Bạn đang xem bài viết Ngành khoa học máy tính là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, máy tính đã dần trở nên phổ biến và có sức ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt trong đời sống của cư dân toàn cầu. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ tới độc giả một số thông tin cùng các kiến thức liên quan tới ngành khoa học máy tính – Một ngành học có thể xem là dẫn đầu trong lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin.
Ngành khoa học máy tính là gì?
Khoa học máy tính (tiếng Anh: Computer Science) là ngành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về thông tin, tính toán cùng việc thực hiện và tính ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy tính. Khoa học máy tính là ngành có cách tiếp cận khoa học, thực tiễn để tính toán, các ứng dụng của nó và nghiên cứu có hệ thống về tính khả thi, cấu trúc, biểu hiện và cơ giới hóa các thủ tục, các thuật toán cơ bản. Điều này làm cơ sở cho việc thu thập, đại diện, xử lý, lưu trữ, truyền thông và truy cập thông tin. Có thể hiểu ngắn gọn hơn, khoa học máy tính là ngành nghiên cứu về các quy trình thuật toán tự động hóa mà có thể nhân rộng trên quy mô lớn. Một nhà khoa học máy tính chính là một chuyên gia về lý thuyết tính toán và thiết kế các hệ thống tính toánđó.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành khoa học máy tính là gì?
Ngành KHMT còn xét tuyển nhiều tổ hợp giúp tăng tỉ lệ xét tuyển thành công vào ngành này. Bao gồm:
- A00: Toán – Lý – Hóa học
- A01: Toán – Lý – Anh
- B00: Toán – Hóa học – Sinh học
- B08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D07: Toán – Hóa – Tiếng Anh
- D08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh
- D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh
- C14: Ngữ văn – Toán – Giáo dục công dân
- C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học
- C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
- C04: Toán – Ngữ văn – Địa lý
Điểm chuẩn ngành khoa học máy tính và các trường đào tạo
Theo thông tin tìm hiểu, điểm chuẩn ngành KHMT năm 2020 tại các trường đại học nằm trong khoảng 16 – 26.5 điểm. Điểm này được tính theo phương thức xét kết quả thi THPT quốc gia.
Danh sách dưới đây đề cập các trường đại học có tham gia đào tạo ngành KHMT ở Việt Nam. Bao gồm:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Hạ Long
- Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Thăng Long
- Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học FPT
- Đại học Thành Tây
- Đại Học Xây Dựng Hà Nội
- Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên
- Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
Khu vực miền Trung
- Đại Học Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng
- Đại Học Vinh
Khu vực miền Nam
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia TP. HCM
- Đại học Mở TP. HCM
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Đồng Tháp
- Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM
- Đại học Công nghiệp TP. HCM
- Đại học Quốc tế Sài Gòn
- Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
- Đại học Kinh Tế – Luật – Đại Học Quốc Gia TPHCM
- Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long
Liệu bạn có phù hợp với ngành khoa học máy tính?
Để thành công trên con đường theo đuổi ngành khoa học máy tính bạn cần có các yếu tố sau đây:
- Khả năng phán đoán phân tích nhạy bén
- Khả năng học tập độc lập, tự giác
- Biết cân bằng cuộc sống và chịu đựng áp lực công việc lớn
- Tinh thần làm việc nhóm
Học ngành khoa học máy tính cần học giỏi môn gì?
Tương tự các ngành trong lĩnh vực CNTT, sinh viên cần học tốt 3 môn chủ chốt là Toán, Tin học và Tiếng Anh.
- Toán học: Yêu cầu tính tư duy logic, phân tích và có giải pháp phù hợp tùy trường hợp được đặt ra. Ví dụ như tính toán tính khả thi, ứng dụng của thuật toán đó.
- Tin học: Có vai trò quan trọng ngang bằng với toán học. Giúp sinh viên làm quen hệ thống từ đơn giản tới phức tạp nhất trong máy tính. Cải thiện khả năng làm việc với máy tính cùng các chức năng chuyên môn.
- Tiếng Anh: Hỗ trợ sinh viên mảng nghiên cứu, phân tích tài liệu nước ngoài. Bên cạnh đó, giúp sinh viên tăng khả năng học hỏi tiếp thu trong các tiết học với giáo viên nước ngoài.
Cơ hội việc làm dành cho ngành khoa học máy tính như thế nào?
Ngành KHMT đem lại cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên theo học. Cụ thể, sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư ngành KHMT có thể có các vị trí làm việc như:
- Tham gia giảng dạy các môn liên quan đến KHMT tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp…
- Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng CNTT ở các viện, cơ quan nghiên cứu của Bộ, Ngành…
- Nhân viên trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin.
- Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển ứng dụng tin học.
- Lập trình viên phát triển các phần mềm hệ thống.
- Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt đề án công nghệ thông tin đáp ứng các ứng dụng khác nhau.
- Lập trình viên, giám sát chất lượng, kiến trúc sư dữ liệu, kỹ sư phụ trách nghiên cứu, phát triển các phần mềm…
Mức lương dành cho người làm ngành khoa học máy tính là bao nhiêu?
Thực tế, mức lương cho sinh viên ngành KHMT phụ thuộc vào vị trí, địa điểm làm việc cũng như năng lực chuyên môn, khả năng đáp ứng công việc của từng cá nhân. Tuy nhiên, đây được đánh giá là ngành học có mức lương khá cao so với mặt bằng chung trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Một số thống kê cho thấy, 98% sinh viên của ngành có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp với mức lương phổ biến trong khoảng 10 – 15 triệu.
Ngành khoa học máy tính đào tạo những kiến thức nào?
Mỗi trường Đại học sẽ có những thiết kế riêng biệt về khung chương trình đào tạo. Tuy nhiên, các trường đều đảm bảo cung cấp một cách đầy đủ nhất những kiến thức từ căn bản đến chuyên môn. Ngoài ra, còn có những kỹ năng mềm cần thiết để các bạn có thể ứng dụng tối đa trong ngành nghề sau khi tốt nghiệp ra trường.
Tại những năm học đầu tiên, các bạn sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về ngành Khoa học máy tính như: Khoa học máy tính ứng dụng, phân tích và thiết kế hệ thống, các khái niệm căn bản liên quan,..Sau đó, chương trình đào tạo tập trung đến các môn học chuyên ngành. Đây cũng chính là thời gian các bạn phải tập trung tối đa để nắm chắc kiến thức. Vào năm cuối, các bạn có cơ hội thực tập tại các công ty trong nước hoặc các tập đoàn nước ngoài. Điều này giúp cho bạn chuẩn bị một hành trang thật vững chắc cho sau này.
Kết luận
Ngành khoa học máy tính ở Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây cùng với các ngành quen thuộc như công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính hay kỹ thuật phần mềm… Điều này giúp sinh viên có được cơ hội học tập tại nhiều cơ sở đào tạo cùng trang thiết bị hiện đại tại các cơ sở đào tạo ở Việt Nam đồng thời cũng đảm bảo cơ hội việc làm của đội ngũ sinh viên ngành này trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam mà không phải quốc gia nào khác.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành khoa học máy tính là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-khoa-hoc-may-tinh