Bạn đang xem bài viết Ngành Giáo dục chính trị là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong xã hội hiện đại, kinh tế ngày càng phát triển cùng hệ thống chính trị ổn định khiến ngành giáo dục chính trị ngày càng nhận được nhiều quan tâm của các phụ huynh và học sinh. Bởi vì nó không chỉ cung cấp cho bạn hệ thống tri thức cơ bản, nền tảng về các vấn đề chính trị, xã hội của đất nước mà còn cung cấp những kỹ năng giải quyết các vấn đề gặp phải trong sự vận động phức tạp của đời sống xã hội. Bài viết sau xin chia sẻ một số thông tin cũng như lưu ý quan trọng khi bạn muốn lựa chọn đăng ký vào ngành Giáo dục chính trị.
Ngành Giáo dục chính trị là gì?
Giáo dục Chính trị (tiếng Anh: Political Education) là bộ phận của khoa học chính trị, bộ phận công tác tư tưởng của Đảng, có nội dung chủ yếu là giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của đất nước.
Chương trình đào tạo cử nhân khoa học ngành Giáo dục chính trị giảng dạy tốt môn Giáo dục Công dân ở các trường Trung học phổ thông, có thể trở thành giảng viên các môn khoa học Mác – Lênin, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng, các trường chính trị ở địa phương, giáo viên chính trị ở các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, cán bộ trong các lĩnh vực chính trị – xã hội.
Các khối thi vào ngành Giáo dục chính trị là gì?
Tùy vào từng trường mà bạn muốn xét tuyển mà bạn có thể chọn hình thức Xét học bạ (hình thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT và học bạ của ba năm học lớp 10, 11, 12). Hoặc bạn có thể lựa chọn các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Giáo dục Chính trị tại các trường đại học trên toàn quốc là:
- B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
- C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
- C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D02: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga
- D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
- D20: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân
- D66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
Điểm chuẩn vào ngành Giáo dục chính trị là bao nhiêu?
Nhìn chung điểm chuẩn tại các trường đại học thường dao động trong khoảng từ 17 – 25 điểm theo kết quả thi THPT Quốc gia. Bởi điểm trúng tuyển vào ngành Giáo dục chính trị còn tùy thuộc vào từng trường đại học khác nhau và tổ hợp môn. Vậy nên hãy xem xét các tổ hợp môn một cách kỹ càng để có thể nâng cao cơ hội xét tuyển của bản thân.
Các trường đại học nào đào tạo ngành Giáo dục chính trị?
Hiện nay để học ngành Giáo dục chính trị, bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào ngành này tại các trường đại học sau đây:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại học Hoa Lư
Khu vực miền Trung
- Đại học Vinh
- Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Hà Tĩnh
- Đại học Quảng Bình
- Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Khu vực miền Nam
- Đại học Sư phạm TP. HCM
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Đồng Tháp
- Đại học An Giang
- Đại học Quy Nhơn
Liệu ngành học này có phù hợp với bạn?
Để học tập và thành công trong ngành Giáo dục Chính trị thì bạn cần hội tụ đủ các tố chất sau:
- Tinh tế và nhạy bén về chính trị
- Tư duy độc lập, sáng tạo
- Bản lĩnh chính trị vững vàng
- Khả năng thuyết trình và trình bày vấn đề
- Có khả năng nghiên cứu, tìm tòi
- Khả năng phân tích, bình luận
Học ngành Giáo dục chính trị cần học giỏi môn gì?
Có thể thấy, Ngữ văn là môn học không thể thiếu nếu bạn muốn đăng ký vào ngành này. Bởi hầu hết các khối xét tuyển ngành này đều yêu cầu môn Ngữ văn. Vậy nên nếu bạn muốn đăng ký vào ngành này thì hãy bắt đầu chú trọng vào môn Ngữ văn ngay bây giờ bằng cách đầu tư vào môn này sớm nhất có thể.
Cơ hội việc làm của ngành Giáo dục chính trị như thế nào?
Sinh viên theo học chuyên ngành này sau khi ra trường sẽ có Cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở. Do đó tùy thuộc vào sở thích và năng lực của bản thân sinh viên có thể lựa chọn các vị trí như sau:
- Giảng dạy môn Giáo dục công dân, môn Kinh tế và Pháp luật tại các trường THCS và THPT
- Giảng dạy môn Giáo dục chính trị tại các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề
- Giảng dạy các môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam tại các trường đại học, cao đẳng
- Giảng dạy các môn Lý luận chính trị ở các Trung tâm bồi dưỡng chính trị (quận, huyện) và các trường Chính trị (tỉnh, thành phố)
- Làm chuyên viên trong các cơ quan nhà nước (sở nội vụ, sở ngoại vụ, phòng, sở giáo dục…), các tổ chức Đảng, đoàn thể thuộc hệ thống chính trị các cấp, tại các trường học…
- Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế – xã hội
- Làm phóng viên, biên tập viên bình luận thời sự, chính trị tại các báo, đài trung ương và địa phương
Mức lương của ngành Giáo dục chính trị là bao nhiêu?
Hiện nay vẫn chưa có con số chính xác về mức lương cho ngành này. Cụ thể, mức thu nhập sẽ tùy thuộc vào vị trí công việc và đãi ngộ nơi làm việc. Nhìn chung với sinh viên mới ra trường mức lương sẽ rơi vào khoảng 5 – 7 triệu/tháng.
Những lí do bạn nên lựa chọn học Ngành Giáo dục chính trị
- Đây là một ngành nhỏ thuộc ngành Giáo dục. Có đóng góp rất quan trọng đối với nền chính trị của đất nước. Bên cạnh đó, ngành này hỗ trợ rất lớn vào việc định hướng suy nghĩ của người dân về chính quyền hiện hành. Sự đồng lòng trong suy nghĩ và quan điểm của mỗi cá nhân hay tập thể đã góp phần tăng thêm sự đoàn kết và yêu thương dân tộc
- Nếu bạn là người yêu thích những bậc vĩ nhân vĩ đại của đất nước và trên thế giới về suy nghĩ, tư tưởng và những gì họ đem lại cho nhân loại như Hồ Chí Minh, Lê- nin,…
- Bạn là một người có những suy nghĩ và muốn cống hiến sức trẻ, sự yêu nước cho dân tộc nói riêng và cho cả thế giới nói chung là điều thì ngành này thật sự dành cho bạn.
- Người làm công việc giáo dục chính trị sẽ lan tỏa đến mọi người tình yêu dân tộc, yêu đất nước. Từ đó, góp phần giữ vững nền hòa bình.
Kết luận
Hiện nay, ngành GDCT ngày càng được các trường đại học chú trọng đào tạo trên cả nước. Đồng thời, ngành này cũng đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ với cơ hội việc làm đa dạng. Tuy nhiên, để có thể gặt hái được thành công ở ngành này đòi hỏi những tố chất và học tập không ngừng nghỉ đến từ cá nhân. Vậy nên, dù bạn có đang đam mê bất kỳ ngành nào đi chăng nữa thì hãy luôn nhớ chìa khóa mở ra những cơ hội và thành thành công chính là sự nỗ lực.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Giáo dục chính trị là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-giao-duc-chinh-tri