Bạn đang xem bài viết Ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, nhu cầu sửa chữa và xây mới các cơ sở hạ tầng ngày càng tăng cao, tạo nên nhiều cơ hội việc làm cho ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng (KTCSHT). Vậy thì, ngành học này là gì? Trường nào đào tạo ngành này? Cơ hội việc làm như thế nào? Hãy cùng bài viết sau giải đáp những thắc mắc trên.
Ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng là học gì?
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những điều kiện vật chất, kỹ thuật, cơ chế hoạt động và thiết chế xã hội nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống thường ngày của con người. Kỹ thuật cơ sở hạ tầng là ngành khoa học nghiên cứu về quy hoạch, xây dựng đồng bộ và hiện đại hóa các công trình hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới. Tại các cơ sở đào tạo, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn về khoa học kỹ thuật, quy hoạch công trình đô thị, kết cấu vật liệu, kỹ thuật điện, v.v
Các khối thi ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng là gì?
Cụ thể, các cơ sở đào tạo ngành học này thường xét tuyển các khối thi sau:
- Khối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học
- Khối A01: Toán Học, Vật Lý Tiếng Anh
- Khối A02: Toán Học, Vật Lý, Sinh Học
- Khối A16: Toán Học, KHTN, Ngữ Văn
- Khối B00: Toán Học, Hóa Học, Sinh Học
- Khối C01: Ngữ Văn, Toán Học, Vật Lý
- Khối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh
- Khối D07: Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh
- Khối D90: Toán Học, KHTN, Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành này là bao nhiêu?
Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đạt từ 16 đến 18.5 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn dành cho hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 13.5 đến 18.5 điểm. Bên cạnh đó, các thí sinh cũng nên lưu ý đến một số tiêu chí tuyển thẳng vào ngành:
- Có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện khó khăn, vùng sâu vùng xa (phải học bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức)
- Là thành viên chính thức đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế hoặc Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế
- Đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia
Các trường nào đào tạo ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng?
Kỹ thuật cơ sở hạ tầng là một ngành học cần thiết cho mọi lĩnh vực kinh tế xã hội cũng như trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, ngành này có chương trình đào tạo khá nặng so với mặt bằng chung. Vì vậy, hiện nay chỉ có một vài trường đại học có chương trình đào tạo ngành đảm bảo chất lượng cho sinh viên. Sau đây là danh sách các trường đào tạo ngành này trên cả nước:
Khu vực miền Bắc
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Thủy lợi
Khu vực miền Trung
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Khu vực miền Nam
- Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM
- Đại học Kiến trúc TP.HCM
Liệu bạn có phù hợp với ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng?
Đây là một ngành ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị, sự phát triển kinh tế cũng như đời sống con người. Nếu bạn muốn theo đuổi ngành này, bạn sẽ cần có những tố chất sau đây:
- Có niềm đam mê với khoa học kỹ thuật
- Có óc sáng tạo và tư duy nhanh nhạy
- Luôn nắm bắt và ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất
- Tác phong làm việc khoa học và chuyên nghiệp
- Có khả năng phân tích và xử lý vấn đề
- Khả năng giao tiếp và thuyết phục người đối diện
- Có kỹ năng thuyết trình lưu loát
- Có ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp
Học ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng cần giỏi môn gì?
Hầu hết các cơ sở đào tạo đều xét tuyển bằng các tổ hợp môn thuộc khối A. Vì thế, bạn nên đầu tư nhiều hơn vào các môn như Toán Học và Khoa Học Kỹ Thuật. Kiến thức từ các môn này sẽ là nền tảng vững chắc giúp bạn tiếp thu tốt những kiến thức chuyên ngành tại trường đại học. Bên cạnh đó, bạn cũng nên trau dồi năng lực sử dụng tiếng Anh. Hầu hết các tài liệu chuyên ngành đều được viết bằng tiếng Anh, vì thế giỏi ngoại ngữ cũng sẽ là một lợi thế.
Cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng như thế nào?
Cơ hội việc làm của ngành này khá phong phú. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các cơ quan Nhà nước, các công ty tư nhân hoặc các công ty đa quốc gia. Sau đây là một số vị trí công tác tham khảo:
- Cán bộ quản lý Kỹ thuật cơ sở hạ tầng tại các cơ quan Nhà nước
- Chủ trì đồ án quy hoạch và thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật
- Chuyên viên phụ trách các ban quản lý đầu tư
- Chuyên viên tổ chức thi công và thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật
- Nhân viên thiết kế, quản lý vận hành các công trình
- Giảng viên
Mức lương ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng như thế nào?
Mức lương của ngành KTCSHT còn tùy thuộc vào vị trí công tác, tại cơ quan Nhà nước hay các công ty tư nhân. Nhìn chung, mức lương ngành này khá hấp dẫn. Sau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho một số vị trí công tác trong ngành:
- Cán bộ quản lý – 12 triệu đồng/tháng
- Chủ trì đồ án quy hoạch và thiết kế – 25 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên phụ trách các ban quản lý đầu tư – 15 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên tổ chức thi công và thi công – 15 triệu đồng/tháng
- Nhân viên thiết kế, quản lý vận hành – 12 triệu đồng/tháng
- Giảng viên – 12 triệu đồng/tháng
Kết luận
Ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng vốn không phải là một ngành học mới mẻ tại Việt Nam. Thời buổi kinh tế còn lạc hậu cùng với lịch sử phát triển đô thị trong những năm trước đây không được quan tâm chú ý một cách đúng mức dẫn tới sự thiếu hụt nguồn nhân lực Kỹ thuật cơ sở hạ tầng. Chính vì thế, nguồn nhân lực ngành này luôn được săn đón bởi các công ty và doanh nghiệp xây dựng. Nếu bạn yêu thích xây dựng và quy hoạch đô thị, ngành học này là một sự lựa chọn đáng cân nhắc dành cho bạn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-co-so-ha-tang