Bạn đang xem bài viết Ngành Kỹ thuật địa chất là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi nhắc tới các ngành nghề có thể phục vụ tốt cho con người, rất dễ dàng để đề cập tới các ngành hoặc nhóm ngành như: công nghệ thông tin, tài nguyên môi trường, công nghệ thực phẩm… Tuy nhiên, một ngành cũng góp phần cải thiện cuộc sống con người mà ít ai nhắc tới – Kỹ thuật địa chất. Bài viết sau xin phép cung cấp thông tin, kiến thức hữu ích của ngành tới cho bạn đọc.
Ngành kỹ thuật địa chất là gì?
Ngành kỹ thuật địa chất (tiếng Anh: Geological Engineering) là ngành khoa học nghiên cứu rất đa dạng về những vấn đề về Trái đất để có thể phục vụ, phát triển bền vững các cơ sở hạ tầng, tìm kiếm và khai thác hợp lý những tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, ngành còn thiết kế xử lý nền móng những công trình xây dựng về công nghiệp, dân dụng, xã hội, an ninh quốc phòng…
Theo học và nghiên cứu ngành này, sinh viên sẽ được học các kiến thức liên quan như: Địa mạo và trầm tích, địa chất công trình – địa chất thủy văn, nền và móng, địa chất động lực công trình, địa chất cấu tạo và đo vẽ bản đồ địa chất… Đó đều là những môn học cực kỳ thích hợp cho những người thích nghiên cứu và khám phá về trái đất cùng với những quy luật vận hành của trái đất. Từ đó, các kỹ sư địa chất có thể lập ra các phương án xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng thích hợp, bền vững.
Bên cạnh đó, khi học ngành Kỹ thuật địa chất, sinh viên có thể tiếp cận nhanh trong công tác nghiên cứu dự báo, đề xuất các giải pháp hợp lý trong phòng chống – tránh, giảm nhẹ tai biến địa chất, cùng với khả năng thích ứng, phục hồi lãnh thổ – lãnh hải bị ảnh hưởng bởi các vấn đề địa chất khác.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật địa chất là gì?
Hiện nay, ngành kỹ thuật địa chất xét tuyển 06 tổ hợp cho các thí sinh có thể cân nhắc và quyết định. Đó là:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- A04: Toán – Vật lý – Địa lý
- B00: Toán – Hóa học – Sinh học
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành kỹ thuật địa chất và các trường đào tạo
Năm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 15 – 18.5 điểm. Mức điểm này còn tùy thuộc theo phương thức xét tuyển của từng trường.
Thí sinh có thể đăng ký học ngành này tại một trong những cơ sở đào tạo sau trên cả nước:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Mỏ – Địa chất
- Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
- Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Khu vực miền Trung
- Đại học Khoa Học – Đại học Huế
Khu vực miền Nam
- Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM
Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật địa chất?
Để có thể học tập tốt chuyên ngành này, các thí sinh cần lưu ý một số tiêu chí như sau:
- Khả năng phân tích, tổng hợp thông tin chính xác
- Khả năng tự nghiên cứu, tiếp thu
- Tư duy sáng tạo, linh hoạt
- Sức khỏe tốt, thích nghi với môi trường nhanh
- Thận trọng trong công việc, xử lý tình huống
- Lòng yêu nghề và ham học hỏi, tiếp thu
- Thái độ học tập nghiêm túc
- Tinh thần làm việc nhóm
- Chịu được áp lực cao về công việc, môi trường làm việc
- Kỹ năng giao tiếp tốt
Học ngành kỹ thuật địa chất cần học giỏi môn gì?
Người học cần trau dồi ít nhất 04 môn là Toán học, Vật lý, Hóa học và tiếng Anh. Lý do là vì:
- Toán học: Luôn đóng vai trò then chốt, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích và thiết kế sơ đồ, đồ án.
- Hóa học: Là môn học bắt buộc ở trường đại học, nó còn liên quan tới các môn như: Hóa lý, hóa học phân tích, thạch học đá trầm tích và đá biến chất…
- Tiếng Anh: Tạo bước đệm vững chắc cho sinh viên trong các hoạt động học tập, nghiên cứu, trao đổi mà không gặp trở ngại về ngôn ngữ.
- Vật lý: Hỗ trợ người học vững vàng hơn, tự tin hơn trước các môn chuyên ngành. Ví dụ: Động lực nước dưới đất, cơ học đất, phương pháp khảo sát địa kỹ thuật…
Cơ hội việc làm dành cho ngành kỹ thuật địa chất như thế nào?
Về phương diện cơ hội việc làm, các kỹ sư mới ra trường có thể tham khảo các vị trí sau:
- Quản lý môi trường: cải tạo môi trường địa chất, ứng dụng CNTT, viễn thám trong việc khai thác, bảo vệ tài nguyên dầu khí…
- Thiết kế: Các vật liệu kỹ thuật, xử lý địa chất động lực công trình, gia cố nền đất…
- Giám đốc doanh nghiệp tư nhân, Nhà nước có liên quan đến ngành nghề.
- Nhà quản lý: tại các Bộ, Ngành, Cục, Sở, Phòng, Ban xây dựng, giao thông, thủy lợi…
- Giảng viên: giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có chuyên môn liên quan.
- Nghiên cứu viên: tại Viện, Trung Tâm nghiên cứu Địa chất…
- Kỹ sư địa chất công trình, địa chất thủy văn: tại công ty tư vấn khảo sát, thiết kế...
Có thể thấy, việc tìm cho mình một công việc phù hợp trong ngành này là hoàn toàn khả thi.
Mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật địa chất là bao nhiêu?
Đề cập tới mức lương của kỹ sư ngành này, nó được chia ra thành:
- Kỹ sư có kinh nghiệm từ 0 – 3 năm: dao động từ 10 – 15 triệu VNĐ/tháng.
- Kỹ sư có kinh nghiệm làm việc trên 5 năm: mức thu nhập có thể lên tới 25 triệu VNĐ/tháng.
Ngoài ra, tùy thuộc vào lĩnh vực, các kỹ sư địa chất sẽ có mức lương trung bình khác nhau. Cụ thể là:
- Kỹ sư Hóa Dầu: 9 – 12 triệu VNĐ/tháng
- Kỹ sư Mỏ: 12 – 15 triệu VNĐ/tháng
- Kỹ sư Hóa: 8 – 12 triệu VNĐ/tháng
Nhìn chung, đây là mức lương khá hấp dẫn so với những ngành nghề khác trên thị trường lao động.
Kết luận
Ngành kỹ thuật địa chất có đóng góp không nhỏ tới nhu cầu của con người ngày nay. Mặc dù ngành này ở Việt Nam không có quá nhiều trường đào tạo, nó vẫn là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai không xa. Ngành học này đem lại cho người học mức lương, mức đãi ngộ vô cùng thu hút. Do đó, ngành học này sẽ là một “miền đất hứa” cho các sinh viên theo học.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Kỹ thuật địa chất là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-dia-chat