Bạn đang xem bài viết Mỗi lần nên hiến bao nhiêu ml máu? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hiến máu được xem là một nghĩa cử vô cùng cao đẹp, góp phần làm tăng cường dung lượng máu dự trữ trong ngân hàng máu để phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh của bệnh nhân. Thế nhưng, vẫn còn có nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu về hoạt động này.
Một lần nên hiến bao nhiêu ml máu?
Ở mỗi người trung bình với nam có khoảng 77ml máu/kg cân nặng và đối với nữ là 66ml máu/kg. Cho thấy rằng, người trưởng thành thường có khoảng từ 3.5 đến 5 lít máu ( chiếm khoảng 1/13 trong trọng lượng cơ thể).
Qua quá trình nghiên cứu và thực tế chứng minh cho thấy rằng, để kích thích quá trình tạo máu tốt cho cơ thể và đảm bảo không có hại cho sức khỏe thì người nên hiến dưới 1/10 máu trong cơ thể theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Hội nghiên cứu của hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ, huyết tương trong vòng 24 giờ sẽ được bổ sung trở lại, trong khi đó trong vòng 4 đến 6 tuần thì các tế bào hồng cầu trở lại mức bình thường. Đây chính là lý do vì sao chúng ta thường phải chờ đợi cho các lần hiến máu tiếp theo. Trong khoảng thời gian này, cơ thể của bạn sẽ có đủ thời gian để bổ sung lại huyết tương, tiểu cầu và hồng cầu để đảm bảo thực hiện hiến tặng cho lần tiếp theo.
Hiến máu thường sẽ được chia làm các loại: hiến máu toàn phần và hiến huyết tương, hiến tiểu cầu, hiến tế bào hồng cầu. Trong đó, hiến máu toàn phần được xem là loại hiến máu phổ biến nhất. Các loại được gọi là hiến tặng hồng cầu kép
-
Hiến máu toàn phần là một cách hiến tặng linh hoạt và dễ dàng nhất. Tại đây, có chứa các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, chúng lơ lửng như một chất lỏng nên được gọi là huyết tương. Người hiến có thế hiến máu toàn phần 56 ngày một lần.
-
Đối với những người khỏe mạnh thì mỗi người hiến 250cc (=250ml), 350cc (=350ml) hoặc 450cc (=450ml) tùy thuộc vào trọng lượng của cơ thể và tuyệt đối không nên hiến nhiều hơn. Mỗi năm, nam giới có thể sẽ hiến máu 4 lần/năm và 3 lần/năm với nữ.
-
Để hiến tặng các tế bào hồng cầu, thành phần này được xem là máu quan trọng thường được sử dụng để truyền các sản phẩm máu cho cuộc phẫu thuật – hầu hết mọi người phải đợi 112 ngày giữa các lần hiến. Lưu ý rằng, loại hiến máu này không nên được thực hiện nhiều hơn ba lần một năm.
-
Đối với nam giới dưới 18 tuổi chỉ có thể hiến hồng cầu hai lần một năm.
-
Tiểu cầu được xem là một tế bào giúp hình thành cục máu đông và giúp cho quá trình kiểm soát chảy máu được diễn ra bình thường. Người hiến thường có thể hiến tiểu cầu là 7 ngày một lần, tối đa 24 lần một năm.
-
Đối với việc hiến tặng chỉ huyết tương, người hiến thường có thể được thực hiện 28 ngày một lần và tối đa 13 lần một năm.
Điều kiện để hiến máu tình nguyện là gì?
Người hiến máu phải thực sự khỏe bệnh và không mắc các bệnh như HIV/AIDS, viêm gan B, huyết áp, tim mạch, hô hấp, dạ dày và các bệnh truyền nhiễm,…
-
Độ tuổi có thể hiến máu: Nam từ 18 đến 60 và nữ từ 18 đến 55.
-
Cân nặng: Nữ trên 43kg, nam trên 45kg.
-
Huyết áp (tối đa >100mHg và <140mHg) và mạch hoạt động bình thường (60 – 90 lần/phút).
-
Các trường hợp như phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, có kinh nguyệt, người nghiện ma túy, nghiện rượu và các chất kích thích thì không được hiến máu.
Cần lưu ý gì trước và sau khi hiến máu tình nguyện?
Đêm trước ngày hiến máu bạn không nên thức quá khuya và tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích: thuốc, rượu,…
Trong quá trình hiến máu: giữ cho tâm trạng thoải mái, không nên tự tạo cảm giác lo sợ, bất an, cần giữ đúng tư thế theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Sau khi hiến máu: Nghỉ ngơi khoảng 15 – 30 phút, giữ băng nơi lấy máu cho đến khi ngưng chảy máu.
Khoảng 2 đến 3 ngày đầu sau khi hiến máu, người hiến nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi điều độ, ăn đủ chất, tránh làm việc nặng và không thức khuya, không uống rượu bia.
Sau quá trình hiến máu thường sẽ có cảm giác mệt mỏi vì thế bạn nên bình tĩnh bởi đây chỉ là biểu hiện bình thường nhằm phục hồi và tái tạo máu của cơ thể, quá trình này không ảnh hưởng và không gây nguy hiểm.
Cần giữ sức khỏe đảm bảo và có thể tham gia hiến máu nhắc lại. Đơn vị máu sau những lần được hiến tiếp theo sẽ có chất lượng và an toàn hơn đối với người bệnh nhận máu.
Hiến máu là hoạt động mang tính nhân văn và đầy ý nghĩa của góp phần cứu sống được nhiều sinh mạng, mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho một xã hội văn minh tốt đẹp.
Với những thông tin mà Pgdphurieng.edu.vn đã chia sẻ trên đây. Hi vọng sẽ giúp cho các bạn có được những thông tin cần thiết và đầy bổ ích!
Nguồn: Việt huyết học – Truyền máu Trung ương và Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mỗi lần nên hiến bao nhiêu ml máu? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.