Bạn đang xem bài viết Ngành Âm nhạc là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Âm nhạc chính là ngôn ngữ chung của thế giới mà mọi người ai cũng có thể lắng nghe và cảm nhận nó. Âm nhạc được tạo ra từ tiếng hát của người nghệ sĩ biểu diễn hoặc âm thanh của nhạc cụ. Để trở thành người nghệ sĩ đứng trên sân khấu biểu diễn cho khán giả thì không chỉ đơn thuần dựa vào khả năng thiên bẩm mà còn là sự khổ luyện của một quá trình dài để trau dồi, rèn giũa giọng hát. Ngành âm nhạc từ đó mà ra đời. Vậy ngành âm nhạc là gì? Điểm chuẩn và cơ hội việc làm ra sao? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin cần thiết về ngành âm nhạc.
Ngành âm nhạc là gì?
Ngành Âm nhạc học là ngành học phân tích nghiên cứu về âm nhạc và các vấn đề có liên quan đến âm nhạc. Âm nhạc học là một phần của nhân văn học. Ngành học ra đời với mục tiêu đào tạo sinh viên có trình độ đại học, cao đẳng, trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về âm nhạc. Từ đó sinh viên có năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đã được các trường đào tạo. Đào tạo sinh viên có tư tưởng đạo đức, phẩm chất chính trị rõ ràng, say mê với nghề nghiệp; chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của nhà nước và pháp luật, nhất là những quy định về văn hóa, xã hội và đặc biệt là nghệ thuật.
Các khối thi vào ngành âm nhạc là gì?
Với đặc trưng của ngành là ưu tiên về giọng hát, có năng khiếu về âm nhạc nên chỉ có 1 khối thi duy nhất để thi tuyển vào ngành học này đó là N00: Ngữ văn, năng khiếu âm nhạc 1, năng khiếu âm nhạc 2.
Điểm chuẩn của ngành âm nhạc là bao nhiêu?
Điểm chuẩn ngành Âm nhạc học trong năm học 2020 được lấy từ 15 điểm trở lên. Nếu bạn đạt mức điểm tối thiểu là 15 thì bạn sẽ có cơ hội để trúng tuyển và được học tập, làm việc trong ngành học này.
Các trường nào đào tạo ngành học này?
Hiện nay, các sĩ tử có thể tham khảo qua danh sách các trường đào tạo theo khu vực sau đây:
- Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
- Học viện Âm nhạc Huế
- Trường Đại học Trà Vinh
- Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh
Liệu bạn có phù hợp với ngành học?
Tố chất, phẩm chất là điều thực sự cần thiết đối với bất kỳ ai và bất kỳ ngành nghề nào. Do đó, bạn nhất định phải rèn luyện và tự tạo cho mình những phẩm chất như sau:
- Có năng khiếu riêng: đây là điều hiển nhiên đối với người trong ngành nghệ thuật nói chung.
- Có tính khoa học và nghệ thuật;
- Là người năng động và sáng tạo;
- Có tâm huyết và đam mê nghề nghiệp;
- Có chí tiến thủ và vươn lên;
- Là người tỉ mỉ, cẩn thận;
- Luôn chấp hành và làm theo quy định của cơ quan làm việc và của nhà nước đưa ra;
- Có khả năng nắm bắt xu hướng mới;
- Không ngừng học hỏi, tiếp thu kiến thức;
- Biết học hỏi những đồng nghiệp đi trước;
Học ngành âm nhạc cần giỏi môn gì?
Để có thể theo đuổi được ước mơ của mình, đầu tiên hãy trang bị cho bản thân những kiến thức nhạc lý về xướng âm, nốt; học chơi một loại nhạc cụ nào đó mà bạn ưa thích. Bởi vì để thi vào ngành ÂNH, bạn cần phải vượt qua hai môn năng khiếu. Như vậy, việc học chơi nhạc cụ hoặc thanh nhạc là điều rất cần thiết trong bước chuẩn bị của bạn. Đây là lĩnh vực đặc trưng đòi hỏi bạn phải có năng khiếu từ đầu và phải có một niềm đam mê nhất định.
Cơ hội việc làm của ngành âm nhạc như thế nào?
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tham khảo một số vị trí việc làm như sau:
- Làm việc trong các nhạc viện;
- Giảng dạy âm nhạc các cấp;
- Biên tập viên âm nhạc của các đài truyền hình, phát thanh;
- Viết báo mảng âm nhạc;
- Nghệ sĩ biểu diễn;
- Nhạc sĩ sáng tác ca khúc;
- Kỹ thuật viên thu âm;
- Ca sĩ, nhạc sĩ phòng thu;
- Nghề viết văn bản nhạc;
- Biên tập, dàn dựng chương trình;
- Nhà sản xuất âm nhạc;
- Nhạc sĩ hòa âm phối khí;
Mức lương của ngành âm nhạc như thế nào?
Đây cũng là trăn trở của nhiều bạn học sinh. Theo thông tin được biết, mức lương đối với những bạn sinh viên mới ra trường nhưng vẫn có nhiều kinh nghiệm sẽ đạt mức lương từ 10 triệu đồng trở lên. Đối với những người giảng dạy, mức lương sẽ khoảng từ 5 đến 7 triệu đồng. Còn đối với những ai làm ca sĩ, nhạc sĩ… thì mức lương sẽ cực khủng, số tiền nhận được là không thể đưa ra con số chính xác.
Sinh viên Ngành Âm nhạc sẽ được học những gì?
- Ký – Xướng âm I: đối với học phần này, các sinh viên sẽ được rèn luyện các kỹ năng như Xướng âm, đọc tiết tấu, đọc gam cromatic, quãng, các loại hợp âm ba và hợp âm bảy.
- Hòa âm I: sinh viên được tiếp cận những kiến thức cơ bản về hòa âm. Bên cạnh đó là các lý thuyết về chuyển điệu gồm: chuyển điệu công năng, chuyển điệu đẳng âm,…và hệ thống trưởng thứ liên hợp.
- Phân tích âm nhạc: được bổ trợ những kiến thức cơ bản về lý luận và thẩm mỹ âm nhạc
- Tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến lịch sử âm nhạc Việt Nam và phương Tây
- Âm nhạc truyền thống Việt Nam: nội dung kiến thức liên quan về âm nhạc dân gian và âm nhạc truyền thống, bao gồm một số thể loại dân ca, những kiến thức căn bản về âm nhạc sân khấu
Kết luận
Ngành Âm nhạc học là một ngành học có nhiều tiềm năng để phát triển nghề nghiệp sau khi ra trường. Nếu bạn có ước mơ theo đuổi ngành học này, mong rằng bạn sẽ dành nhiều thời gian để trau dồi bản thân để có thể tự tin hơn khi trở thành sinh viên của các trường đại học. Chúc các bạn thành công!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Âm nhạc là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-am-nhac