Bạn đang xem bài viết Ngành Công nghệ sợi, dệt là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hiện nay, ngành Công nghệ sợi, dệt đang phát triển rất mạnh mẽ. Hứa hẹn sẽ là ngành mũi nhọn trong nền kinh tế Việt Nam. Vì thế, ngành này dần thu hút được sự quan tâm đến từ các bạn học sinh đang định hướng về nghề. Đồng thời, nó cũng thu hút được một nguồn nhân lực lớn chuyên môn. Hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu về ngành Công nghệ sợi, dệt nhé.
Ngành Công nghệ sợi, dệt là gì?
Ngành Công nghệ sợi, dệt (tiếng Anh: Spinning – Textile Technology) là ngành chuyên nghiên cứu về nguyên liệu sợi dệt, ứng dụng kỹ thuật sợi, dệt trong tổ chức sản xuất. Ngành học này có nhiệm vụ vận hành dây chuyền sản xuất sợi dệt và kiểm tra các nguyên liệu chất lượng. Đảm bảo sản phẩm ra mắt đạt yêu cầu chất lượng đã đề ra.
Theo học ngành Công nghệ sợi dệt bạn sẽ được trang bị những kiến thức về chuyên môn cơ sở như kỹ thuật điện, kỹ thuật vẽ. Trang bị kiến thức về quản lý, điều hành sản xuất, phân tích, lựa chọn nguyên liệu phù hợp. Kiến thức liên quan đến an toàn lao động, thông gió và điều hòa không khí. Có kiến thức nhận biết được các tính chất sợi dệt, những loại xơ, đặc điểm của sợi vải dùng trong quá trình dệt vải, kéo sợi, nhuộm. Kiến thức giáo dục đại cương về nghề kéo sợi, dệt vải, nhuộm và hoàn thành chu trình làm vật liệu. Tìm hiểu được quá trình thực hiện công nghệ của thiết bị trong các công đoạn kéo sợi. Có kỹ năng kiểm tra và đánh giá được những chỉ tiêu chất lượng của thành phẩm trên dây chuyền kéo sợi. Và kỹ năng sử dụng một số tài liệu kỹ thuật liên quan đến công nghệ sợi dệt để phục vụ các hoạt động sản xuất.
Các khối khi vào ngành Công nghệ sợi, dệt là gì?
Mã ngành: 7540202
Các tổ hợp môn sinh viên có thể tham khảo để xét tuyển ngành Công nghệ sợi, dệt:
- A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- C01 (Toán, Ngữ văn, Vật lý)
- D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
- D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
Điểm chuẩn ngành Công nghệ sợi, dệt là bao nhiêu?
Điểm chuẩn ngành Công nghệ sợi, dệt của từng trường như sau:
- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là trường cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ chất lượng cao, là môi trường học tập thuận lợi cho mọi đối tượng. Bên cạnh đó, trường đã đào tạo ra nhiều thạc sĩ, kỹ sư và cử nhân đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Trường có 2 phương thức xét tuyển. Đối với phương thức xét tuyển THPT QG điểm thi là 15 điểm. Đối với phương thức xét tuyển học bạ điểm thi là 18 điểm.
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội) là trường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sát với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu phát triển chung trong thời kỳ hội nhập. Trường đề ra 2 phương thức xét tuyển. Đối với phương thức xét tuyển điểm thi THPT QG điểm chuẩn là 15 điểm. Đối với phương thức xét tuyển học bạ điểm thi là 18 điểm.
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Nam Định) Đối với hình thức xét tuyển THPT QG điểm thi là 15 điểm. Đối với hình thức xét tuyển học bạ điểm thi là 16.5 điểm.
Các trường nào đào tạo ngành Công nghệ sợi, dệt?
Những nguyên vật liệu sợi, dệt đang dần biến thành vật liệu có chức năng. Bên cạnh đó các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước đều cần tuyển dụng lượng nhân lực rất lớn mỗi năm. Đáp ứng xu hướng phát triển đó, ngành học này cũng lần lượt có mặt tại các trường để đáp ứng nhu cầu cho xã hội. Hiện nay số trường đào tạo về ngành Công nghệ sợi, dệt không nhiều. Để theo học ngành này, thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:
- Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Hà Nội)
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Nam Định)
Liệu bạn có phù hợp với ngành Công nghệ sợi, dệt?
Ngành Công nghệ sợi dệt không yêu cầu tố chất gì đặc biệt cả, chủ yếu là chăm chỉ. Nhưng vẫn cần một số tố chất căn bản sau:
- Yêu thích, đam mê thời trang, nắm bắt được xu hướng thời trang theo từng giai đoạn;
- Có tính sáng tạo, thẩm mỹ để tạo ra những sản phẩm mới riêng biệt;
- Có khả năng chịu được áp lực công việc, kiên trì, cần cù, chăm chỉ, chịu khó;
- Có tư duy vận dụng công nghệ và kỹ thuật hiệu quả, phù hợp;
- Có khả năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, tổ chức và quản lý phân công công việc;
- Có thái độ hợp tác, tôn trọng đồng nghiệp, chấp hành quy định tại nơi làm việc, luật pháp.
