Đến mùa lúa chín, nhiều du khách tìm tới các bản làng ở thị xã Sa Pa để chiêm ngưỡng mùa lúa chín. Ít người biết ở Nậm Cang, bản cuối cùng ở phía Đông Nam của thị xã Sa Pa, cũng có những thửa ruộng bậc thang nằm giữa thung lũng, được bao bọc bởi núi rừng và mây, trời. Mùa lúa chín ở Nậm Cang thường bắt đầu từ tháng 8 và kéo dài đến khoảng đầu tháng 9 hàng năm.
Đến mùa lúa chín, nhiều du khách tìm tới các bản làng ở thị xã Sa Pa để chiêm ngưỡng mùa lúa chín. Ít người biết ở Nậm Cang, bản cuối cùng ở phía Đông Nam của thị xã Sa Pa, cũng có những thửa ruộng bậc thang nằm giữa thung lũng, được bao bọc bởi núi rừng và mây, trời. Mùa lúa chín ở Nậm Cang thường bắt đầu từ tháng 8 và kéo dài đến khoảng đầu tháng 9 hàng năm.
Anh Nguyễn Văn Ngọ (33 tuổi, ảnh) hiện đang sinh sống tại Hà Nội có sở thích đi săn lúa chín trên các bản làng vùng cao. Biết thông tin năm nay lúa Nậm Cang đã bắt đầu chín, ngày 23/7, anh Ngọ đã đến để chiêm ngưỡng cảnh mùa vàng về sớm trên bản.
Anh Nguyễn Văn Ngọ (33 tuổi, ảnh) hiện đang sinh sống tại Hà Nội có sở thích đi săn lúa chín trên các bản làng vùng cao. Biết thông tin năm nay lúa Nậm Cang đã bắt đầu chín, ngày 23/7, anh Ngọ đã đến để chiêm ngưỡng cảnh mùa vàng về sớm trên bản.
Theo anh Ngọ, ruộng bậc thang ở Nậm Cang không mênh mông như ở Tả Van, Lao Chải mà là những thửa ruộng hẹp, lác đác những lán nghỉ hay lều canh của người dân.
Điều khiến anh Ngọ quay trở lại Nậm Cang là bức tranh thiên nhiên đẹp giản dị và yên bình. “Lúa vẫn chưa chín hết, những thửa ruộng màu xanh, vàng đan xen tạo nên bức tranh có sự chuyển màu đẹp mắt. Nằm sâu trong thung lũng nên cảm giác cuộc sống ở đây khép kín và bình lặng, không khí mát mẻ và trong lành”, anh Ngọ nói.
Theo anh Ngọ, ruộng bậc thang ở Nậm Cang không mênh mông như ở Tả Van, Lao Chải mà là những thửa ruộng hẹp, lác đác những lán nghỉ hay lều canh của người dân.
Điều khiến anh Ngọ quay trở lại Nậm Cang là bức tranh thiên nhiên đẹp giản dị và yên bình. “Lúa vẫn chưa chín hết, những thửa ruộng màu xanh, vàng đan xen tạo nên bức tranh có sự chuyển màu đẹp mắt. Nằm sâu trong thung lũng nên cảm giác cuộc sống ở đây khép kín và bình lặng, không khí mát mẻ và trong lành”, anh Ngọ nói.
Năm nay, lúa ở Nậm Cang chín sớm hơn so với một số nơi khác ở thị xã Sa Pa như Mường Hum, Sàng Ma Sáo. Thời điểm anh Ngọ đến đã có lác đác vài hộ gia đình đang gặt lúa.
Anh Phây, người bản địa đang làm du lịch tại Nậm Cang cho biết năm nay người dân gieo hạt sớm hơn khoảng một tháng nên thời điểm thu hoạch cũng sớm hơn. Tuy nhiên, các hộ gia đình không cấy đồng loạt mà cấy nối tiếp nhau nên vẫn còn những ruộng lúa xanh. Trong khoảng một đến hai tuần tới, du khách vẫn có thể đến chiêm ngưỡng mùa vàng ở Nậm Cang.
