Bạn đang xem bài viết Mua thớt nên chọn thớt gỗ hay thớt nhựa, loại nào tốt hơn? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thớt gần như là một trong những công cụ quan trọng để chế biến món ăn trong nhà bếp nhưng việc sử dụng thớt như thế nào, thớt chất liệu nhựa hay gỗ để bảo đảm sức khỏe cho cả nhà là vấn đề mà không phải bà nội trợ nào cũng biết và dễ dàng chọn lựa.
Thớt bằng nhựa
Nhiều người cho rằng nhựa là vật liệu làm thớt hợp vệ sinh nhất. Không giống như thớt gỗ hay tre, thớt nhựa có thể được sử dụng an toàn trong máy rửa bát đĩa.
Tuy nhiên, một nghiên cứu từ các nhà khoa học thuộc Đại học Michigan (Mỹ) đã phát hiện ra rằng có nhiều vi khuẩn trên bề mặt nhựa đã qua sử dụng hơn là trên bề mặt gỗ đã qua sử dụng. Thực tế, các vết cứa, băm hay chặt trên bề mặt thớt nhựa chính là nơi trú ẩn ưa thích của vi khuẩn, dù bạn có rửa sạch hay khử trùng đi thế nào đi nữa cũng không thể làm sạch được hoàn toàn. Đặc biệt, mùi thực phẩm có thể bám lên bề mặt thớt trong thời gian rất lâu, kể cả khi bạn đã rửa sạch thớt.
Đó là lý do vì sao bạn không nên dùng thớt nhựa và nên loại bỏ đồ nhựa ra khỏi căn bếp của mình.
Thớt gỗ
Gỗ là một nguồn tài nguyên có thể tái tạo, mặc dù gần như không dễ tái tạo như tre. Trên thực tế, nhiều loại thớt gỗ được làm từ gỗ phế thải hoặc gỗ ép.
Thớt bằng gỗ là dụng cụ khá thông dụng, hiện hữu gần như trong mọi căn bếp. Bạn có thể băm, chặt hay thái thực phẩm thoải mái trên bề mặt thớt gỗ. Tuy nhiên, thớt gỗ thường dễ bị cong, vênh, nứt, mốc và tạo mùn trên bề mặt nên việc bảo quản cũng khó hơn. Bạn không thể dùng thớt gỗ trong máy rửa bát đĩa.
Nên chọn thớt gỗ hay thớt nhựa tốt hơn
Giáo sư Dean O. Cliver, chuyên gia về an toàn thực phẩm tại Đại học California (Mỹ) và một nhóm sinh viên đã nuôi cấy vi khuẩn salmonella trên thớt nhựa và thớt gỗ mới được sử dụng và sau đó dùng giẻ rửa bát làm sạch thớt với xà phòng, nước nóng.
Với thớt gỗ, vi khuẩn sẽ bị hút xuống dưới các rãnh trên bề mặt thớt, nơi chúng không sinh sôi được nữa và thậm chí sẽ bị chết. Ngay cả những thớt gỗ cũ có rãnh sâu cũng cho thấy mức độ tồn tại của vi khuẩn ít như những chiếc thớt mới. Các nghiên cứu của ông cho thấy vi khuẩn không bao giờ xuất hiện trở lại trên bề mặt thớt, ngay cả khi thức ăn được băm chặt nhiều lần bằng lưỡi dao sắc.
Trong khi đó, những cái thớt làm bằng nhựa dù đã được làm sạch và khử trùng đến vài lần mà vi khuẩn vẫn còn. Với thớt nhựa, dù đã rửa dưới vòi nước nóng thì các vi khuẩn trong rãnh vẫn sống được. Máy rửa bát cũng không loại bỏ được vấn đề vì vi khuẩn không chết đi mà lắng đọng và bám dính trở lại trên chén bát bên trong máy rửa bát. Ngay cả khi dùng các loại nước khử trùng (như thuốc tẩy Clo) thì vẫn thấy có vi khuẩn còn sót lại trong rãnh thớt
Tiếp đó, Viện Công nghệ và quản lý nước này cũng tiến hành một nghiên cứu về việc sử dụng thớt và khẳng định, dù ngâm thuốc khử trùng suốt đêm, thớt nhựa vẫn dính bám cặn bã khó tẩy rửa từ các loại thức ăn.
Thêm nữa, xét trên phương diện thân thiện môi trường và kinh tế thì thớt gỗ cũng ưu việt hơn. Một chiếc thớt nhựa sẽ bị vứt đi ngay khi nó bị hỏng, đây là một sự lãng phí lớn và chúng cũng không được tái chế. Một chiếc thớt gỗ cứng có thể tốn nhiều chi phí ban đầu, nhưng lại dùng được hàng chục năm, hay cả đời. Còn thớt tre thì lại cứng hơn gỗ và có thể khiến dao bị cùn nhanh hơn.
Các lưu ý
Ngoài việc chọn chất liệu thớt thì việc bảo quản thớt trong quá trình sử dụng cũng vô cùng quan trọng. Để hạn chế nhiễm khuẩn, khôngnên chọn loại thớt được cắt thành từng lóng ngang thân cây vì khi dùng để cắt thức ăn thì nước và thực phẩm sẽ dễ dàng đi theo sớ gỗ thẩm thấu rất nhanh vào bên trong thớt. Cho dù chúng ta có làm sạch bề mặt thì nước, thực phẩm cũng đã thấm sâu vào bên trong không thể rửa sạch được.
Nếu chúng ta tiếp tục cắt thức ăn trên thớt này thì mùn gỗ sẽ bông lên, trộn lẫn vào thực phẩm dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn. Do đó, các bà nội trợ nên chọn mua các loại thớt xẻ dọc theo thân cây (có sớ dọc theo mặt thớt) để cắt, thái thực phẩm. Với loại thớt sớ dọc, thực phẩm thừa chỉ nằm trên bề mặt thớt, lúc vệ sinh sẽ trôi đi một cách dễ dàng.
Ngoài ra, cũng không nên chọn loại thớt có sơn màu. Việc sơn màu thường nhằm mục đích che dấu các vết thâm, mốc hoặc vết nứt trên bề mặt thớt. Theo các chuyên gia, sơn và các loại vecni để tạo màu cho thớt là loại hợp chất hữu cơ có chứa chất nhiễm chì hoặc những thành phần độc hại cho sức khỏe. Nếu dùng thớt sơn màu có thể gây dị ứng, nặng hơn có thể gây ung thư. Do đó lời khuyên cho người dùng là nên chọn thớt có màu sắc tự nhiên, không sơn màu, có nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đặc biệt là nên chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín.
Mặc dù hiện nay các thiết bị nhà bếp hiện đại đang chiếm lĩnh nhiều không gian nhưng những dụng cụ bằng gỗ truyền thống như thớt gỗ vẫn có vị trí riêng trong gian bếp của gia đình Việt. Việc sử dụng thớt gỗ không chỉ dung hòa giữa truyền thống và hiện đại mà còn giúp các thành viên trong gia đình gần gũi hơn với thiên nhiên cũng như góp phần bảo vệ môi trường.
Xem thêm nhiều mẹo hay tại chuyên mục Mẹo vặt cuộc sống.
Xem thêm: Mẹo bảo quản thớt bền chắc, không bao giờ bị mốc ngay lúc mới mua về
>> Cách khử mùi tanh trên thớt gỗ
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mua thớt nên chọn thớt gỗ hay thớt nhựa, loại nào tốt hơn? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.