- Có tính kỷ luật cao, làm việc tỉ mỉ chính xác, luôn sẵn sàng nhận các công việc được giao phó.
- Có khả năng làm việc độc lập, tự chủ trong công đoạn sản xuất sợi, dệt.
Học ngành này cần giỏi những môn gì?
Trên phương diện các khối để xét vào ngành học thì ta nhận thấy môn Toán là môn học có mặt trong cả 4 khối. Vì vậy, trang bị kiến thức cơ bản và tạo nền tảng vững chắc cho môn Toán là rất cần thiết. Nó không chỉ giúp bạn xét tuyển mà còn hỗ trợ bạn rất nhiều sau này. Hệ thống khối xét tuyển THPT QG cũng chủ yếu xoay quanh tổ hợp các khối liên quan Toán, Lý và Văn. Khảo sát về điểm thi thì mức điểm chuẩn qua các năm của các trường dao động không quá cao. Thường đi kèm hình thức xét tuyển học bạ. Nhưng không vì thế mà các bạn ít chú tâm đến việc ôn tập của mình. Bên cạnh việc chuẩn bị các kiến thức cơ bản thì các bạn hãy trau dồi các kỹ năng đi kèm như giao tiếp, làm việc nhóm, tổ chức… Hãy chuẩn bị một hành trang thật tốt để có thể chinh phục được đam mê của mình.
Cơ hội việc làm ngành Công nghệ sợi, dệt như thế nào?
Các nhà máy, xí nghiệp sản xuất đang rất cần nguồn nhân lực lớn về mảng sợi, dệt. Chính vì thế, cơ hội có việc làm sau khi ra trường là khá cao. Sinh viên ra trường sẽ làm việc tại các vị trí:
- Cử nhân ngành công nghệ sợi dệt làm việc ở các doanh nghiệp. Có nhiều bộ phận trong các công ty, tập đoàn may mặc bạn có thể ứng tuyển;
- Tại phòng kỹ thuật, thiết kế, chuyên viên phát triển mẫu, nghiên cứu mẫu;
- Quản lý các công việc liên quan đến kỹ thuật, quy trình sản xuất;
- Cán bộ điều hành dây chuyền nhà máy. Chuyên quản lý kiểm tra chất lượng trong sản xuất kinh doanh;
- Đội trưởng, trưởng ca dẫn dắt một hoặc những bộ phận nhỏ;
- Tự kinh doanh nhà xưởng hoặc mở tiệm may cho chính mình.
Công việc của cán bộ kỹ thuật, kỹ sư đảm nhận trong lĩnh vực này là:
- Xác định thành phần của nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm. Đảm bảo sản phẩm ra mắt đạt được các tính chất và thuộc tính đúng theo yêu cầu.
- Thực hiện các thí nghiệm để kiểm tra tính chất, phân biệt đặc điểm của từng sản phẩm đã hoàn thiện.
- Quản lý, điều hành dây chuyền kéo sợi, dệt kim, dệt thoi.
- Tham gia nghiên cứu, giảng dạy ở các trường, cơ sở kinh doanh.
- Nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu chuyên ngành.
- Kỹ thuật viên thí nghiệm vật liệu tại công ty thương mại, các doanh nghiệp may.
Mức lương của người làm ngành này là bao nhiêu?
Mức lương người lao động nhận được trong lĩnh vực ngành Công nghệ sợi dệt sẽ căn cứ vào trình độ, chuyên môn cũng như kinh nghiệm của họ:
- Đối với sinh viên mới tốt nghiệp ra nhận làm việc tại vị trí thử việc thì mức lương sẽ khoảng 4 – 5 triệu/tháng.
- Đối với những bạn có kinh nghiệm 1-2 năm mức lương sẽ khoảng từ 5 – 7 triệu/tháng.
- Đối với những vị trí quản lý, chuyên viên, mức lương sẽ cao hơn từ 10 – 15 triệu/tháng.
Một số hạn chế của ngành
- Ngành còn thiếu tính liên kết theo chuỗi giá trị và liên kết giữa FDI với doanh nghiệp trong nước.
- Phương thức sản xuất gia công là chủ yếu.
- Khan hiếm nguồn nhân lực.
- Công nghiệp hỗ trợ trong ngành chưa phát triển.
- Thiếu thông tin về thị trường, nguồn nguyên liệu.
Kết luận
Việt Nam là một trong những nước có nền công nghiệp may mặc hàng đầu thế giới. Ngành công nghệ sợi, dệt theo đó cũng phát triển và thu hút một lượng nhân lực có chuyên môn tương ứng. Vì thế, những người theo ngành Công nghệ sợi, dệt sẽ có cơ hội phát triển và thăng tiến nhanh hơn trong công việc. Hi vọng những chia sẻ trên của Pgdphurieng.edu.vn sẽ giúp bạn lựa chọn được ngành học phù hợp với khả năng của bản thân.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Công nghệ sợi, dệt là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-soi-det