Mồ hôi muối là một tình trạng rất phổ biến và có thể gây khó chịu. Cùng tìm hiểu mồ hôi muối là gì và các biện pháp hạn chế tình trạng này.
Với thời tiết nắng nóng như ở Việt Nam thì việc ra nhiều mồ hôi là việc rất bình thường và không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, những người có tình trạng mồ hôi muối sẽ cảm thấy rất khó chịu. Vậy nên, Pgdphurieng.edu.vn sẽ mang đến những thông tin và biện pháp hạn chế tình trạng mồ hôi muối.
Mồ hôi muối là gì?
Đổ mồ hôi là hoạt động cơ thể tiết ra một loại dịch tiết để làm mát cơ thể khi chúng ta vận động mạnh hoặc ở dưới trời nắng nóng. Ngoài ra, khi bạn đang bị một số bệnh lý như sốt cao hay đang lo lắng, cơ thể bạn cũng có thể tự tiết ra mồ hôi.
Bên cạnh đó, mồ hôi cũng được phân làm 2 loại là mồ hôi muối và mồ hôi dầu. Trong đó mồ hôi dầu sẽ là loại mồ hôi mang theo dầu và gây nhờn dính, còn mồ hôi muối sẽ có vị mặn vì bao gồm nước, một lượng nhỏ muối và một số chất điện giải.
Trên thực tế, độ mặn của mồ hôi muối sẽ có thể thay đổi tuỳ vào cơ địa mỗi người và một số nguyên nhân khác như:
- Chế độ ăn uống chưa hợp lý và cung cấp quá nhiều natri (đặc biệt là hàm lượng muối ăn và natri trong các loại thực phẩm đóng hộp).
- Thường xuyên tập thể dục ở cường độ cao hay là một vận động viên chuyên nghiệp.
- Là dấu hiệu của các bệnh lý khác như bệnh xơ nang.
Không chỉ vậy, nếu độ mặn trong mồ hôi quá cao có thể xảy ra hiện tượng những tinh thể muối kết tinh trên vạt áo hoặc đọng lại trên da.
Mồ hôi muối có nguy hiểm không?
Bản chất của mồ hôi muối vốn dĩ vẫn chỉ là mồ hôi bình thường. Do đó, nó sẽ không gây nguy hiểm gì cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu trẻ nhỏ gặp phải tình trạng mồ hôi muối thì gia đình nên đặc biệt lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh xơ nang.
Cụ thể hơn, cơ thể trẻ em mắc bệnh xơ nang sẽ xuất hiện một dạng đột biến gây khó khăn trong việc vận chuyển clorua (chất điện giải kết tinh thành muối) qua màng tế bào. Chính vì vậy, lượng muối bài tiết trong mồ hôi sẽ tăng cao hơn bình thường, độ đặc dính của chất nhầy trong phổi và hệ tiêu hóa cũng tăng lên.
Trẻ mắc bệnh xơ nang thường do di truyền từ kiểu gen của bố mẹ. Có đến 25% trẻ sẽ mắc bệnh này nếu bố mẹ có mang mầm bệnh, phần còn lại sẽ không mang gen bệnh hoặc gen biểu hiện bệnh là gen lặn.
Tuy bệnh xơ nang khá phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng lại khó chẩn đoán, một số trường hợp không phát hiện ra bệnh và không được chẩn đoán đến khi trưởng thành. Vậy nên, nếu bố mẹ thấy con trẻ có tình trạng mồ hôi muối hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán kịp thời.
Cách hạn chế tình trạng mồ hôi muối
Cách hay nhất để hạn chế tình trạng này chính là điều chỉnh chế độ ăn khoa học và luyện tập hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số cách để mồ hôi muối không còn gây khó chịu và làm phiền đến cuộc sống của mình:
- Mặc thêm áo lót bên trong để mồ hôi không bị thấm vào lớp áo bên ngoài.
- Khi tập luyện hay vận động mạnh, bạn bên lựa chọn áo có màu hoặc những quần áo thoáng mát, chuyên dùng cho việc tập để mồ hôi được khô nhanh. Lưu ý, sau mỗi buổi tập, bạn nên giặt quần áo sạch sẽ ngay.
- Sử dụng một số sản phẩm có tác dụng ngăn tiết mồ hôi ở những vùng thường xuyên ra nhiều mồ hôi. Thế nhưng, những sản phẩm này cũng có thể để lại vết ố trên quần áo và khó giặt sạch.
Vậy là Pgdphurieng.edu.vn đã giới thiệu xong cho bạn bài viết về mồ hôi muối và các biện pháp hạn chế tình trạng này. Hy vọng những thông tin này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn thật nhiều sức khoẻ!
Nguồn: Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
Chọn rau củ, trái cây chất lượng tại Pgdphurieng.edu.vn để thưởng thức:
Pgdphurieng.edu.vn