Bạn đang xem bài viết Mùa hè đi du lịch biển, đây là cách chống say tàu, đi cả buổi vẫn tỉnh táo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bạn đang loay hoay không biết làm thế nào để không bị say tàu khi đi du lịch biển? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé!
Tham khảo thêm: Cách bấm huyệt chống say xe hiệu quả, không cần thuốc
Chứng say sóng là gì?
Theo nghiên cứu, chứng say sóng là kết quả của một phản ứng sinh lý phức tạp đối với chuyển động. Mắt bạn rơi vào trạng thái không nhìn rõ sự chuyển động khi bạn đang ngồi trong cabin của con tàu, mặt khác tai trong của bạn có thể cảm nhận được điều đó.
Đơn giản là mắt bạn đang “trò chuyện” với não là bạn không hề chuyển động thế nhưng tai trong lại cho rằng bạn có chuyển động. Đó chính là sự xuất hiện của cơn say sóng.
Tham khảo thêm: 13 cách chống say xe hiệu quả không cần thuốc mà lại dễ thực hiện
Các cách chống cơn say sóng khi đi du lịch biển
Giữ sức khỏe ở trạng thái tốt nhất trước khi lên tàu
Nỗi ám ảnh của những người bị chứng say tàu xe thì chỉ cần nghĩ đến việc lênh đênh trên biển đã đủ khiến họ khó chịu. Việc lo lắng quá mức khiến họ mất ngủ. Họ không thể hiểu rằng nếu cơ thể rơi vào tình trạng thiếu ngủ và kiệt sức thì chứng say sóng càng trở nên nghiêm trọng.
Muốn kết thúc tình trạng này thì cơ thể nên nạp đầy năng lượng trước giờ khởi hành, để cơ thể ở trạng thái tốt nhất, sẵn sàng chinh phục những cơn sóng biển.
Bạn nên tuân thủ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp vào 2 -3 ngày trước chuyến đi bằng cách là bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bạn hãy loại bỏ suy nghĩ tiêu cực liên quan đến hành trình trên biển: “Mình nên làm thế nào để không bị say tàu? Có nên ăn trước giờ lên tàu hay không?”…
Uống thuốc chống say
Một số loại thuốc trị buồn nôn phổ biến là thuốc kháng histamin (bonine và dramamine) và scopolamine (dạng viên hoặc miếng dán, thuốc này được bán theo toa).
Hầu hết các loại thuốc này đều có chức năng chống lại hóa chất do não tiết ra khi bạn say sóng.
Bạn nên nghe tư vấn của bác sĩ để chọn ra loại thuốc tốt nhất với cơ thể. Ngoài ra, bạn cần xem cả tác dụng của thuốc vì mỗi loại thuốc sẽ có tác dụng phụ khác nhau, ví dụ như histamin thì gây buồn ngủ, khô mắt và miệng trong khi đó dramamine có tác dụng nhất khi bạn uống trước khi bạn rơi vào tình trạng say tàu xe.
Cho nên hãy uống trước khi lên tàu vì nếu uống lúc cơn say sóng ập đến thì thuốc không tác dụng gì đâu nhé!
Tận hưởng không khí trong lành
Để mắt bạn nhìn thấy chuyển động và gửi tín hiệu trùng khớp với tai trong đến não bộ thì bạn hãy tranh thủ thời gian ra boong tàu để hít thở không khí trong lành và nhìn về phía chân.
Bên cạnh đó gió mát giúp bạn tập trung tận hưởng không khí xung quanh thay vì chỉ chú tâm đến chuyển động của tàu. Cho nên bạn hãy cố gắng hoạt động, di chuyển càng nhiều càng tốt, tránh ngồi một chỗ trong thời gian dài.
Chọn chỗ ngồi giữa cabin, tránh vị trí dọc hai bên tàu
Trước khi lên tàu bạn cần đăng ký chỗ ngồi ở vị trí giữa tàu vì vị trí đó hạn chế được sự lắc lư của tàu khi gặp sóng biển. Đồng thời nếu chỗ ngồi có tầm nhìn hướng ra bên ngoài lại càng tốt vì bạn có thể dễ dàng nhìn về phía chân trời và không còn bận tâm đến cơn say sóng nữa.
Nhâm nhi thức ăn nhẹ
Chiến đấu với cơn say sóng thì cần nhiều năng lượng chính vì vậy bạn hãy ăn lót dạ trước khi lên tàu. Bạn nên ăn các thực phẩm ít đường, ít dầu mỡ và không cay. Bạn có thể nhâm nhi thêm bánh mì hoặc trái cây sấy trong lúc tàu đang di chuyển.
Ngoài ra, để dạ dày trở nên nhẹ nhàng thì bạn hãy bổ sung thêm một ít trà gừng hoặc rượu gừng vì gừng là phương thuốc được dùng phổ biến để hạn chế chứng say tàu xe.
Bên cạnh đó, một tách trà bạc hà cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn vì bạc hà cũng có tác dụng làm dịu dạ dày khi đi tàu xe.
Đeo vòng chống nôn
Chiếc vòng chống nôn giúp bạn xua tan đi cảm giác buồn nôn vì chúng sẽ tạo áp lực lên một điểm trên cổ tay của bạn, thường là vị trí bạn đeo đồng hồ.
Bấm huyệt
Theo nghiên cứu thì cách bấm huyệt trên cổ tay đã giảm đáng kể chứng say tàu xe, say sóng đồng thời giúp cơ thể cảm thấy khỏe mạnh trong cả hành trình.
Cách thực hiện: dùng ngón cái phải ấn huyệt cổ tay trái ở chỗ cách nếp cổ tay khoảng 4cm. Ấn giữ yên trong vài phút bạn sẽ cảm thấy chứng say sóng được giảm đáng kể. Thực hiện thao tác này tương tự với ngón cái trái và cổ tay phải.
Tránh các yếu tố kích thích có thể khiến bạn buồn nôn
Các yếu tố kích thích ở đây bao gồm rượu, bia, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay và có nhiều tính axit như cam, quýt,…
Bên cạnh thực phẩm và đồ uống trên thì bạn nên tránh xa những hành khách đang nôn ói và những mùi độc hại khác vì chúng sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng say sóng và nôn ói liên tục.
Cẩn thận khi chọn hành trình
Nếu bạn là người mắc chứng say tàu xe thì bạn nên cân nhắc chọn cho mình hành trình đi qua vùng biển êm dịu. Bạn nên đi những con tàu lớn mới vì bạn sẽ không thể chịu được tiếng ồn động cơ phát ra của những con tàu cũ kỹ.
Lưu ý là bạn nên chọn thời tiết tốt để đi du lịch biển. Vì khi thời tiết mưa nhiều hay có bão xảy ra sẽ khiến tàu rung lắc nhiều hơn, khi đó chứng say sóng sẽ khiến bạn vô cùng mệt mỏi.
Giữ tinh thần thoải mái
Thay vì liên tục nghĩ đến tình trạng say sóng thì bạn hãy nghĩ đến viễn cảnh sắp được nghỉ ngơi, tận hưởng ở một vùng đất mới, sắp được tham gia chuyến du lịch biển thú vị,…bạn sẽ không còn bị chứng say sóng đeo bám nữa.
Như vậy Pgdphurieng.edu.vn đã chia sẻ cho các bạn một số cách chống say sóng khi đi du lịch biển. Mong rằng qua bài viết trên bạn sẽ có những chuyến du lịch biển thật khỏe khoắn và thú vị nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mùa hè đi du lịch biển, đây là cách chống say tàu, đi cả buổi vẫn tỉnh táo tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.