Bạn đang xem bài viết Ngành Công tác xã hội là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sự phát triển của kinh tế văn hóa xã hội đạt được nhiều thành tựu đem lại cuộc sống mọi người ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, có một bộ phận không nhỏ các thành viên trong xã hội gặp rất nhiều khó khăn để hòa nhập và phát triển. Họ cần sự trợ giúp của những cá nhân và các tổ chức xã hội. Và bạn là người năng động muốn tham gia các hoạt động cộng đồng và mong muốn trợ giúp cho các đối tượng yếu thế trong xã hội? Bạn đã từng được tư vấn nên theo học ngành Công tác xã hội nhưng vẫn phân vân không biết cơ hội việc làm sau khi ra trường ra sao? Ra trường làm việc gì? Vậy hãy cùng tìm hiểu về cơ hội việc làm của ngành Công tác xã hội nhé.
Ngành Công tác xã hội là gì?
Ngành Công tác xã hội là ngành học chuyên đào tạo những con người với trình độ chuyên môn cao cùng với các kỹ năng nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội nhằm giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Ngành học Công tác xã hội hướng đến sứ mạng đào tạo sinh viên có tài và có đức, đủ năng lực giải quyết những vấn đề liên quan đến đời sống xã hội của con người. Xây dựng và bồi dưỡng các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, tham vấn để xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước.
Học 4 năm hệ cử nhân Công tác xã hội, người học sẽ có kiến thức về các lĩnh vực như phương pháp thực hành Công tác xã hội, về tâm lý, chính sách, quản lý cùng kỹ năng làm việc với những người gặp các vấn đề đặc thù như đồng tính, bạo lực, xâm hại, các vấn đề về tình dục hay sức khỏe tâm thần. Sinh viên sẽ có những trải nghiệm rất đặc biệt để hiểu rõ sự nhân văn, những giá trị tốt đẹp của con người.
Vai trò của ngành Công tác xã hội
Một nhân viên thuộc ngành Công tác xã hội có vai trò giúp đỡ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt. Hạnh phúc của người làm công tác xã hội chính là mang lại nụ cười và niềm vui cho người khác. Ngành công tác xã hội là lá cờ đầu cho các phong trào, chương trình nhân đạo, lấy sức mạnh của tình thương làm động lực thúc đẩy phát triển xây dựng một cộng đồng xã hội ấm no, tốt đẹp hơn.
Các khối thi vào ngành Công tác xã hội là gì?
Ngành này có nhiều tổ hợp môn khác nhau để đăng ký xét tuyển, vì vậy bạn có thể lựa chọn một khối phù hợp với năng lực học tập của bản thân như sau:
- Khối A00: Toán học, Vật lý, Hóa học
- Khối A01: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh
- Khối C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
- Khối D01: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh
- Khối D02: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Nga
- Khối D03: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Pháp
- Khối D04: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Trung
- Khối D05: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Đức
- Khối D06: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Nhật
- Khối D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
- Khối D79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức
- Khối D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga
- Khối D81: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật
- Khối D82: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp
- Khối D83: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung
- Khối C04: Ngữ văn, Toán học, Địa lí
- Khối C03: Ngữ văn, Toán học, Lịch sử
- Khối C14: Ngữ văn, Toán học, Giáo dục công dân
- Khối D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
- Khối D41: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Đức
- Khối D42: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Nga
- Khối D43: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Nhật
- Khối D44: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Pháp
- Khối D45: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Trung
Điểm chuẩn ngành Công tác xã hội là bao nhiêu?
Ngành Công tác xã hội được đào tạo tại nhiều cơ sở giáo dục khác nhau, do đó điểm xét tuyển vào ngành cũng có sự khác biệt. Những năm gần đây, ngành này có điểm chuẩn rơi vào khoảng 18 – 24 điểm, tùy thuộc vào từng trường đại học.
Các trường nào đào tạo ngành Công tác xã hội?
