Bạn đang xem bài viết Ngành kỹ thuật cơ điện tử là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong những năm trở lại đây, kỹ thuật cơ điện tử nhận được sự quan tâm đông đảo của quý bậc phụ huynh cùng các bạn học sinh. Vậy, ngành kỹ thuật cơ điện tử là gì? Nó có ứng dụng như thế nào trong thực tế đời sống? Để tìm hiểu rõ hơn về ngành này đồng thời có câu trả lời cho 02 câu hỏi vừa rồi, mời quý độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Ngành kỹ thuật cơ điện tử là gì?
Ngành Kỹ thuật cơ điện tử là một ngành học có sự kết hợp của 03 ngành kỹ thuật là cơ khí, điện tử và máy tính. Mục đích của ngành chính là tập trung phát triển tối đa tư duy hệ thống trong việc thiết kế và phát triển, tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội. Robot chính là một thành tựu tiêu biểu của ngành này.
Theo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức liên quan tới hệ thống khí nén – thủy lực, hệ thống điều khiển nhúng, hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, đo lường và điều khiển thông minh, cảm biến và Robot. Ngành này cho ra đời những sản phẩm thông minh ứng dụng công nghệ cao, không chỉ sử dụng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp mà còn trong cả lĩnh vực nông nghiệp. Điều này giúp tăng suất lao động, chất lượng sản phẩm đồng thời cũng giảm thiểu việc sử dụng lao động thủ công, giảm giá thành sản phẩm và giảm ô nhiễm môi trường.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật cơ điện tử là gì?
Bên cạnh các tổ hợp khoa học tự nhiên quen thuộc như A00 và A01, ngành kỹ thuật cơ điện tử còn xét tuyển các khối, tổ hợp như sau:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- A02: Toán – Vật lý – Sinh học
- A16: Toán – KHTN – Ngữ văn
- B00: Toán – Hóa học – Sinh học
- C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
- C04: Ngữ văn – Toán – Địa lý
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
- D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành này là bao nhiêu?
Theo số liệu năm 2020, ngành kỹ thuật cơ điện tử có mức điểm chuẩn trong khoảng 14 – 26 điểm. Mức điểm này tùy thuộc vào phương thức tuyển sinh của từng trường. Ngoài ra, số điểm 550 dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực cũng là một hình thức được sử dụng bởi trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
Các trường nào đào tạo ngành kỹ thuật cơ điện tử?
Hiện tại trên cả nước ta có rất nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành kỹ thuật cơ điện tử này. Cụ thể các trường đó là:
Khu vực miền Bắc
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Điện lực
- Đại học Phương Đông
- Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Lâm nghiệp
- Đại học Hải Phòng
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Khu vực miền Trung
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Nha Trang
- Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Nông lâm – Đại học Huế
- Đại học Phạm Văn Đồng
Khu vực miền Nam
- Đại học Công nghệ TP.HCM
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
- Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
- Đại học Tiền Giang
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật cơ điện tử?
Để biết được ngành học này có phù hợp với mình hay không, các bạn có thể cân nhắc một số các tiêu chí sau đây:
- Có kiến thức về vật liệu cơ khí
- Kiến thức căn bản về lĩnh vực công nghệ thông tin
- Đam mê với ngành học
- Thận trọng trong công việc
- Kiến thức về khoa học, kỹ thuật và công nghệ
- Khả năng tìm hiểu vấn đề, đặt vấn đề và ứng dụng khoa học kỹ thuật để tìm giải pháp
- Khả năng phân tích, xử lý bài toán kỹ thuật
- Khả năng thuyết trình
- Khả năng vận hành các thiết bị và hệ thống
- Thái độ học tập nghiêm túc
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng hoạt động nhóm
- Sử dụng thành thạo tin học, ngoại ngữ
- Thông minh, nhạy bén
Học ngành kỹ thuật cơ điện tử cần học giỏi môn gì?
Để có thể theo đuổi chuyên ngành này, sinh viên cần trau dồi, học tập ít nhất 03 môn. Đó là:
- Toán học: Môn học hỗ trợ sinh viên trong việc phân tích, nâng cao khả năng tư duy và làm việc độc lập…
- Tiếng Anh: Học tốt môn này sẽ giúp sinh viên nghiên cứu các tài liệu nước ngoài một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Do đó, môn học này cần được đầu tư nhiều thời gian và công sức để có thể đáp ứng công việc.
- Vật lý: Đây là môn học then chốt của nhiều ngành kỹ thuật, và cơ điện tử cũng vậy. Mỗi kỳ học đều có ít nhất 4 môn học liên quan tới kiến thức Vật lý. Ví dụ như: Lý thuyết điều khiển tự động, vi xử lý – vi điều khiển, sensor và cơ cấu chấp hành…
Cơ hội việc làm dành cho ngành kỹ thuật cơ điện tử như thế nào?
Qua quá trình rèn luyện và học tập, các kỹ sư kỹ thuật cơ điện tử hoàn toàn có thể đảm nhiệm một trong số các vị trí công việc sau:
- Kỹ sư thiết kế: vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển thiết bị, máy móc, hệ thống sản xuất tự động.
- Chuyên viên: thiết kế kỹ thuật, tư vấn công nghệ, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại công ty, doanh nghiệp về cơ khí, điện tử và điện.
- Trưởng bộ phận kỹ thuật, giám đốc kỹ thuật tại công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.
- Quản lý sản xuất bảo trì, kiểm soát chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp nước ngoài.
- Cán bộ kỹ thuật cơ điện, phòng công nghệ tự động điều khiển, phòng điều khiển các dây chuyền sản xuất tự động trong các nhà máy như: nhà máy sữa, sản xuất xi măng, sản xuất phân bón, sản xuất giấy.
- Nhân viên quản lý: bảo trì, vận hành các hệ thống điện tử công nghiệp, robot công nghiệp trong các dây chuyền sản xuất tự động như: Lắp ráp ô tô, robot hàn tự động, robot lắp ráp linh kiện điện tử.
- Cán bộ kinh doanh tham mưu, tư vấn kỹ thuật cho nhà cung cấp dịch vụ và phát triển sản phẩm lĩnh vực cơ điện tử trong và ngoài nước.
- Nghiên cứu viên: Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực liên quan.
Mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật cơ điện tử là bao nhiêu?
Hiện tại chưa ghi nhận bất kỳ số liệu cụ thể nào liên quan tới mức thu nhập của kỹ sư kỹ thuật cơ điện tử ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo một số thông tin từ các website cung cấp, một kỹ sư có thể có mức thu nhập từ 51.600 – 86.380 USD/năm. Mức thu nhập này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí đảm nhiệm, lĩnh vực chuyên môn, khả năng xử lý vấn đề, hiệu quả công việc…
Kết luận
Ngành kỹ thuật cơ điện tử hiện tại đang là ngành học thu hút nhiều bạn trẻ có đam mê về công nghệ, kỹ thuật. Không chỉ đem đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên cùng mức thu nhập ổn định, ngành này còn đóng góp rất nhiều vào sự tiến bộ của khoa học công nghệ, kỹ thuật.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành kỹ thuật cơ điện tử là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-co-dien-tu