Bạn đang xem bài viết Ngành Kỹ thuật dệt là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thật không lấy làm lạ khi người Việt xưa đã có thể sử dụng các công cụ, máy móc thủ công để tạo nên những chiếc quần, chiếc áo phục vụ trong đời sống hàng ngày. Không chỉ dừng lại ở đó, ngành kỹ thuật dệt (KTD) được ra đời chính là bằng chứng cho thấy được tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của ngành dệt tới đời sống con người. Bài viết sau xin chia sẻ một số thông tin hữu ích tới độc giả về chuyên ngành này.
Ngành kỹ thuật dệt là gì?
Ngành Kỹ thuật Dệt (Tiếng Anh: Textile Engineering) là ngành học chuyên đào tạo những kỹ sư có kiến thức, kỹ năng nghiên cứu mặt hàng và điều hành tốt các dây chuyền sản xuất của ngành Dệt May. Cụ thể bao gồm: các ngành kéo sợi, dệt, nhuộm, may mặc và thiết kế thời trang. Sinh viên sau khi ra trường có khả năng điều hành tốt dây chuyền thiết bị công nghệ của nhà máy, thiết kế mặt hàng sản xuất thích hợp mà thị trường đòi hỏi, tổ chức quản lý tốt công tác bảo trì thiết bị, nghiên cứu khai thác công nghệ mới, mặt hàng mới của ngành Dệt May.
Theo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức chuyên sâu về vật liệu dệt, kỹ thuật tạo sợi, vải, in nhuộm hoàn tất, quản lý điều hành sản xuất sợi dệt nhuộm và thiết bị dệt… Ngoài ra, chương trình đào tạo còn có các môn tự chọn về quản lý sản xuất hiện đại và các kỹ thuật vật liệu hiệu năng cao, kỹ thuật dệt tiên tiến, ứng dụng tin học trong thiết kế và vận hành công nghiệp dệt.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật dệt là gì?
Ngành Kỹ thuật dệt có xét tuyển các khối, tổ hợp như sau:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- A19: Toán – Vật lý – Bài kiểm tra tư duy (Thuộc bài kiểm tra tư duy ĐH Bách Khoa)
- A20: Toán – Hóa học – Bài kiểm tra tư duy (thuộc bài kiểm tra tư duy Đại học Bách khoa)
Điểm chuẩn ngành kỹ thuật dệt là bao nhiêu?
Theo thông tin được biết, năm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 18 – 24 điểm. Mức điểm này còn tùy thuộc vào phương thức tuyển sinh của các trường.
Các trường nào đào tạo ngành kỹ thuật dệt?
Trên cả nước ta hiện tại không có nhiều trường đại học đào tạo chuyên ngành này. Cả nước chỉ có duy nhất 02 trường. Đó là:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khu vực miền Nam
- Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TPHCM
Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật dệt?
Trước khi quyết định có nên theo học ngành KTD hay không, các bạn có thể tham khảo một số các tiêu chí dưới đây:
- Học khá những môn Khoa học tự nhiên
Đây là điều kiện tiên quyết vì kiến thức của ngành phần lớn đều liên quan đến các môn KHTN. Do đó, sẽ là một điểm cộng cho những ai học tốt các môn này.
- Thích học hỏi, tìm tòi và đam mê
Ngành học này chuyên về kỹ thuật là chủ yếu. Chính vì vậy theo học ngành này bạn cần phải có sự học học, ham học và đam mê về kỹ thuật. Đây chính là yếu tố cũng nền tảng giúp bạn thành công trong lĩnh vực này. Do vậy, để có thể thích ứng được với công nghệ cũng như kiến thức mới, ngành Công nghệ dệt may đòi hỏi bạn phải liên tục học hỏi để có thể thích ứng kịp thời.
