Bạn đang xem bài viết Ngắm nhìn các làng nghề truyền thống ở Huế rực rỡ dịp Xuân về tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Huế nổi tiếng là nơi có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời. Những sản phẩm từ các làng nghề này đều được người dân Huế sử dụng trong những bữa ăn, quà tặng đặc biệt cho dịp Tết. Cùng với đó là không khí nô nức, nhộn nhịp từ các làng nghề tất bật chuẩn bị cho đợt sản xuất với hình ảnh vô cùng rực rỡ và bắt mắt. Sau đây hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn ngắm nhìn những khung cảnh tươi đẹp và độc đáo từ các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Huế nhé.
Làng hương Xuân Thủy
Làng hương Xuân Thủy ở Huế là một địa điểm vô cùng nổi tiếng với hình ảnh rực rỡ màu sắc từ những bó hương được sắp xếp khéo léo tạo nên khung cảnh vô cùng độc đáo. Đây là làng nghề làm hương truyền thống với tuổi đời hơn trăm năm và được truyền qua biết bao thế hệ cho đến tận bây giờ.
Hương được làm từ quế chi, thảo quả, đinh hương, bạch đàn, nụ tùng, quế có mùi hương đặc trưng không thể lẫn ở đâu được. Đến với làng hương Xuân Thủy, bạn sẽ được đắm chìm trong khung cảnh tràn đầy sắc màu từ những bó hương rực rỡ và là địa điểm sống ảo được nhiều người yêu thích.
Làng hoa giấy Thanh Tiên
Cứ vào tháng Chạp hàng năm, làng hoa giấy Thanh Tiên lại tấp nập, nhộn nhịp với những công đoạn sản xuất hoa giấy vô cùng tỉ mỉ để đón Tết. Hoa giấy với đủ các màu sắc sặc sỡ được tạo hình hoa sen, hoa cúc, hoa tường vi xinh xắn kết thành từng cây lớn là một phần không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên vào dịp Xuân về.
Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên xã Phú Mậu, huyện Phú Vang là nơi lưu giữ nghề làm hoa giấy độc đáo này qua nhiều năm. Việc bày hoa giấy vào dịp Tết cũng là tín ngưỡng của người dân nơi đây, thể hiện sự trang trọng trong nét văn hóa thờ cúng tâm linh.
Làng ngũ sắc Kim Long
Bánh in tiến Vua hay còn gọi là bánh ngũ sắc cũng là một món bánh đặc trưng không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên của người dân Huế vào dịp Tết. Làng ngũ sắc Kim Long là làng nghề truyền thống lâu đời chuyên sản xuất loại bánh này. Cứ khoảng 2-3 tháng trước Tết, nơi đây lại nhộn nhịp chuẩn bị sản xuất bánh.
Những chiếc bánh ngũ sắc đúng như tên gọi của mình, với đủ năm màu đỏ, hồng, vàng, cam, xanh vô cùng rực rỡ và nổi bật. Bánh cực thơm, có vị ngọt, mềm xốp vừa phải và đặc biệt là loại bánh truyền thống in đậm dấu ấn trong tuổi thơ của nhiều người.
Làng mứt gừng Hà Cảng
Làng mứt gừng Hà Cảng là nơi lưu giữ truyền thống làm mứt gừng tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền. Mỗi khi Tết đến xuân về, nơi đây sẽ tràn ngập ánh lửa đỏ cùng những mẻ mứt gừng thơm phức khắp mọi ngõ ngách. Tất cả đều được người dân nơi đây làm thủ công hoàn toàn từ những nguyên liệu an toàn và chất lượng nhất.
Mứt gừng cũng là một món ăn đặc trưng không thể thiếu của Tết. Vị cay nồng của gừng cùng lớp đường ngọt được sên đều bọc bên ngoài vô cùng hấp dẫn. Cứ tầm đến tháng 12 âm lịch thì người dân làng mứt gừng Hà Cảng lại tất bật làm mứt kịp chuẩn bị cho Tết.
Làng nghề tranh Sình
Đây là làng nghề tranh lâu đời vô cùng nổi tiếng ở Huế xuất hiện từ hơn 450 năm trước. Những bức tranh ở đây từ công đoạn làm giấy cho đến vẽ và phơi tranh đều được làm thủ công qua 7 công đoạn vô cùng kỳ công và phức tạp. Màu sắc của chúng cũng được làm từ thiên nhiên như màu đỏ từ hạt hòe, màu xanh từ hạt mồng tơi.
Những bức tranh từ làng Sình được sản xuất phục vụ trong các dịp cúng bái, lễ Tết của người Huế. Sau khi cúng xong, những bức tranh này cũng sẽ được đốt cùng với các giấy, tờ hóa cho tổ tiên như một phong tục tập quán từ lâu.
Trên đây là hình ảnh những làng nghề truyền thống ở Huế rực rỡ dịp Xuân về mà Pgdphurieng.edu.vn muốn chia sẻ đến bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết sau của Pgdphurieng.edu.vn để đón chờ thêm nhiều thông tin thú vị nhé.
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngắm nhìn các làng nghề truyền thống ở Huế rực rỡ dịp Xuân về tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.