Bạn đang xem bài viết Nên cài hệ điều hành Windows nào tốt nhất cho laptop? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hiện nay có nhiều phiên bản hệ điều hành Windows khác nhau nên rất nhiều người sử dụng phân vân không biết nên sử dụng Windows nào là tốt nhất cho laptop của mình. Để biết chi tiết hơn mời bạn theo dõi bài tư vấn sau đây của Pgdphurieng.edu.vn.
Xem ngay các phần mềm đang giảm giá SỐC
Các phiên bản Windows thông dụng hiện nay
Windows XP: Windows XP ra mắt lần đầu tiên phiên bản 32 bit vào tháng 10 năm 2001 và phiên bản 64 bit được giới thiệu sau đó 4 năm. Windows XP có khá nhiều phiên bản bao gồm XP Starter, Home, Professional, XP 64 Edition và cuối cùng là Fundamentals for Legacy PCs.
Windows Vista: Vista ra mắt chính thức vào ngày 30 tháng 1 năm 2007 với 5 phiên bản bao gồm Home Basic, Home Premium, Vista Business, Vista Enterprise và vista Ultimate.
Windows 7: Windows 7 ra mắt vào năm 2009 có khá nhiều đột phá với 6 phiên bản: Home Basic, Home Premium, Professional, Enterprise, Ultimate và cuối cùng là Thin PC.
Windows 8: Windows 8 với giao diện mới Metro được giới thiệu vào năm 2012 có 4 phiên bản bao gồm Windows 8, Windows 8 Pro, Windows 8 OEM và Windows 8 Enterprise.
Windows 8.1: Sau khi Windows 8 ra mắt 1 năm sau windows 8.1 được giới thiệu với 3 phiên bản: Windows 8.1, Windows 8.1 Pro và Windows 8.1 Enterprise.
Windows 10: Windows 10 được Microsoft phát hành chính thức vào tháng 7 năm 2015 với khá nhiều phiên bản khác nhau bao gồm: Windows 10 Home, Pro, Enterprise, Enterprise LTSB, Education, Windows 10 IoT Core và Windows 10 IoT Enterprise.
Ưu nhược điểm của từng phiên bản Windows
Windows XP: Windows XP rất phổ biến những năm 2000 vì nó khá nhẹ, có tốc độ đáp ứng nhanh và hỗ trợ nhiều nền tảng phần mềm khác nhau. Phiên bản này chạy tốt trên các máy tính đời cũ có cấu hình thấp.
Tuy nhiên, tính bảo mật không cao nên rất dễ nhiễm virus, một khi đã nhiễm virus thì chỉ có cách cài lại hệ điều hành. Nếu cài thêm phần mềm diệt virus thì máy khá chậm. Windows XP ngày nay đã bị Microsoft khai tử và không còn bất kì hỗ trợ nào dành cho hệ điều hành này nữa.
Windows Vista: Windows Vista có tốc độ chậm hơn XP nhưng tương thích nhiều phần mềm văn phòng và trình duyệt web ổn định, đặc biệt tính bảo mật hệ thống cao hơn Windows XP rất nhiều.
Cũng chung số phận với đàn anh Windows XP, Vista cũng bị Microsoft khai tử và không còn cho hệ điều hành này từ năm 2017.
Windows 7: Windows 7 có ưu điểm là nền tảng hỗ trợ tốt, người dùng có thể cài đặt hầu như tất cả các ứng dụng cho máy tính của mình với độ tương thích cao. Windows 7 bảo mật tương đối tốt, người dùng có thể sử dụng Windows Defender do Microsoft tích hợp sẵn vào hệ điều hành để kiểm tra và diệt virus.
Do Windows 7 khá nặng nên tốc độ khởi động máy tính và chạy một số phần mềm sẽ hơi chậm hơn so với hệ điều hành Windows sau này, một số driver phải tự cài thủ công nên gây khó khăn cho người dùng khi cài đặt. Phiên bản này phù hợp với người dùng có nhu cầu sử dụng các phần mềm “khó tính”, game đòi hỏi sự ổn định cao vì ít lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng.