- Kỹ năng làm việc theo nhóm tốt
Kỹ năng này sẽ giúp bạn thành công hơn trong công việc. Bởi lẽ, cho dù làm việc tại bất kỳ bộ phần nào thì luôn cần sự hợp tác cũng như khả năng làm việc theo nhóm để chia sẻ cũng như học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
- Chịu được áp lực công việc lớn
Ngành kỹ thuật nào cũng đều đòi hỏi người học phải có một sức chịu đựng với ngành nghề đang theo đuổi. Lý do vì ngành này có khối lượng công việc khá nhiều và nặng, gây sức ép khá lớn đối với các kỹ sư trong ngành.
- Đam mê với ngành nghề đang theo học
Yếu tố này đóng vai trò quyết định trong tất cả các ngành nghề, nếu không có được nhân tố này, sinh viên khi gặp khó khăn sẽ dễ dàng bỏ cuộc.
Học ngành kỹ thuật dệt cần học giỏi môn gì?
Những người theo học ngành KTD cần học tốt 03 môn. Cụ thể:
- Hóa học: Đây là một môn học không thể bỏ qua. Sinh viên bắt buộc phải có nền tảng ở bộ môn này để học tập và làm việc. Có 85% các môn chuyên ngành liên quan tới môn Hóa học trong chương trình đào tạo.
- Toán học: Đóng vai trò then chốt trong chuyên ngành này, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích vấn đề và xử lý các vấn đề đó…
- Vật lý: Hỗ trợ người học trong các bộ môn liên quan. Ví dụ: Chi tiết máy, dung sai và lắp ghép, sức bền vật liệu…
Cơ hội việc làm dành cho ngành kỹ thuật dệt như thế nào?
Trải qua quá trình rèn luyện và trau dồi kinh nghiệm chuyên môn ở trường đại học, sinh viên ngành KTD hoàn toàn có thể làm việc tại một số vị trí sau:
- Kỹ sư công nghệ, thiết bị trong các dây chuyền sản xuất sợi dệt nhuộm tại các công ty, doanh nghiệp dệt may
- Thiết kế kỹ thuật tại các phòng kỹ thuật, phòng phát triển nghiên cứu mẫu
- Đảm nhận các công tác chuẩn bị sản xuất và công việc chỉ đạo kỹ thuật
- Quản đốc xưởng sản xuất, xí nghiệp dệt may
- Kỹ sư, giám đốc Kinh doanh cho các công ty thương mại về ngành dệt
- Định mức giá cho sản phẩm và tổ chức quản lý sản xuất đối với những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế và chế tạo nguyên liệu dệt may mới
- Chuyên viên làm việc tại các viện nghiên cứu
- Giảng viên: Giảng dạy tại các trường đại học, Cao đẳng
- Chuyên viên: công tác tại các phòng kiểm định chất lượng của quốc tế và Việt Nam
- Người đại diện cho các công ty dệt may ở trong và ngoài nước
Như vậy, không khó để nhận ra rằng việc tìm được một công việc phù hợp với nguyện vọng của bản thân là hoàn toàn khả thi.
Mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật dệt là bao nhiêu?
Giống như bao ngành nghề khác, mức thu nhập của ngành này được chia làm 2 dạng chính:
- Sinh viên mới ra trường: 7 – 9 triệu VNĐ/tháng. Đây là mức lương khá cao so với các ngành nghề trên thị trường lao động nói chung.
- Các chuyên viên, kỹ sư tay nghề cao: mức thu nhập ở ngưỡng 10 – 20 triệu VNĐ/tháng.
Kết luận
Hiện nay, ngành dệt từ các nước đã phát triển một cách mạnh mẽ. Ngành công nghiệp dệt đang được đầu tư từ nguyên liệu cho đến sợi, vải, hoàn tất và vật liệu chức năng nhằm tạo thế chủ động từ khâu nguyên liệu đến hoàn tất, xuất khẩu sản phẩm may mặc. Số lượng các nhà máy sợi, dệt có vốn đầu tư nước ngoài tại nước ta tăng nhanh không ngừng trong 3 năm gần đây. Do đó, ngành này có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực. Đây sẽ là một điểm đáng lưu ý cho những ai đã và đang có ý định theo học.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Kỹ thuật dệt là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-det