Bạn đang xem bài viết Ngành Kinh doanh thương mại là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Để ổn định việc kinh doanh cũng như mở rộng quy mô, các doanh nghiệp/công ty rất cần những nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp và nhạy bén. Hầu hết mọi lĩnh vực đều cần bán dịch vụ/sản phẩm để tạo ra lợi nhuận, vì thế thị trường việc làm của nhân viên kinh doanh rất đa dạng và màu mỡ. Nắm bắt được xu thế này, ngành Kinh doanh thương mại ra đời để đào tạo đội ngũ nhân viên kinh doanh sở hữu cả kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng thực tiễn. Vậy thì ngành Kinh doanh thương mại (KDTM) là học gì? Cơ hội việc làm và mức lương của người làm ngành này ra sao? Hãy cùng bài viết sau giải đáp những thắc mắc trên.
Ngành Kinh doanh thương mại là học gì?
Ngành KDTM không nghiên cứu chuyên sâu vào các lý thuyết hàn lâm của khối ngành Kinh tế mà tập trung vào các kiến thức/kỹ năng cần thiết trong kinh doanh. Tại các cơ sở đào tạo, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức lý thú và bổ ích về hoạt động bán hàng. Sau khi sinh viên hoàn thành các môn đại cương, nhà trường sẽ bắt đầu giảng dạy những bộ môn như: Quản trị bán lẻ, Giao tiếp kinh doanh, Hành vi khách hàng, v.v. Đây là những kiến thức/ kỹ năng không thể thiếu khi làm việc trong môi trường kinh doanh.
Các khối thi vào ngành Kinh doanh thương mại là gì?
Hầu hết các trường đào tạo KDTM sẽ xét tuyển bằng những khối thi sau đây:
- Khối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học
- Khối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh
- Khối D01: Toán Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh
Ngoài ra, một vài trường cũng xét tuyển với những khối thi sau đây:
- Khối A16: Toán Học, KHTN, Ngữ Văn
- Khối B00: Toán Học, Hóa Học, Sinh Học
- Khối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
- Khối C01: Toán Học, Ngữ Văn, Vật Lý
- Khối C04: Toán Học, Địa Lý, Ngữ Văn
- Khối C15: Toán Học, KHXH, Ngữ Văn
- Khối D07: Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh
- Khối D96: Toán Học, KHXH, Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành Kinh doanh thương mại là bao nhiêu?
Có ba phương thức thường được áp dụng để xét tuyển và ngành KDTM: xét điểm thi THPTQG, xét điểm học bạ hoặc xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực. Mỗi phương thức sẽ có mức điểm chuẩn khác nhau, nên các thí sinh cần xem xét cả ba hình thức để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với sở trường của mình. Cụ thể như sau:
- Xét điểm thi THPTQG: Từ 14 điểm đến 27.5 điểm
- Xét học bạ: Từ 18 điểm đến 24 điểm
- Xét điểm kỳ thi Đánh giá năng lực: Từ 600 điểm đến 750 điểm
Trường nào đào tạo ngành Kinh doanh thương mại?
Trên toàn quốc có rất nhiều cơ sở giảng dạy ngành KDTM bởi đây là một ngành mang lại rất nhiều cơ hội việc làm phong phú. Sau đây là danh sách một số trường đào tạo ngành KDTM:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Kinh tế quốc dân
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp
- Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội
- Đại học Công nghiệp Việt Hung
- Đại học Hùng Vương
Khu vực miền Trung
- Đại học Nha Trang
- Đại học Kinh tế Huế
- Đại học Tây Nguyên
- Đại học Duy Tân
- Đại học Quy Nhơn
Khu vực miền Nam
- Đại học Kinh tế TP HCM
- Đại học Văn Hiến Đại học Công nghệ TPHCM
- Đại học Cửu Long
Các chuyên ngành thuộc ngành Kinh doanh thương mại là gì?
Ngành KDTM thường được chia thành các chuyên ngành sau đây:
- Kinh doanh thương mại
Chuyên ngành này thường tập trung vào khâu quản lý kho. Sinh viên sẽ được đào tạo về các mảng như quy trình xuất/nhập hàng hóa tại kho, quản lý nhập hàng, khảo sát hành vi mua hàng.
- Kinh doanh bán lẻ
Đúng như tên gọi, chuyên ngành này giảng dạy những kiến thức cần thiết cho hoạt động bán lẻ. Một số môn học tiêu biểu của chuyên ngành Kinh doanh bán lẻ là Nghiệp vụ bán hàng, Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh, Nghiên cứu thị trường.
- Thương mại quốc tế
Đây là ngành học về các hoạt động Thương mại quốc tế. Vì thế, ngành này thường giảng dạy các môn Marketing quốc tế, Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Thanh toán quốc tế, Đàm phán thương mại quốc tế, v.v
Liệu bạn có phù hợp với ngành Kinh doanh thương mại?
