Bạn đang xem bài viết Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi cách thức con người làm việc và kết nối với nhau, tác động mạnh mẽ vào lĩnh vực cơ điện tử. Dây chuyền tự động hóa, xe tự lái, robot,… Đây chính là những thành tựu tiêu biểu của ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử. Vậy công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo? Liệu bạn có phù hợp với ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là gì?
Ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là lĩnh vực liên ngành giữa điện – điện tử, cơ khí, công nghệ thông tin và các thuật toán điều khiển thông minh. Mỗi ứng dụng của cơ điện tử đều được tích hợp tất cả các yếu tố trên nhằm phát triển tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm, công nghệ mới có những tính năng vượt trội. Robot chính là một sản phẩm tiêu biểu của ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.
Các khối thi vào ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là gì?
Mã ngành là: 7510203
Các khối thi vào ngành là:
- Khối A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- Khối A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- Khối B00: Toán – Hóa học – Sinh học
- Khối C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
- Khối D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- Khối D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
- Khối D90: Toán – Khoa học Tự Nhiên – Tiếng Anh
Điểm chuẩn của ngành học này là bao nhiêu?
Điểm chuẩn trong năm 2020 dao động từ 15 đến 28,5 điểm. Tùy theo điều kiện xét tuyển của từng trường mà sẽ có điểm chuẩn qua các năm sẽ khác nhau.
Các trường nào đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử?
Hiện ở nước ta có nhiều trường đại học đào tạo về lĩnh vực này, nếu bạn có mong muốn theo học ngành này có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Giao thông vận tải
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Hàng Hải Việt Nam
- Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
- Đại học Thủy Lợi
- Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
- Đại học Phenikaa
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội
- Đại học Điện lực
- Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
- Đại học Hải Phòng
- Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định
Khu vực miền Trung
- Đại học Bách khoa Đà Nẵng
- Đại học Sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng
- Đại học Nha Trang
- Đại học Phạm Văn Đồng
- Đại học Nông lâm Huế
Khu vực miền Nam
- Đại học Bách khoa TPHCM
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Công nghiệp TP HCM
- Đại học Nông lâm TP HCM
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Công nghệ TP HCM
- Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM
- Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Đại học Quốc tế Miền Đông
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học Tiền Giang
Liệu bạn có phù hợp với ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử?
Để học tập và thành công trong lĩnh vực này, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:
- Có lòng đam mê khoa học, yêu thích nghề.
- Có sự cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc.
- Có sự năng động, sáng tạo trong công việc.
- Có sự kiên trì và ham học hỏi.
- Am hiểu các kiến thức về vật liệu cơ khí, các đặc tính cơ học, cấu trúc và nguyên lý máy để thiết kế cơ khí.
- Kiến thức về công nghệ thông tin.
- Có khả năng phân tích và tổng hợp thông tin tốt.
- Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá tốt.
- Có kỹ năng làm việc nhóm.
- Có kỹ năng tin học.
- Có khả năng tổ chức, quản lý và điều hành.
- Có khả năng về ngoại ngữ.
Cơ hội làm việc của trong lĩnh vực này như thế nào?
Sau khi ra trường, các bạn được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để có thể đảm nhận vị trí các công việc sau:
- Kỹ sư thiết kế, chuyên vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động.
- Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty, doanh nghiệp về cơ khí, điện và điện tử.
- Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.
- Quản lý sản xuất bảo trì, duy tu sản phẩm tại các doanh nghiệp nước ngoài.
- Cán bộ kỹ thuật cơ điện, phòng điều khiển, phòng công nghệ tự động điều khiển các dây chuyền sản xuất tự động trong các nhà máy như: sản xuất xi măng, nhà máy sữa, sản xuất giấy, phân bón.
- Cán bộ quản lý chuyên vận hành bảo trì các hệ thống điện tử công nghiệp, robot công nghiệp trong các dây chuyền sản xuất tự động như: Lắp ráp ô tô, robot hàn tự động, robot lắp ráp linh kiện điện tử.
- Cán bộ kinh doanh tham mưu, tư vấn kỹ thuật cho các nhà cung cấp dịch vụ và phát triển sản phẩm trong và ngoài nước.
- Cán bộ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
Mức lương dành cho người làm việc trong lĩnh vực này là bao nhiêu?
Nhìn chung, mức lương ngành này thuộc hàng cao trên thị trường việc làm chung hiện nay. Phổ biến từ 7 – 9 triệu/tháng đối với những ai chưa có kinh nghiệm, và từ 12 – 15 triệu/tháng đối với cá nhân đã làm việc được 1 – 2 năm.
Kết luận
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ trở thành nguồn tham khảo hữu ích trong quyết định chinh phục ngành công nghệ kỹ thuật điện tử của bạn. Chúc bạn có kỳ thi vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-ky-thuat-co-dien-tu