Bạn đang xem bài viết Ngành Khí tượng và khí hậu học là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sau những chương trình thời sự nói về tình hình chính trị của đất nước, quốc gia, các vấn đề xã hội trong ngày… chính là bản tin dự báo thời tiết. Tuy nhiên, đằng sau một bản tin ngắn gọn từ 5 – 7 phút ấy lại là cả quá trình làm việc của các nhà khí tượng và khí hậu học. Vậy ngành khí tượng và khí hậu học là gì? Bài viết sau xin chia sẻ tới người đọc một số thông tin, kiến thức cần thiết liên quan tới ngành này.
Ngành Khí tượng và khí hậu học là gì?
Khí tượng và khí hậu học là ngành học chuyên nghiên cứu về khí hậu, thời tiết nhằm theo dõi và dự báo khí hậu, thời tiết. Theo đó, những biểu hiện thời tiết là những sự kiện quan sát và giải thích được thông qua khí tượng học. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng và chuyên môn về lý luận, kỹ năng và phương pháp nghiên cứu thuộc ngành Khí tượng và khí hậu học.
Khối kiến thức cơ bản của ngành này bao gồm: Khí tượng động lực, khí tượng ra đa và vệ tinh, khí hậu học, khí hậu Việt Nam… Đồng thời, sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức chuyên sâu khác nhau như:
- Lĩnh vực dự báo (phân tích bản đồ và dự báo thời tiết)
- Lĩnh vực khí hậu (khí hậu vật lý, mô hình hoá hệ thống khí hậu)
- Lĩnh vực khí tượng nông nghiệp (khí tượng nông nghiệp, dự báo khí tượng nông nghiệp)
- Lĩnh vực môi trường khí (cơ sở ô nhiễm khí quyển, mô hình hóa lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường không khí)…
- Và những môn học tự chọn như: khí tượng nhiệt đới, khí tượng lớp biên, đối lưu khí quyển, khí hậu nông nghiệp…
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành Khí tượng và khí hậu học là gì?
Theo thông tin tìm hiểu, ngành khí tượng và khí hậu học xét tuyển đa dạng nhiều tổ hợp. Các tổ hợp đó là:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- B00: Toán – Hóa học – Sinh học
- C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
- D10: Toán – Địa lý – Hóa học
Điểm chuẩn ngành Khí tượng & khí hậu học là bao nhiêu?
Năm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 14 – 18 điểm. Điểm này dựa trên điểm thi THPTQG.
Các trường nào đào tạo ngành Khí tượng và khí hậu học?
Trên cả nước hiện chưa có nhiều trường đào tạo chuyên ngành này. Các thí sinh có thể tham khảo một số trường như sau:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
Khu vực miền Nam
- Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
Liệu bạn có phù hợp với ngành Khí tượng & khí hậu học?
Để có thể theo đuổi ước mơ với ngành này, bạn cần có một số các yếu tố sau:
- Đam mê với ngành học
- Khả năng tự học, tự nghiên cứu
- Khả năng phát hiện, xử lý thông tin, vấn đề nhanh nhẹn
- Khả năng phân tích tổng hợp thông tin
- Khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề về thời tiết, khí hậu sắp xảy ra
- Tư duy nhanh nhẹn, phản ứng linh hoạt trong các trường hợp cần thiết
- Thận trọng, nghiêm túc trong công việc
- Sử dụng thành thạo các công cụ đo lường, xử lý
- Khả năng làm việc độc lập khi cần thiết
- Sức khỏe đạt yêu cầu của ngành
- Chăm chỉ, chịu khó
Học ngành Khí tượng và khí hậu học cần học giỏi môn gì?
Các sĩ tử muốn theo đuổi ngành học này cần tập trung trau dồi 03 môn chính: Vật lý, Địa lý và Toán học. Lý do là vì:
- Vật lý: môn học đóng vai trò quan trọng nhất trong chuyên ngành này. Chương trình đào tạo chuyên ngành này có 90% kiến thức liên quan tới môn Vật lý. Ví dụ: Khí tượng synop, cơ học chất lỏng, nguyên lý máy và phương pháp quan trắc khí tượng…
- Toán học: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành cùng với các kỹ năng tư duy tính toán, phân tích và giải quyết vấn đề.
- Địa lý: Học tốt môn này sẽ là một điểm cộng lớn cho ai muốn theo đuổi ngành này. Nó giúp sinh viên trong việc nắm được vị trí địa lý, ưu điểm nhược điểm của từng vùng, khu vực… Do đó, đây là một môn học cần được học tập nghiêm túc.
Cơ hội việc làm dành cho ngành Khí tượng và khí hậu học như thế nào?
Các nhà khí tượng học, khí hậu học sau khi tốt nghiệp có thể xem xét một số đơn vị công tác sau đây:
- Các Viện, Trung tâm: Viện địa chất, Viện khí tượng Thủy văn, Viện Hải dương học, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia…
- Tổng cục khí tượng thủy văn, Tổng cục khoa học kỹ thuật và Công nghệ thuộc Bộ công an.
- Các phòng ban: Quản lý môi trường, quản lý tài nguyên nước, quản lý đo đạc bản đồ… tại các Sở tài nguyên môi trường tỉnh, thành phố.
- Công ty thuộc lĩnh vực hàng hải, hàng không, đường thủy như: Tổng công ty hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, công ty vận tải Biển Đông…
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy văn và môi trường.
- Giảng viên: chịu trách nhiệm giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có liên quan.
- Ngoài ra, sinh viên có thể tham khảo công việc tại một số đơn vị liên quan như các trạm Khí tượng thuộc đài khí tượng thủy văn, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn (thuộc các đài tỉnh), Trung tâm quản lý biển và hải đảo hay các Trạm Khí tượng, Thủy văn và Hải văn thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường…
Mức lương dành cho người làm ngành Khí tượng và khí hậu học là bao nhiêu?
Mức lương của ngành phụ thuộc theo quy định của nhà nước. Trung bình nằm trong khoảng từ 7 -15 triệu VNĐ. Ngoài ra, họ cũng được hưởng những phúc lợi, ưu đãi theo quy định của đơn vị làm việc cũng như là quy định hiện hành của bộ luật lao động Việt Nam. Nhìn chung, đây là mức lương không quá cao nhưng khá ổn định.
Kết luận
Ngành khí tượng và khí hậu học có đóng góp rất lớn, trực tiếp tới đời sống của con người. Thông qua những dự đoán mà các nhà thủy văn học đưa ra, con người có thể đưa ra những biện pháp chuẩn bị tốt nhất để đối mặt với nguy cơ thiên tai được dự báo như lũ quét, mưa đá, tình trạng ngập lụt… Từ đó, đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của con người.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Khí tượng và khí hậu học là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-khi-tuong-va-khi-hau-hoc