Bạn đang xem bài viết Ngành Kinh tế chính trị là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ít ai có thể biết được rằng, bên cạnh các lĩnh vực kinh tế như toán kinh tế, kinh tế xây dựng, kinh tế phát triển… vẫn còn một lĩnh vực có sức ảnh hưởng lên cả khía cạnh kinh tế và chính trị. Đó là ngành kinh tế chính trị. Bài viết sau xin chia sẻ một số thông tin hữu ích xoay quanh lĩnh vực này.
Ngành kinh tế chính trị là gì?
Kinh tế chính trị (tiếng Anh: Political Economy) là một lĩnh vực liên ngành của Khoa học Xã hội. Kinh tế chính trị bao gồm mọi hoạt động nghiên cứu, tập trung vào sự tương tác giữa mối quan hệ cá nhân với chính phủ và chính sách công. Ngoài ra, lĩnh vực kinh tế chính trị cũng đồng thời nghiên cứu về cách các lý thuyết như chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa cộng sản diễn ra trong thế giới thực. Những cá nhân nghiên cứu kinh tế chính trị thường tìm hiểu lịch sử, văn hóa, phong tục… và cách những nhân tố này tác động đến một hệ thống kinh tế như thế nào.
Thuật ngữ kinh tế chính trị vẫn được sử dụng rộng rãi để mô tả bất kỳ chính sách nào của chính phủ có tác động kinh tế.
Kinh tế chính trị có nhiệm vụ đào tạo những con người sáng về mọi mặt, cả về chuyên môn lẫn phẩm chất đạo đức và năng lực. Người học sẽ được tiếp thu tri thức một cách hoàn chỉnh để am hiểu từ cơ bản đến nâng cao về kinh tế chính trị, kinh tế hiện đại nói chung, kiến thức và quản trị kinh tế. Đặc biệt là có đầy đủ những tác phong, phẩm chất chính trị, sức khỏe, nhận thức, tài năng… để có thể tạo đảm đương những trọng trách và nhiệm vụ đa dạng, phù hợp với tiến trình hiện đại hóa đất nước xây dựng xã hội cộng đồng Việt Nam phát triển.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kinh tế chính trị là gì?
Có tất cả 05 tổ hợp xét tuyển đối với ngành kinh tế chính trị. Các sĩ tử có thể tham khảo và thực hiện xét tuyển những tổ hợp đó là:
- A00: Toán – Vật lí – Hóa học
- A01: Toán – Vật lí – Tiếng Anh
- A16: Toán – KHTN – Ngữ văn
- C15: Ngữ văn – Toán – KHXH
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành kinh tế chính trị là bao nhiêu?
Mức điểm chuẩn của ngành Kinh tế Chính trị khoảng từ 13 – 19 điểm. Điểm này dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia hoặc theo phương thức xét theo học bạ.
Các trường nào đào tạo ngành kinh tế chính trị?
Trên cả nước hiện chỉ có 03 cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giảng dạy chuyên ngành này. Cụ thể các trường đó là:
Khu vực miền Bắc
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khu vực miền Trung
- Đại học Kinh tế – Đại học Huế
Khu vực miền Nam
- Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Như vậy, ở mỗi khu vực đều có 01 trường đại học đào tạo chuyên ngành này. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh lựa chọn được địa điểm học phù hợp với nơi mình sinh sống cũng như là nguyện vọng cá nhân.
Liệu bạn có phù hợp với ngành kinh tế chính trị?
Để biết được câu trả lời, các sinh viên có thể tham khảo một số tiêu chí sau:
- Tuân thủ nghiêm túc hiến pháp và pháp luật của quốc gia sở tại
- Có định hướng phục vụ cộng đồng, xã hội
- Tố chất đạo đức tốt
- Tinh tế và nhạy bén về các vấn đề chính trị
- Tư duy linh hoạt, sáng tạo
- Bản lĩnh chính trị vững vàng
- Chịu được áp lực công việc
- Khả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian, khối lượng công việc
- Thận trọng, có trách nhiệm trong công việc
- Thái độ học tập nghiêm túc
- Sử dụng thành thạo tin học, ngoại ngữ
- Thường xuyên cập nhật thông tin về các vấn đề xã hội
Khác với sinh viên các chuyên ngành khác, đối với kinh tế chính trị khuôn khổ tiêu chuẩn bị yếu tố con người cũng như yếu tố về chuyên môn phải được thiết lập một cách chặt chẽ. Vì vậy mục tiêu cụ thể của ngành là phải xây dựng được một đội ngũ sinh viên có lập trường phẩm chất chính trị cao hơn cả.
