắc, người ta thường quên không đề cập tới một lĩnh vực chuyên ngành có đóng góp to lớn, tạo nên sự ổn định ấy. Đó là ngành Kỹ thuật hạt nhân. Bài viết sau xin cung cấp tới bạn đọc một số thông tin bổ ích và khách quan nhất liên quan tới ngành này.
Ngành kỹ thuật hạt nhân là gì?
Ngành kỹ thuật hạt nhân là ngành kỹ thuật tập trung vào các ứng dụng của các quá trình phân hạch, nhiệt hạch, cùng những hiện tượng vật lý hạ nguyên tử. Những vấn đề này dựa trên những nguyên lý cơ bản nhất của vật lý hạt nhân. Đối với chuyên ngành phân hạch, kỹ thuật hạt nhân bao gồm các vấn đề về thiết kế, bảo trì từ quy mô hệ thống tới chi tiết như lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân, hay thậm chí là vũ khí hạt nhân.
Bên cạnh đó, ngành này còn nghiên cứu về y học hạt nhân cùng nhiều ứng dụng khác. Ví dụ như: quá trình bức xạ ion hóa, an toàn hạt nhân, lưu chuyển nhiệt, chu kỳ nhiên liệu hạt nhân, kỹ thuật xử lý chất thải hạt nhân và những vấn đề phổ biến về vũ khí hạt nhân.
Tham gia học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ các kiến thức cơ sở về toán và khoa học giúp người học thích ứng tốt với những công việc về công nghệ – kỹ thuật. Đồng thời, chú trọng phát triển chuyên môn, khả năng áp dụng kiến thức cơ sở, cốt lõi của ngành Kỹ thuật hạt nhân, sử dụng các công cụ hiện đại để phân tích dữ liệu, đánh giá và thiết kế các giải pháp kỹ thuật, vận hành các hệ thiết bị ứng dụng kỹ thuật và công nghệ cao.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật hạt nhân là gì?
Tính tới thời điểm hiện tại, ngành kỹ thuật hạt nhân xét tuyển 06 tổ hợp cho các thí sinh cân nhắc và quyết định. Đó là:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- A02: Toán – Vật lý – Sinh học
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D90: Toán – Tiếng Anh – KHTN
- A19: Toán – Vật lý – Bài kiểm tra tư duy (Thuộc bài kiểm tra tư duy ĐH Bách Khoa)
Điểm chuẩn ngành kỹ thuật hạt nhân và các trường đào tạo
Năm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 15-24.7 điểm tùy theo phương thức xét của từng trường.
Thí sinh có thể đăng ký học ngành này tại một trong những cơ sở đào tạo sau:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Điện lực
- Đại học Bách khoa Hà Nội
Khu vực miền Trung
- Đại học Đà Lạt
Khu vực miền Nam
- Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM
Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật hạt nhân?
Để có thể học tập và làm việc trong ngành kỹ thuật hạt nhân, bạn cần đáp ứng được một số tiêu chí sau:
- Khả năng dự đoán sự cố trước khi chúng xảy ra, đề xuất các biện pháp khắc phục kịp thời
- Tư duy linh hoạt, logic
- Khả năng sắp xếp thông tin một cách rõ ràng
- Khả năng làm việc tập thể theo đội, nhóm
- Khả năng về toán học
- Khả năng phân tích, tổng hợp thông tin chính xác
- Sức khỏe đảm bảo đáp ứng nhu cầu công việc
Học ngành kỹ thuật hạt nhân cần học giỏi môn gì?
Để có thể học tập tốt chuyên ngành này, người học cần học tốt ít nhất 03 môn là Toán, Vật lý và tiếng Anh. Cụ thể:
- Toán học: Đóng vai trò đặc biệt quan trọng, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích và xử lý các sự cố…
- Vật lý: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành. Ví dụ: Cơ học lượng tử, vật lý thống kê, cơ sở vật lý hạt nhân I…
- Tiếng Anh: Đóng vai trò trung gian, là cầu nối giữa sinh viên cùng các hoạt động học tập, nghiên cứu, trao đổi tri thức.
Cơ hội việc làm dành cho ngành kỹ thuật hạt nhân như thế nào?
Chuyên ngành này hiện nay chưa có quá nhiều trường đào tạo, số lượng sinh viên tốt nghiệp còn hạn chế. Vì vậy, sinh viên có nhiều lựa chọn về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Cụ thể các vị trí như sau:
- Cán bộ kỹ thuật tại cơ sở công nghiệp sử dụng KTHN như: đo lường, phân tích bức xạ, kiểm tra không phá hủy, đo mức bằng phóng xạ.
- Giảng viên, nhà khoa học: tại viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng có sử dụng nguồn phóng xạ, máy gia tốc, lò phản ứng hạt nhân.
- Kỹ sư tại các khoa xạ trị ung bướu, Y học hạt nhân, X-quang, xạ hình chẩn đoán hình ảnh…
- Cán bộ quản lý, nghiên cứu tại các cơ quan Nhà nước về bức xạ và hạt nhân.
- Cán bộ kỹ thuật tại các doanh nghiệp, công ty tư vấn – dịch vụ – chuyển giao công nghệ…
- Chương trình an ninh quốc phòng: tham gia các dự án, chương trình phát triển vũ khí và tàu ngầm hạt nhân.
Như vậy, các kỹ sư chuyên ngành KTHN hoàn toàn có thể tìm cho mình một vị trí công việc phù hợp với chuyên ngành đã học, mối lo thất nghiệp, làm trái ngành đã không còn là mối lo ngại.
Mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật hạt nhân là bao nhiêu?
Ở Việt Nam, chưa có thống kê cụ thể về mức lương trung bình cho một kỹ sư KTHN. Tuy nhiên, theo một số thông tin tìm hiểu, đây là ngành có mức thu nhập khá ổn định. Ví dụ cụ thể ở Mỹ, mức lương Kỹ sư hạt nhân trung bình là 237.421 USD/năm. Mức lương đối với Kỹ sư hạt nhân thông thường nằm trong khoảng từ 72.768 – 402.074 USD/năm. Mức lương có thể rất khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng, bao gồm vị trí, học vấn, chứng chỉ, kỹ năng bổ sung và số năm mà các kỹ sư đã trải qua trong nghề.
Kết luận
Ngành kỹ thuật hạt nhân đem lại cho người học rất nhiều điểm mới lạ, đột phá mà không ngành học nào có thể mang lại. Thông qua chương trình học, sinh viên có thể tự tích lũy cho mình vốn kiến thức cùng chuyên môn nghiệp vụ đầy đủ để khi ra trường có thể trở thành một kỹ sư kỹ thuật hạt nhân thành công trên con đường mình đã chọn và theo đuổi.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Kỹ thuật hạt nhân là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-hat-nhan