Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe, trong đó có mũ trôm. Nhưng không phải ai cũng biết được mũ trôm là gì? Và công dụng của mủ trôm đối với sức khỏe thế nào. Giờ mình cùng tìm hiểu ngay nhé.
Các bạn biết không, mủ trôm có nguồn gốc chữa bệnh hơn 5 thiên niên kỷ rồi đấy. Dù chỉ là một loại nhựa cây dân dã nhưng chúng lại mang đến biết bao lợi ích cho sức khỏe. Nghiễm nhiên chúng được tin dùng rộng rãi khắp toàn cầu. Ở nhiều quốc gia châu Á, kể cả Việt Nam, mủ trôm là thức uống vô cùng được ưa chuộng khi vào hạ.
Bên cạnh đó, chúng cũng được bày bán quanh năm ở nước ta, bất kể mùa nóng hay mùa lạnh. Vậy mủ trôm là gì? Và công dụng đối với sức khỏe như thế nào mà nhiều người săn lùng đến thế? Tất cả sẽ có câu trả lời ngay sau đây nè.
Mủ trôm là gì?
Mủ trôm thực chất chính là nhựa của cây trôm được tiết ra từ những vết thương xuất hiện trên lớp vỏ. Loại cây này mọc nhiều ở khu vực nhiệt đới và tại nước ta, chúng mọc hoang khá nhiều ở Ninh Thuận, Bình Thuận,…
Mủ trôm nguyên chất thường sở hữu màu trắng ngà hoặc trắng đục. Tùy theo phương thức khai thác, vị trí hay độ tuổi của cây trong quá trình khai thác mà mủ trôm sẽ có dạng thanh dài hay cục tròn khác nhau. Khi được ngâm vào nước, chúng sẽ hấp thu nước và nở ra, tạo thành hỗn hợp sánh mịn, hơi có độ nhớt.
>> Hướng dẫn ngâm mủ trôm khô thanh nhiệt tại nhà
Công dụng của mủ trôm đối với sức khỏe
Bổ sung nhiều dưỡng chất
Mủ trôm được xem như một loại thức uống giàu dinh dưỡng, giúp đáp ứng được nhu cầu bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Mỗi lần bạn chỉ cần dùng khoảng 1 lạng mủ trôm là được rồi. Cơ thể sẽ được cung cấp nhiều khoáng chất thiết yếu như: Kẽm, Canxi, Natri,… Các bạn biết không, các chất này có trong mủ trôm bằng rất nhiều lượng tôm, cua hay rau xanh bạn nạp vào cơ thể đó nha.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Với đặc tính hút nước mạnh, mủ trôm có thể làm giãn nở và kích thích nhu động ruột. Do đó, hiển nhiên phân được dễ dàng “tống khứ” ra ngoài nè. Không ít người đánh giá đây là phương pháp nhuận tràng tự nhiên, an toàn mà lại hiệu quả. Hơn nữa còn ngăn ngừa táo bón, ợ hơi, ợ chua hiệu quả.
Mát gan, giải độc
Mủ trôm cũng được đánh giá cao trong việc thanh nhiệt, mát gan hữu hiệu lắm đấy. Không những thế, chúng còn giúp bổ sung thêm nhiều chất xơ, nước cũng như các chất vi lượng khác. Do đó, mủ trôm cũng tốt cho da và máu đó nha.
Ứng dụng trong nha khoa
Các bạn biết không, đối với nha khoa, mủ trôm được dùng như một chất kết dính răng giả tự nhiên đấy. Không những thế, chúng còn có các chất giúp kháng khuẩn, kháng viêm vô cùng tốt luôn. Do đó, nguyên liệu chính trong thuốc chữa viêm họng cũng có sự xuất hiện của mủ trôm nè.
Hỗ trợ ổn định đường huyết
Sở hữu vị ngọt tự nhiên, mủ trôm được khuyên dùng cho những người có lượng Cholesterol và Triglyceride đấy. Chúng có khả năng điều hòa và ổn định lượng đường trong máu. Từ đó, chúng có thể giúp giảm các bệnh về tim mạch hay huyết áp. Đặc biệt, người thừa cân cũng không nên bỏ lỡ loại nguyên liệu này đâu đó.
Giảm stress, an thần, ngủ ngon
Lại thêm một công dụng của mủ trôm, đó chính là “liều thuốc ngủ” tự nhiên giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn nhiều. Bạn có thể đem 10 – 15g mủ trôm ngâm nước nóng. Đến khi nở hoàn toàn thì bạn pha thêm nước và ít đường (nếu muốn). Bạn dùng 1 ly như thế hằng ngày có thể cải thiện giấc ngủ đáng kể nè. Tinh thần cũng vì thế mà thoải mái và vui vẻ hơn.
Giảm cân
Như đã nói, mủ trôm hút nước rất mạnh nên bạn có thể phải uống rất nhiều nước sau khi sử dụng chúng. Do đó, bạn sẽ luôn có cảm giác no, từ đó, lượng thức ăn tiêu thụ vào cũng giảm và từ từ giảm cân được thôi nè.
Không chỉ đẹp dáng, mủ trôm còn làm đẹp da vô cùng tốt nữa. Bởi chúng có thể sản sinh các chất chống oxy hóa giúp da rạng ngời và hồng hào hơn. Các nếp nhăn vì thế cũng bị giảm bớt, vết thâm, nám hay mụn cũng không có cơ hội hoành hành. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng trong việc làm đẹp da bởi có thể gây phản tác dụng đấy.
Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn sẽ biết được mủ trôm là gì cũng như công dụng của mủ trôm đối với sức khỏe nhé. Bạn cũng nên nhớ dù là thực phẩm gì, có tốt đến đâu thì cũng không được lạm dụng. Tránh trường hợp bị phản tác dụng bạn nhé.
Nguồn: Wikipedia
Xem thêm:
>> Tác dụng chữa bệnh của nha đam
>> Nhựa đào trong chè dưỡng nhan có nguy cơ gây ngộ độc
>> Có một loại cây tên rất xấu nhưng cực tốt cho gan, cây ‘chó đẻ’
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn