Bạn đang xem bài viết Nên tiêm phòng bệnh uốn ván sau khi bị thương bao lâu? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Uốn ván là bệnh cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe con người, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng nếu như không được tiêm phòng kịp thời. Bệnh uốn ván xảy ra khi các vết thương hở bị vi khuẩn xâm nhập gây nên nhiễm khuẩn cấp tính. Vậy nên tiêm phòng bệnh uốn ván sau khi bị thương bao lâu? Cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu ngay nhé.
Vết thương như thế nào thì cần tiêm phòng uốn ván?
Bệnh uốn ván là một loại bệnh nhiễm trùng – nhiễm độc do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên và xâm nhập qua các vết thương hở. Bệnh uốn ván sau khi xuất hiện triệu chứng thì có nguy cơ tử vong cực kỳ cao, vì thế cần tiêm phòng càng sớm càng tốt.
Đối với các vết thương nặng, hở sâu do tai nạn giao thông hay bị đinh, vật nhọn đâm vào thì cần ngay lập tức tiêm phòng uốn ván khẩn cấp. Còn với các vết thương nhẹ hơn như bỏng, trầy xước thì có thể thực hiện vệ sinh và sơ cứu trước. Tuy nhiên cũng nên tiêm phòng để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Theo Trung tâm tiêm chủng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tiêm vắc xin phòng uốn ván được khuyến cáo sử dụng cho tất cả mọi người. Vì thế khi bị thương thì có thể đến ngay các trung tâm tiêm chủng để tiêm phòng kịp thời, nếu để xảy ra triệu chứng thì rất có khả năng tử vong.
Nên tiêm phòng bệnh uốn ván sau khi bị thương bao lâu?
Bệnh uốn ván có thể ủ bệnh trong từ 3-21 ngày sau khi nhiễm khuẩn, thông thường là từ 7-8 ngày. Theo dược sĩ Nguyễn Hoàng Bảo Duy – Bệnh viện Nhi Đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian tốt nhất để tiêm phòng bệnh uốn ván sau khi bị thương là trong vòng 24 giờ.
Khoảng thời gian này là thời gian tốt nhất tiêm vắc xin để bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn uốn ván xâm nhập gây bệnh. Tiêm vắc xin sau 24 giờ kể từ khi bị thương sẽ làm giảm khả năng bảo vệ bạn, tuy nhiên thì không có nghĩa là sau 24 giờ bạn không thể tiêm vắc xin nữa. Tốt nhất, hãy cố gắng tiêm phòng uốn ván sớm nhất ngay sau khi bị thương nếu có thể.
Cách sơ cứu vết thương hạn chế sự xâm nhập vi khuẩn uốn ván
Sơ cứu vết thương là cực kỳ cần thiết để hạn chế vi khuẩn uốn ván xâm nhập và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn lên đến 4 giờ. Vậy nên ngay sau khi bị thương, bạn có thể thực hiện sơ cứu theo các bước sau:
Bước 1 Rửa sạch vết thương và loại bỏ các chất bẩn, dị vật ở vết thương dưới vòi nước sạch hoặc có thể sử dụng oxy già.
Bước 2 Rửa sạch lại vết thương bằng xà phòng.
Bước 3 Băng bó vết thương và đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng uốn ván.
Vừa rồi là các thông tin về việc tiêm vắc xin phòng uốn ván sau khi bị thương và cách sơ cứu vết thương hạn chế sự xâm nhập vi khuẩn bệnh uốn ván. Mong rằng bài viết trên đã đem đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình.
Nguồn: Bệnh viện đa khoa quốc tế VinMec
Mua trái cây tươi các loại tại Pgdphurieng.edu.vn để bồi bổ sức khoẻ, tăng sức đề kháng:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nên tiêm phòng bệnh uốn ván sau khi bị thương bao lâu? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.