Với ngành Công tác xã hội bạn có nhiều lựa chọn cho mình bởi hiện nay trên cả nước có rất nhiều trường đào tạo ngành. Sau đây là chi tiết các tên trường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công tác xã hội:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở Hà Nội)
- Đại học Công đoàn
- Học viện Phụ nữ Việt Nam
- Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Hòa Bình
- Đại học Y tế Công cộng
- Đại học Tân Trào
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Đại học Thủ đô Hà Nội
- Đại học Lâm nghiệp (Cơ sở 1)
Khu vực miền Trung:
- Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Khoa học – Đại học Huế
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Văn hóa, Thể thao Và Du lịch Thanh hóa
Khu vực miền Nam
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở phía Nam)
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học Sư Phạm TP.HCM
- Học viện Cán bộ TP.HCM
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (cơ sở phía Nam)
- Đại học Trà Vinh
- Đại học Cửu Long
- Đại học Mở TP.HCM
Liệu bạn có phù hợp với ngành học?
Để biết được bản thân mình có phù hợp với ngành nghề không thì điều đầu tiên là phải xác định được mục tiêu, định hướng và những tố chất của bản thân so với nghề. Vậy, để trở thành một nhà hoạt động Công tác xã hội chuyên nghiệp, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau đây:
- Thích sinh hoạt cộng đồng, năng động, tự tin.
- Đam mê cống hiến và chia sẻ công việc xã hội.
- Kiên trì, nhẫn nại.
- Giao tiếp tốt, hoạt ngôn và có khả năng làm việc nhóm.
- Trung thực, thật thà.
- Có lòng bao dung, độ lượng, yêu thương con người.
- Kỹ năng lập kế hoạch, theo dõi giám sát, thúc đẩy, làm việc theo nhóm, giao tiếp, nghiên cứu.
- Có sức khỏe tốt.
- Tiếng Anh giao tiếp thành thạo.
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng.
Cơ hội việc làm ngành Công tác xã hội như thế nào?
Hiện nay, nhu cầu nhân lực ngành Công tác xã hội rất lớn, sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại các vị trí sau:
- Cán bộ đào tạo quản lý, nghiên cứu dự án phát triển cộng đồng.
- Nhân viên công tác xã hội.
- Nhà quản trị công tác xã hội.
- Giảng viên giảng dạy Công tác xã hội trong các cơ sở đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học…
- Làm nhà tư vấn, tham vấn trong các công ty, trung tâm làm dịch vụ tư vấn tâm lý.
- Cán bộ trong các lĩnh vực xã hội như: cán bộ nghiên cứu, cán bộ dự án phát triển cộng đồng tại các viện, các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Công tác xã hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước…
- Cán bộ hỗ trợ mặt xã hội như tư vấn, hỗ trợ điều trị trong các bệnh viện, trường học.
Mức lương dành cho người làm ngành Công tác xã hội là bao nhiêu?
Với cơ hội làm việc đa dạng, từ trong nước đến ngoài nước, từ các các tổ chức tổ chức chính phủ đến các tổ chức phi chính phủ, mức lương dành cho cử nhân tốt nghiệp ngành Công tác xã hội khá hấp dẫn. Những người làm việc trong ngành này có thể nhận được mức thu nhập tương đối ổn định vào khoảng từ 7 – 9 triệu đồng/tháng. Nếu bạn làm việc cho các tổ chức phi chính phủ thì thu nhập bạn sẽ cao hơn nhiều, rơi vào khoảng 10 – 14 triệu đồng/tháng. Đối với một nhân viên Công tác xã hội làm việc tại nước ngoài thì mức thu nhập lên tới 4300 USD/tháng.
Kết luận
Bạn mong ước được góp phần nào đó sức lực của mình vào sự phát triển của xã hội, giúp đỡ những người gặp khó khăn như người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thì Công tác xã hội có thể là một lựa chọn phù hợp cho bạn. Hãy lan tỏa tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm của bạn để xây dựng một xã hội ngày càng giàu đẹp, văn minh hơn.
Hy vọng qua những chia sẻ trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để giúp bạn định hướng nghề nghiệp và lựa chọn chuyên ngành phù hợp.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Công tác xã hội là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-cong-tac-xa-hoi