Học ngành kinh tế chính trị cần học giỏi môn gì?
Không giống như các ngành kỹ thuật khác, ngành kinh tế chính trị yêu cầu sinh viên trau dồi ít nhất 02 môn. Cụ thể:
- Toán: Môn học chiếm phần lớn chương trình đào tạo. Sinh viên sẽ có cơ hội phát huy tối đa khả năng tư duy của mình tại các môn như: Kinh tế vĩ mô, thương mại quốc tế, kinh tế học so sánh…
- Lịch sử: Thông qua môn học này, sinh viên sẽ có cái nhìn bao quát hơn về tình hình thế giới gắn liền với các hoạch định, chính sách kinh tế.
Có thể thấy, ngành kinh tế chính trị không yêu cầu nhiều về các môn mà bạn phải học tốt. Ngành này đòi hỏi rất nhiều về bản thân bạn cũng như các kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc, quá trình học tập tại trường.
Cơ hội việc làm dành cho ngành kinh tế chính trị như thế nào?
Sinh viên chuyên ngành kinh tế hoàn toàn có thể đảm nhiệm công việc tại một trong các vị trí sau:
- Phụ trách ở trang Kinh tế Chính trị của một số tờ báo
- Nhân viên trong tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể như: ban tuyên giáo các tỉnh, phòng tuyên giáo các huyện, ủy ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân huyện…
- Chuyên viên tại cơ quan hoạch định chính sách, nghiên cứu kinh tế của Việt Nam hoặc nước ngoài
- Giảng viên trong các trường đại học và cao đẳng, trung cấp, trường chính trị và các trung tâm chính trị các cấp
- Nhân viên trong các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế
Mức lương dành cho người làm ngành kinh tế chính trị là bao nhiêu?
Theo thông tin tìm hiểu, hiện chưa có thống kê cụ thể mức lương của ngành Kinh tế Chính trị. Ngành này tùy thuộc vào vị trí việc làm, đơn vị công tác, kinh nghiệm và năng lực bản thân mỗi người mà sẽ có mức thu nhập khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung là các cử nhân kinh tế chính trị cũng sẽ nhận được mức phúc lợi giống như các chuyên viên làm việc ở vị trí khác. Bao gồm:
- Lương cứng
- Chế độ đãi ngộ tốt, tăng lương theo hiệu quả công việc
- Khám sức khỏe định kỳ
- Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng
- Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp
- Cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp
- Tham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam
- Lương tháng thứ 13
- Phụ cấp ăn trưa
- Nghỉ phép định kỳ trong năm ( 12-24 ngày)
- Ưu đãi cho nhân viên có con nhỏ…
Kỹ năng có được sau khi tốt nghiệp
- Về kiến thức:
+ Có kỹ năng hệ thống hóa, nắm vững nền tảng các lý thuyết cơ bản chuyên sâu.
+ Có khả năng nghiên cứu độc lập, tiếp thu và phát triển các kiến thức nền tảng về kinh tế học, kinh tế chính trị, vận dụng để hoạch định, xây dựng, phân tích, đánh giá chính sách.
- Về kỹ năng:
+ Thông qua các bài tập tình huống, chương trình học của ngành sẽ tạo cho học viên khả năng ứng dụng sáng tạo lý thuyết kinh tế chính trị
+ Hình thành các kỹ năng cần thiết trong việc phân tích, đánh giá vấn đề, phân tích tình huống, xử lí thông tin thành thạo
+ Có khả năng ra các quyết định chiến lược và các quyết định chính sách, chiến thuật nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
- Về đạo đức nghề nghiệp
+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức trách nhiệm công dân tốt.
Kết luận
Kinh tế chính trị là một ngành học đóng góp cho đất nước rất nhiều nhân tài về cả vấn đề kinh tế cũng như các vấn đề chính trị. Thông qua bài viết này, hi vọng người đọc sẽ có cái nhìn bao quát nhất về lĩnh vực này, đồng thời sẽ có thể đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp nhất cho bản thân.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Kinh tế chính trị là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-kinh-te-chinh-tri