Bạn đang xem bài viết Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng được quan tâm. Ngành học này đang ngày càng cần nguồn nhân lực chất lượng cao. Cho nên, đây cũng là ngành học nhiều bạn thí sinh quan tâm và chọn lựa. Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn biết thêm ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo ngành học này như thế nào? Mức lương dành cho ngành này là bao nhiêu? và những thông tin khác liên quan đến lĩnh vực này.
Ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng là gì?
Kỹ thuật xây dựng (tiếng Anh: Construction Engineering) là ngành học đào tạo kiến thức về tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng, kiến trúc phục vụ cho mọi nhu cầu sống của con người hiện nay. Các công trình đó có thể là chung cư, đô thị, nhà ở, khách sạn, cầu, đường sá, bệnh viện, trường học…
Sinh viên theo học ngành này được trang bị kiến thức về toán ứng dụng, các phần mềm thiết kế chuyên sâu, các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng công trình xây dựng như: trắc địa, thủy lực, kết cấu,…
Bên cạnh đó, các sinh viên có khả năng kiểm tra vật liệu, chất lượng công trình, an toàn trong lao động, nắm vững các giải pháp về bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật trong xây dựng.
Các khối thi ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng là gì?
Với phương án tuyển sinh mới của Bộ Giáo dục, ngành CNKTXD được xét tuyển theo nhiều khối thi khác nhau.
Mã ngành là 7510102, các khối thi ngành này là:
- A00: Toán học – Vật Lý – Hóa học
- A01: Toán học – Vật Lý – Tiếng Anh
- A07: Toán học – Lịch Sử – Địa Lý
- D01: Ngữ Văn – Toán học – Tiếng Anh
- D07: Toán học – Hóa học – Tiếng Anh
- C01: Ngữ Văn – Toán học – Vật Lý
- C04: Ngữ Văn – Toán học – Địa Lý
- V01: Toán học – Ngữ Văn- Vẽ hình họa mỹ thuật
Bạn có thể một số các khối thi khác của các trường đào tạo ngành này như: A02, A04, A05, A06, A09, A10, A11, A16, B00, B02, B04, C01, C02, C04, D07, D29, D84, D90, V00, V01, V02.
Điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?
Với phương thức xét điểm thi THPT Quốc gia, điểm chuẩn của ngành này trong năm 2020 dao động 14 đến 27 điểm. Với phương thức xét học bạ THPT, điểm chuẩn của ngành ở mức 17 – 19 điểm.
Các trường nào đào tạo ngành học này?
Hệ đại học
Khu vực miền Bắc
- Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội
- Đại học Xây dựng
- Đại học Công nghiệp Việt Hung
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
- Đại học Thủy Lợi
- Đại học Công nghệ Đông Á
- Đại học Đại Nam
- Đại học Mỏ – Địa chất
- Đại học Thành Đông
- Đại học Hải Phòng
- Đại học Chu Văn An
- Đại học Lương Thế Vinh
Khu vực miền Trung
- Đại học Bách khoa Đà Nẵng
- Đại học Nha Trang
- Đại học Kiến trúc TPHCM Cơ sở Đà Lạt
- Đại học Sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng
- Đại học Xây dựng Miền Trung
- Đại học Quang Trung
- Đại học Hồng Đức
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Vinh
- Đại học Huế Phân hiệu Quảng Trị
- Đại học Duy Tân
- Đại học Hà Tĩnh
- Đại học Đông Á
- Đại học Đà Nẵng Phân hiệu Kon Tum
- Đại học Công nghệ Vạn Xuân
Khu vực miền Nam
- Đại học Bách khoa TPHCM
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Kiến trúc TPHCM
- Đại học Quốc tế – ĐHQG TPHCM
- Đại học Công nghiệp TPHCM
- Đại học Công nghệ TPHCM
- Đại học Nam Cần Thơ
- Đại học Giao thông vận tải TPHCM
- Đại học Kinh tế công nghiệp Long An
- Đại học Văn Lang
- Đại học Kiến trúc TPHCM Cơ sở Cần Thơ
- Đại học Công nghệ Đồng Nai
- Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học Cửu Long
- Đại học Tiền Giang
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Xây dựng Miền Tây
Hệ cao đẳng
- Cao đẳng Xây dựng công trình đô thị
- Cao đẳng Xây dựng Nam Định
- Cao đẳng Xây dựng số 1
- Cao đẳng nghề An Giang
- Cao đẳng nghề Kiên Giang
- Cao đẳng nghề Sóc Trăng
- Cao đẳng nghề Cần Thơ
- Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội
- Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Vinatex
- Cao đẳng nghề Quảng Bình
- Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu
- Cao đẳng Thủy lợi Bắc Bộ
Các chuyên ngành thuộc ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng là gì?
