Bạn đang xem bài viết Ngành Kinh tế đối ngoại học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Kinh tế đối ngoại đang là ngành học nhận được sự quan tâm lớn từ các bạn học sinh, sinh viên và cả phụ huynh bởi tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm rộng mở. Không những thế, Kinh tế đối ngoại tạo ra cơ hội lớn cho những người học có nhu cầu làm việc tại các công ty đa quốc gia với cơ hội thăng tiến cao. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một số thông tin quan trọng giúp bạn có cái nhìn toàn diện về ngành này.
Ngành kinh tế đối ngoại là gì?
Kinh tế đối ngoại là ngành học nghiên cứu về mối quan hệ trao đổi, giao thương giữa các quốc gia, địa giới khác nhau trên toàn cầu. Nó chính là tổng thể mọi hoạt động liên quan đến kinh tế, tài chính và khoa học kỹ thuật của một nước với bên ngoài. Qua đó, tham gia vào sự phân công và hợp tác trong lao động quốc tế. Trực tiếp trao đổi mậu dịch quốc tế.
Theo học ngành này, người học sẽ được cung cấp những kiến thức chuyên sâu về quản lý thị trường ngoại hối và đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế; khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá hối đoái và đầu tư quốc tế… Cùng với các kiến thức kinh tế và xã hội hiện đại của khu vực và thế giới.
Các khối thi vào ngành kinh tế đối ngoại là gì?
Các trường đào tạo Kinh tế đối ngoại thường xét điểm thi THPTQG của các khối sau:
- Khối A00: Toán, Vật Lý, Hóa Học
- Khối A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
- Khối D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- Khối D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
- Khối D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
- Khối D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
- Khối D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
- Khối D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
Điểm trúng tuyển ngành kinh tế đối ngoại là bao nhiêu?
Điểm chuẩn cho ngành KTĐN thường dao động từ 15 – 29 điểm đối với phương thức xét điểm thi THPTQG, từ 6 – 25 điểm đối với phương thức xét học bạ.
Ngoài ra, các cơ sở đào tạo cũng có thể đưa ra một hoặc vài tiêu chí phụ trong quá trình xét tuyển như sau:
- Điểm học bạ THPT ít nhất 18 điểm.
- Thí sinh tham gia cuộc thi học sinh giỏi cấp quốc gia, các cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia.
- Thí sinh đạt giải tỉnh, thành phố thuộc các môn nằm trong tổ hợp đăng ký xét tuyển; thí sinh học trường THPT chuyên (dành cho thi sinh vừa tốt nghiệp lớp 12).
Các trường đào tạo ngành kinh tế đối ngoại?
Khu vực miền Bắc
- Học viện Chính sách và Phát triển
- Đại học Ngoại Thương Hà Nội
- Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
Khu vực miền Nam
- Đại học Ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)
- Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
Liệu bạn có phù hợp với ngành KTĐN?
Để biết được là mình có thực sự phù hợp với ngành này hay không thì hãy xem xét những tố chất dưới đây.
- Có đam mê và hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh.
Làm việc trong ngành kinh tế thì việc có sự hứng thú và hiểu biết về các lĩnh vực kinh doanh hết sức quan trọng.
- Am hiểu về lịch sử văn hóa, tình hình kinh tế – chính trị – xã hội các nước.
Kiến thức này như một yếu tố nền tảng giúp bạn đưa ra các chiến lược phù hợp.
- Tự tin, năng động, giao tiếp tốt, có khả năng đàm phán thuyết phục.
Trong môi trường đối ngoại thì kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, phong thái tự tin là một điều không thể thiếu. Điều này tạo nên thiện cảm đối với những người đối tác của mình. Từ đó, hiệu quả công việc được nâng cao.
- Chăm chỉ, kiên trì, sáng tạo.
Đây là điều kiện cần để bạn được thành công trong công việc. Đặc biệt trong ngành KTĐN, bạn phải thường xuyên giao lưu tiếp xúc với nhiều nền kinh tế và văn hóa khác nhau.
- Có khả năng ngoại ngữ là một lợi thế.
Có khả năng ngoại ngữ như là một lẽ đương nhiên đối với người học ngành này. Bởi vì: bạn phải giao tiếp thường xuyên với người nước ngoài.
Cơ hội việc làm của ngành kinh tế đối ngoại như thế nào?
Hiện nay các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế và hoạt động KTĐN của Việt Nam đã và đang ngày càng được mở rộng. Vì vậy, nguồn nhân lực để đáp ứng cho ngành nghề này là rất lớn. Đặc biệt, sinh viên ngành Kinh tế đối ngoại sau khi ra trường sẽ có lợi thế về ngoại ngữ, chuyên môn vững vàng cùng với các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết khác, họ rất dễ dàng xin được những công việc phù hợp trong lĩnh vực này như:
- Chuyên viên văn phòng kinh doanh.
- Chuyên viên phòng xuất nhập khẩu.
- Chuyên viên các đơn vị thuộc kinh doanh quốc tế.
- Chuyên viên nghiên cứu giảng viên các lĩnh vực trong chuyên ngành kinh tế.
- Chuyên viên hoạch định chính sách tại bộ phận Kinh tế đối ngoại và hợp tác quốc tế.
Với các vị trí việc làm trên, sinh viên tốt nghiệp ngành KTĐN có thể làm việc tại các đơn vị sau:
- Các doanh nghiệp ở tất cả các lĩnh vực có hợp tác với các đối tác nước ngoài.
- Các bộ phận Kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp.
- Viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng có liên quan.
Mức lương dành cho người làm ngành kinh tế đối ngoại là bao nhiêu?
So với các ngành nghề khác, nhân sự ngành KTĐN có mức lương khá cao. Cụ thể:
- Đối với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế, mức lương sẽ dao động từ 5 đến 7 triệu VNĐ/tháng.
- Đối với những người đã có kinh nghiệm làm việc, mức lương sẽ dao động từ 7 – 10 triệu VNĐ tùy năng lực.
- Đối với cấp độ quản lý, nhân sự ngành KTĐN có thể kiếm được 15 – 20 triệu VNĐ/tháng.
Kết luận
Ngành Kinh tế đối ngoại có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của nước ta. Nó như một chiếc cầu nối vừa đẩy mạnh hợp tác kinh tế vừa thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa các nước. Nếu bạn biết nắm bắt xu hướng kinh tế, cùng với niềm đam mê học hỏi giao lưu quốc tế thì ngành KTĐN là một ngành học đáng để bạn cân nhắc lựa chọn. Bởi đây là một ngành học có nhiều cơ hội việc làm và có tiềm năng phát triển trong tương lai.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Kinh tế đối ngoại học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-kinh-te-doi-ngoai