Bản chất của ngành KDTM vốn nhiều thách thức dành cho những người trong ngành. Sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế và của thế hệ trẻ càng khiến sự cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Nếu bạn muốn theo đuổi ngành này, bạn sẽ cần có những tố chất sau:
- Chịu được áp lực cao
- Khả năng ứng biến linh hoạt
- Ham học hỏi và cầu tiến
- Khả năng tư duy logic và xử lý vấn đề
- Kiên trì, nhẫn nại
- Năng lực ngoại ngữ tốt
- Khả năng giao tiếp và thuyết phục người khác
Học ngành Kinh doanh thương mại cần giỏi môn gì?
Hầu hết các khối thi vào ngành KDTM đều xuất hiện môn Toán, thế nên đây cũng là môn học cần đầu tư nhất khi muốn theo đuổi ngành này. Ngoài ra, thí sinh cũng cần quan tâm trau dồi môn tiếng Anh. Đây là hai môn học quan trọng nhất khi chuẩn bị thi tuyển sinh KDTM. Môn Toán giúp bạn phát triển năng lực tư duy và giải quyết các vấn đề. Bên cạnh đó, môn tiếng Anh rất cần thiết bởi tất cả các lĩnh vực kinh doanh đều đang bước vào thời đại hội nhập.
Cơ hội việc làm của ngành Kinh doanh thương mại như thế nào?
Thị trường việc làm của ngành KDTM rất đa dạng và phong phú. Các sinh viên tốt nghiệp có thể lựa chọn làm việc trong bộ phận kinh doanh của một công ty thuộc bất cứ lĩnh vực nào mà mình yêu thích. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành này cũng có thể lựa chọn công tác tại các công ty đa quốc gia hoặc làm việc ở nước ngoài. Các vị trí dành cho sinh viên Kinh doanh tốt nghiệp cũng rất đa dạng. Sau đây là một vài vị trí tham khảo:
- Nhân viên kinh doanh
- Chuyên viên xuất nhập khẩu
- Chuyên viên bộ phận thu mua
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng
- Nhân viên Marketing
- Cửa hàng trưởng, trưởng ngành hàng
- Giảng viên
Mức lương dành cho người làm ngành Kinh doanh thương mại như thế nào?
Một trong những lý do khiến ngành KDTM nhận được sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ chính là mức lương vô cùng hấp dẫn. Mặc dù sinh viên mới tốt nghiệp thường nhận mức lương chỉ xấp xỉ 6 đến 7 triệu đồng/tháng, con số này có thể tăng lên chóng mặt cùng với kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn tích lũy được. Sau đây là mức lương tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành Kinh doanh thương mại:
- Nhân viên kinh doanh – 25 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên xuất nhập khẩu – 15 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên bộ phận thu mua – 15 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng – 12 triệu đồng/tháng
- Nhân viên Marketing – 15 triệu đồng/tháng
- Cửa hàng trưởng, trưởng ngành hàng – 25 triệu đồng/tháng
- Giảng viên Kinh doanh thương mại – 12 triệu đồng/tháng
Những kiến thức đào tạo sinh viên Ngành Kinh doanh thương mại
Khi chính thức theo học ngành Kinh doanh thương mại, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp cận những kiến thức về hoạt động kinh doanh, bán hàng, nghiên cứu thị trường, hoạt động chiêu thị,… Ngoài ra, các bạn còn được lập kế hoạch kinh doanh, tìm hiểu nghiệp vụ bán hàng, phân tích tài chính trong doanh nghiệp,…
Không dừng lại ở đó, sinh viên còn được trang bị kỹ năng cần thiết phục vụ cho nghề nghiệp như giải quyết các vấn đề thực tế của các doanh nghiệp thương mại, cách tổ chức buổi seminar, kỹ năng làm việc remote, sàng lọc thông tin, quản lý các dự án thương mại,.. Hơn hết là có thêm các kỹ năng điều hành, làm việc nhóm nhỏ, làm việc theo team,…Song song với lý thuyết là các giờ thực hành thự tế nhằm giúp các bạn tiếp cận gần hơn với doanh nghiệp, công ty.
Kết luận
Khi lựa chọn ngành học, các thí sinh thường tìm kiếm ba yếu tố: chương trình đào tạo lý thú, cơ hội việc làm đa dạng cũng như mức thu nhập hấp dẫn. Ngành Kinh doanh thương mại là một trong số ít các ngành học đáp ứng được cả ba yêu cầu trên. Nếu như bạn đam mê kinh doanh hoặc là một người nhanh nhạy, giỏi giao tiếp, đây chính là ngành học dành cho bạn. Nếu bạn có hứng thú với ngành Kinh doanh thương mại nhưng chưa phù hợp với những tiêu chí trên, bạn vẫn có thể theo học và dần dần cải thiện trong quá trình học.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Kinh doanh thương mại là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-kinh-doanh-thuong-mai