Năm nay, lúa ở Nậm Cang chín sớm hơn so với một số nơi khác ở thị xã Sa Pa như Mường Hum, Sàng Ma Sáo. Thời điểm anh Ngọ đến đã có lác đác vài hộ gia đình đang gặt lúa.
Anh Phây, người bản địa đang làm du lịch tại Nậm Cang cho biết năm nay người dân gieo hạt sớm hơn khoảng một tháng nên thời điểm thu hoạch cũng sớm hơn. Tuy nhiên, các hộ gia đình không cấy đồng loạt mà cấy nối tiếp nhau nên vẫn còn những ruộng lúa xanh. Trong khoảng một đến hai tuần tới, du khách vẫn có thể đến chiêm ngưỡng mùa vàng ở Nậm Cang.
Nằm cách thị xã Sa Pa khoảng hơn 30 km, Nậm Cang chưa phát triển du lịch, không nhiều người biết tới nên khung cảnh vẫn còn hoang sơ. Khách đến đây đa phần là khách nội địa và đi tự túc như anh Ngọ.
Thời tiết ở Nậm Cang hiện khá mát mẻ, nhiệt độ dao động trong khoảng 20 – 25 độ C, thuận tiện để du khách đến trải nghiệm. Để đến Nậm Cang, du khách có thể thuê xe máy từ trung tâm thị xã Sa Pa với giá khoảng 100.000 – 200.000 đồng một ngày để thả mình trên những cung đường đèo uốn lượn ngắm cảnh mùa vàng. Nếu lưu trú qua đêm, giá phòng tại bản dao động từ 100.000 – 500.000 đồng tùy loại phòng, anh Phây cho biết thêm.
Nằm cách thị xã Sa Pa khoảng hơn 30 km, Nậm Cang chưa phát triển du lịch, không nhiều người biết tới nên khung cảnh vẫn còn hoang sơ. Khách đến đây đa phần là khách nội địa và đi tự túc như anh Ngọ.
Thời tiết ở Nậm Cang hiện khá mát mẻ, nhiệt độ dao động trong khoảng 20 – 25 độ C, thuận tiện để du khách đến trải nghiệm. Để đến Nậm Cang, du khách có thể thuê xe máy từ trung tâm thị xã Sa Pa với giá khoảng 100.000 – 200.000 đồng một ngày để thả mình trên những cung đường đèo uốn lượn ngắm cảnh mùa vàng. Nếu lưu trú qua đêm, giá phòng tại bản dao động từ 100.000 – 500.000 đồng tùy loại phòng, anh Phây cho biết thêm.
“Mùa lúa chín vùng cao được nhiều người yêu thích nên lượng khách đến các thôn, bản nổi tiếng như Mường Hum, Tả Phìn khá đông. Nếu tìm một nơi vắng vẻ để ngắm lúa chín, để thỏa thích chạy nhảy trên những triền ruộng thì hãy về Nậm Cang”, anh Ngọ nói.
“Mùa lúa chín vùng cao được nhiều người yêu thích nên lượng khách đến các thôn, bản nổi tiếng như Mường Hum, Tả Phìn khá đông. Nếu tìm một nơi vắng vẻ để ngắm lúa chín, để thỏa thích chạy nhảy trên những triền ruộng thì hãy về Nậm Cang”, anh Ngọ nói.
Quỳnh Mai
Ảnh: Nguyễn Văn Ngọ
- Ruộng bậc thang Lào Cai mùa nước đổ
- Hang Tiên – hẻm Tu Sản của Lào Cai
- Cắm trại tắm suối nước nóng tự nhiên ở Bản Mạc
Nguồn Bài Viết: https://vnexpress.net/mua-vang-o-nam-cang-4633783.html