Bạn đang xem bài viết Nên cho trẻ ăn gì khi con bị đi ngoài phân sống? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đi ngoài phân sống là tình trạng khá phổ biến ở trẻ, bởi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên rất dễ xảy ra hiện tượng này. Các loại thức ăn nạp vào cơ thể trẻ là những nguyên nhân chủ yếu. Vậy nên cho trẻ ăn gì để hạn chế tình trạng này? Hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu các loại thức ăn phù hợp cho trẻ qua bài viết dưới đây nhé!
Đi ngoài phân sống là gì?
Đi ngoài phân sống là tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa, trẻ sẽ đi ngoài ra các thức ăn không thể tiêu hóa được. Phân của trẻ khi gặp tình trạng này sẽ nát, không thành khuôn như bình thường. Bên cạnh đó, phân thường lợn cợn hạt, có cả những đồ ăn chưa tiêu hóa được dính vào phân.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi ngoài phân sống ở trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà ba mẹ có thể tham khảo:
- Nhiễm khuẩn: Hệ tiêu hóa của trẻ có thể bị tổn thương và làm suy giảm các chức năng khi có vi khuẩn xâm nhập vào. Vì thế thức ăn khi được nạp vào cơ thể trẻ sẽ không được tiêu hóa hoàn toàn và gây ra tình trạng trẻ đi ngoài phân sống.
- Men tiêu hóa: Đây là chất rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Khi men tiêu hóa bị thiếu hụt, thức ăn nạp vào sẽ không được phân giải hoặc chỉ phân giải một phần. Vì thế, phần thức ăn chưa được phân giải sẽ gây ra hiện tượng phân sống khi đi ngoài.
- Chế độ ăn uống: Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, không có cân bằng giữa các nhóm chất,… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ.
- Sử dụng thuốc: Dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng là nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ. Nguyên nhân là do bên cạnh khả năng tiêu diệt vi khuẩn thì kháng sinh cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong đường ruột, làm cản trở chức năng tiêu hóa của trẻ.
Trẻ đi phân sống nên ăn gì?
Dinh dưỡng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
Đây là khoảng thời gian trẻ được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần đảm bảo cung cấp đủ 14 gam chất xơ mỗi ngày. Chất dinh dưỡng trong giai đoạn này hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của cơ thể mẹ và sữa công thức phù hợp. Dưới đây là các cách điều chỉnh dinh dưỡng cho trẻ mà mẹ có thể tham khảo:
- Đối với trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ: Mẹ cần có chế độ ăn uống lành mạnh, kiêng một số loại thực phẩm có hại cho hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ nên hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều protein như tôm, cua, trứng,… và cần bổ sung thêm nhiều chất xơ có trong các loại thực phẩm như bí đỏ, rau, khoai lang,…
- Đối với trẻ sử dụng sữa công thức: Nên lựa chọn các loại sữa có thành phần phù hợp đối với chế độ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ ở giai đoạn này. Bên cạnh đó, nhiều loại protein trong sữa như casein, đạm whey,… có thể gây ra dị ứng ở một số trẻ. Nên lựa chọn sữa có nhiều chất xơ và lợi khuẩn để tránh tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ.
Dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng đến 1 tuổi
Đây là giai đoạn trẻ đã bắt đầu ăn dặm nên việc lựa chọn các loại thực phẩm cho trẻ cũng cần được quan tâm và lưu ý. Nên lựa chọn cho trẻ những loại bột ăn dặm được làm từ sữa, ít đường, có thành phần gần giống với sữa mẹ để trẻ có thể thích nghi trong giai đoạn đầu.
Ngoài ra, cần bổ sung một lượng chất xơ nhất định vào khẩu phần ăn của trẻ, nên hạn chế các loại đồ ăn dầu mỡ, nhiều đạm. Tăng cường vitamin cho trẻ từ các loại hoa quả như táo, lê, chuối,…
Ở giai đoạn này, các loại thực phẩm bổ sung vào khẩu phần ăn dặm của trẻ cần được xay nhuyễn hoặc làm lỏng để trẻ dễ hấp thu và không gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Bên cạnh đó, giai đoạn này thì sữa mới là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho trẻ, ăn dặm chỉ là phụ.
Dinh dưỡng cho trẻ trên 1 tuổi
Giai đoạn này trẻ đã bắt đầu mọc răng và hệ tiêu hóa đã dần ổn định nên số lượng thực phẩm trẻ có thể hấp thu cũng đa dạng hơn. Tuy nhiên, ba mẹ cần chú ý một số điều sau đây để hạn chế xảy ra tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ:
- Bổ sung chất xơ: Cần tăng cường cho trẻ các loại thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, rau xanh, các loại hạt,… vào khẩu phần ăn của trẻ. Chất xơ có thể giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn và từ đó giảm hiện tượng đi ngoài phân sống.
- Bổ sung vitamin: Nên tăng cường cho trẻ các loại trái cây để có thể bổ sung vitamin cho trẻ. Ưu tiên lựa chọn các loại quả mềm như chuối, đào, dâu tây,… có thể cho trẻ ăn trực tiếp hoặc làm nước ép đều được.
- Protein: Cần hạn chế lượng protein vào mỗi bữa ăn của trẻ. Nên cho trẻ ăn thịt nạc và hạn chế các loại thực phẩm giàu protein như tôm, cua, trứng,…
- Tinh bột: Nên cung cấp lượng tinh bột cần thiết vào mỗi khẩu phần ăn của trẻ, giúp trẻ có thể dễ tiêu hóa hơn và tạo cho trẻ cảm giác no lâu.
- Bổ sung lợi khuẩn: Việc bổ sung men tiêu hóa cho trẻ là cần thiết, mẹ nên tăng cường bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, giúp hạn chế tình trạng đi ngoài phân sống và hệ tiêu hóa được tốt hơn.
Trên đây là những thông tin về việc nên cho trẻ ăn gì khi con bị đi ngoài phân sống. Pgdphurieng.edu.vn hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn.
Mua cháo gói, cháo tươi dinh dưỡng cho bé tại Pgdphurieng.edu.vn:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nên cho trẻ ăn gì khi con bị đi ngoài phân sống? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.