Windows 8: Windows 8 và 8.1 lần đầu tiên được tích hợp giao diện metro hoàn toàn mới và cài đặt tự động hầu hết driver quan trọng. Hệ điều hành này còn hỗ trợ cho các laptop có màn hình cảm ứng.
Tuy nhiên nhược điểm của windows 8 và 8.1 là kho ứng dụng hỗ trợ tương đối ít, giao diện Metro mới khiến người dùng rất khó làm quen và sử dụng. Phiên bản này hiện nay rất ít được cài đặt vì Windows 10 mới có rất nhiều ưu điểm hơn so với Windows 8.
Windows 10: Windows 10 với nhiều cải tiến vượt trội về đồ họa, giao diện thân thiện dễ sử dụng hơn, đa nhiệm tốt hơn, khả năng bảo mật cao hơn và đặc biệt được tích hợp trợ lý ảo Cortana hỗ trợ tìm kiếm nhanh hơn.
Windows 10 hỗ trợ lên đến DirectX 12 nên khả năng tương thích tốt với nhiều ứng dụng đồ họa và game giả lập, Windows defender được đặt sẵn làm ứng dụng quét virus mặc định với khả năng bảo mật cao.
Bên cạnh đó, Windows 10 cũng có một số điểm hạn chế như: Update Windows thường xuyên gây phiền phức cho người dùng, có nhiều ứng dụng chạy ngầm gây chậm máy và hao pin, nhưng bạn có thể tùy chỉnh để tắt các chức năng này.
Vậy nên cài Windows nào tốt cho laptop?
Hiện tại các máy tính sử dụng windows 7 vẫn còn khá nhiều người sử dụng vì hỗ trợ hầu hết tất cả các ứng dụng hiện tại còn Windows 10 được Microsoft khuyến khích người dùng cài đặt và hầu như được nhà sản xuất tích hợp sẵn trong các sản phẩm của mình dưới dạng bản quyền.
Nếu bạn thích sự ổn định, giao diện đơn giản dễ sử dụng, tương thích nhiều phần mềm chuyên dụng phục vụ công việc thì Windows 7 là 1 sự lựa chọn thích hợp. Nhưng nên nhớ rằng thế hệ Windows XP mặc dù được ưa thích nhất thời điểm lúc đó nhưng vẫn Microsoft khai tử theo quy luật đổi mới của mình.
Còn nếu bạn yêu thích những điều mới mẻ, khả năng bảo mật và tùy biến giao diện cao, hỗ trợ đa nền tảng tốt thì Windows 10 là một lựa chọn tốt không thể bỏ qua. Pgdphurieng.edu.vn cũng khuyến khích bạn nên sử dụng Windows 10 vì đây là sự cải tiến lớn của Microsoft khi vừa tận dụng những ưu điểm của các phiên bản cũ để hoàn thiện hơn đồng thời bổ sung nhiều tính năng mới tốt hơn để phục vụ người dùng.
Cấu hình của máy khi cài đặt Windows 10 cũng không cần cao, ngay cả các máy đời cũ vẫn hoạt động tốt với Windows 10, loại bỏ suy nghĩ của nhiều người về hệ điều hành càng cao thì máy phải mạnh mới chạy nổi. Sau đây là cấu hình cơ bản để cài đặt Windows 10:
- CPU: Vi xử lý có tốc độ tối thiểu 1GHz.
- RAM: 1GB for 32-bit hoặc 2GB cho 64-bit.
- Dung lượng ổ cứng: 16GB cho bản Windows 32-bit và 20 GB cho bản 64-bit và dung lượng trống ít nhất 5GB đối với ổ đĩa hệ thống.
- VGA: Hỗ trợ DirectX 9 có driver tương thích WDDM 1.0.
- Màn hình: Độ phân giải tối thiểu là 1024×600 pixel.
Hy vọng sau bài viết này bạn đã có thêm thông tin về các hệ điều hành Windows trên laptop rồi, mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng để lại lời nhắn ở phần bình luận phía dưới để Pgdphurieng.edu.vn hỗ trợ bạn tốt nhất nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nên cài hệ điều hành Windows nào tốt nhất cho laptop? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.