Dưới đây là các chuyên ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng:
- Kỹ sư Xây dựng dân dụng và công nghiệp
- Kỹ sư xây dựng
- Kỹ sư Cầu đường
- Kỹ sư xây dựng sân bay
- Kỹ sư xây dựng công trình thủy
- Kỹ sư xây dựng công trình biển
- Kỹ sư xây dựng đô thị: là những kỹ sư liên quan đến hạ tầng kỹ thuật đô thị
- Kỹ sư tin học xây dựng
- Kỹ sư Cơ khí xây dựng
- Kỹ sư vật liệu xây dựng
- Kỹ sư Môi trường xây dựng: là những Kỹ sư Cấp thoát nước, Hệ thống kỹ thuật công trình, Môi trường Đô thị và khu công nghiệp
- Kỹ sư kinh tế xây dựng: là kỹ sư kinh tế xây dựng dân dụng và công nghiệp, kỹ sư kinh tế giao thông hay kỹ sư kinh tế thủy lợi
- Kỹ sư quản lý xây dựng
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
Để có thể theo học về lĩnh vực này, người học cần có một số tố chất dưới đây:
- Học tốt các môn Khoa học tự nhiên
- Thích tìm tòi và ham học hỏi
- Thích làm việc với máy móc và công cụ kỹ thuật
- Có tư duy logic
- Đam mê kỹ thuật và yêu thích ngành xây dựng
Cơ hội làm việc của ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng như thế nào?
Sau khi, sinh viên tốt nghiệp tại các trường đại học có thể có đủ trình độ chuyên môn để làm việc tại các công ty, tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. Các công việc ngành kỹ thuật xây dựng dành cho bạn bao gồm:
- Quản lý tại sở xây dựng, ban quản lý dự án tỉnh, thành phố, phòng quản lý đô thị, hạ tầng… nếu bạn muốn làm công việc nhà nước.
- Phụ trách thiết kế, thi công, giám sát công trình xây dựng, quản lý dự án dân dụng, công nghiệp, giao thông… tại các công ty xây dựng.
- Giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học các chương trình nâng cao chuyên môn như thạc sĩ, tiến sĩ.
Mức lương dành cho ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng là bao nhiêu?
Với sinh viên mới ra trường, mức lương khởi điểm khoảng từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Kỹ sư đã có kinh nghiệm từ 4 – 5 năm, thu nhập dao động từ 15 đến 30 triệu đồng/tháng. Còn kỹ sư lành nghề, có thể đảm đương chỉ huy công trình dự án lớn thì mức thu nhập hàng tháng có thể lên đến 40 – 50 triệu đồng.
Sinh viên được học gì trong ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng?
Kết luận.
Trong công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển đất nước hiện nay, xây dựng là ngành đóng vai trò chủ đạo. Do đó, cơ hội việc làm ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng là rất nhiều. Nếu bạn yêu thích công việc ngành này, muốn trở thành một kỹ sư xây dựng thì hãy phát huy hết khả năng của mình. Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu hơn về ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng. Chúc các bạn có một mùa thi tốt!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-ky-thuat-xay-dung